Lao động
Trang chủ / Lao động / Lao động
Nhật Bản thay đổi chính sách và