Người có công
Trang chủ / Xã hội / Người có công
Sóc Trăng: Cựu chiến binh hết mình vì đồng đội
03:50 PM 06/04/2021
(LĐHX) - Phong trào “Cựu chiến binh gương mẫu” luôn thôi thúc “Người lính Cụ Hồ” không ngừng phấn đấu vươn lên trong lao động sản xuất giúp đỡ nhân dân, giúp đỡ đồng đội thoát nghèo, gương mẫu đi đầu trong các phong trào cách mạng ở địa phương, luôn là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ học tập noi theo. Một trong những tấm gương tiêu biểu của Cựu chiến binh Sóc Trăng đó là hội viên Đặng Văn Khởi ở ấp Mỏ Ó, xã Trung Bình, huyện Trần Đề.
Cựu chiến binh Đặng Văn Khởi sinh năm 1957 tại ấp Mỏ Ó, xã Trung Bình, huyện Long Phú (nay là huyện Trần Đề); tháng 2/1975 ông tham gia vào lực lượng du kích xã chiến đấu cho    đến ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng. Sau ngày giải phóng, ông tình nguyện nhập ngũ vào Quân đội và công tác tại Huyện đội Long Phú, đến năm 1976 ông vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng và được cử đi học tại Trường Quân sự tỉnh Hậu Giang; sau khi ra trường ông tiếp tục công tác tại Huyện đội Long Phú đến năm 1978 được Quân đội cho phục viên chuyển ngành về làm Xã đội trưởng xã Trung Bình. Đến năm 1981, ông được tín nhiệm bầu làm Trưởng ban Nhân dân ấp, rồi Bí thư chi bộ ấp Mỏ Ó từ năm 1989 đến nay. Trong nhưng năm chiến đấu, công tác, khi còn trong Quân đội hay lúc trở về công tác tại địa phương dù bất cứ nhiệm vụ hay cương vị công tác nào, CCB Đặng Văn Khởi cũng luôn phát huy phẩm chất cao quý của “Bộ đội cụ Hồ”, ra sức phấn đấu khắc phục khó khăn, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, được cấp trên tin tưởng, đồng đội và nhân dân tín nhiệm, yêu mến.
Cựu chiến binh Đặng Văn Khởi bên ao tôm của gia đình
Trao đổi với chúng tôi, ông cho biết; sau khi về làm Xã đội trưởng ông xây dựng gia đình, cuộc sống khi đó vô cùng khó khăn, vất vả; ngoài thời gian làm việc ở cơ quan, vợ chồng ông phải xoay sở nhiều nghề để lo cho cuộc sống gia đình. Những năm 1980, vùng Mỏ Ó còn hoang hóa với những cánh đồng lăng bạt ngàn, do đất nhiễm mặn kèm theo hạn hán mất màu thường xuyên, nên người dân nơi đây không mấy mặn mà với việc khai hoang phục hóa mở rộng diện tích trồng lúa. Nhưng với phẩm chất của người lính cụ Hồ, được tu dưỡng, rèn luyện trong môi trường quân đội, ông Đặng Văn Khởi luôn nêu cao tinh thần hăng say lao động, quyết tâm khai hoang, phục hóa cải tạo vùng đất hoang vu nhiễm mặn để phát triển sản xuất nâng cao đời sống gia đình. “Có công mài sắt, có ngày lên kim”, đến nay ngoài diện tích ao hồ cho các con hàng chục ha phát triển sản xuất, ông còn 09 ha nuôi tôm công nghiệp. 
 Để nâng cao hiệu quả trong nuôi tôm, ông thường xuyên tranh thủ các ngành chuyên môn hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, từ đó ông đã mạnh dạn đầu tư quy trình nuôi tôm công nghiệp ứng dụng kỹ thuật cao, đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cải tạo ao nuôi, con giống và lịch thời vụ, thường xuyên theo dõi diễn biến quá trình phát triển con tôm để có biện pháp điều chỉnh thức ăn và sử dụng thuốc nuôi trồng thủy sản phù hợp với giải pháp là nuôi tôm sạch, mang lại hiệu quả cao nhất. Mỗi năm, với 9 ha nuôi tôm thu hoạch sau khi trừ mọi chi phí ông còn lợi nhuận trên 800 triệu đồng, cùng với dịch vụ mua bán xăng dầu, dịch xe cơ giới cải tạo ao nuôi tôm mỗi năm mang lại lợi nhuận cho gia đình ông trên 1 tỉ đồng. 
Cùng lãnh đạo xã Trung Bình thăm khu vực trồng dưa hấu của nông dân ấp Mỏ Ó
Với những mô hình sản xuất trên trên, mỗi năm ông đã tạo việc làm thường xuyên cho thường xuyên trên 20 lao động ở địa phương với mức lương thấp nhất đối với lao động học việc cũng từ 3,5 triệu mỗi tháng trở lên, đối với lao động nắm vững kỹ thuật thì mức lương từ 5 triệu đến đến 6 triệu đồng/tháng. Ngoài mức lương thường xuyên, sau mỗi vụ nuôi tôm ông còn thưởng cho mỗi lao động từ 8 triệu đến 8,5 triệu đồng. Linh hoạt trong cách nghĩ, cách làm, làm giàu cho bản thân, tạo thêm công ăn việc làm cho lao động nông thôn, đồng thời góp phần xóa nghèo ở địa phương, đến nay ông đã tạo điều kiện, giúp đỡ cho 28 hộ nghèo ở địa phương vươn lên thoát nghèo bền vững, có cuộc sống ổn định. Ngoài ra, mỗi năm ông còn đóng góp cho địa phương trên 10 triệu đồng để thực hiện phong trào xây dựng nông thôn và an sinh xã hội.
Chia sẻ với chúng tôi ông cho biết, hiện nay ngoài 09 ha nuôi tôm, dịch vụ mua bán xăng dầu và dịch vụ dịch xe cơ giới ra, ông đã đầu tư xây dựng nhà nuôi chim Yến với diện tích 360m2 hứa hẹn sẽ mang lại nguồn thu nhập đáng kể, đồng thời cũng tạo thêm việc làm cho lao động ở địa phương, giúp họ có việc làm ổn định vươn lên thoát nghèo bền vững.  
Không những làm kinh tế giỏi, Bí thư chi bộ giàu kinh nghiệm, bản lĩnh và phẩm chất tiêu biểu hết lòng với công việc và nhân dân, CCB Đặng Văn Khởi còn là hội viên gương mẫu đi đầu trong các hoạt động công tác Hội và phong trào thi đua yêu nước ở địa phương, luôn được hội viên CCB và nhân dân tin tưởng, quý mến, được cấp ủy, chính quyền ghi nhận và đánh giá cao.
Đánh giá về hội viên Đặng Văn Khởi, đồng chí Nguyễn Quang Hải - Chủ tịch Hội CCB xã Trung Bình cho biết: hội viên CCB Đặng Văn Khởi không những là tấm gương điển hình về làm kinh tế giỏi tại địa phương mà còn là một Bí thư chi bộ nhiều năm liền, có nhiều kinh nghiệm trong công tác Đảng và đặc biệt là có uy tín rất cao đối với cấp ủy, chính quyền và nhân dân. Đối với công tác Hội đồng chí là một hội viên tiêu biểu, mẫu mực, luôn thể hiện tinh thần gương mẫu của người CCB để anh em học tập noi theo, không những làm giàu cho gia đình, đồng chí còn giúp đỡ nhiều hội viên bằng cách tạo công ăn việc làm, hỗ trợ vốn sản xuất, đồng thời đóng góp rất lớn vào mục tiêu giảm nghèo ở địa phương.
B.Đ
 
TIN LIÊN QUAN
TAG: Đặng Văn Khởi huyện Trần Đề sóc Trăng cựu chiến binh
Tin khác
TP.HCM: Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH
Hành trình 17 năm gieo niềm vui đến trẻ em khó khăn của Quỹ Sữa Vươn cao Việt Nam
 Khởi động giải  Chạy vì Giáo dục mùa 2 với chủ đề “Rút ngắn khoảng cách bất bình đẳng trong giáo dục”
Huyện Hương Sơn: Chú trọng thực hiện chính sách ưu đãi người có công
Nhiều hoạt động đền ơn đáp nghĩa trên quê hương Thạch Hà
Thành phố Thủ Đức ra quân vận động người dân tham gia BHXH, BHYT
Huyện Quản Bạ - điểm sáng trong giảm nghèo bền vững ở Hà Giang
Hà Nội: Đặc biệt quan tâm đến các đối tượng bảo trợ xã hội
Điểm sáng từ các dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo ở Thị xã Ngã Năm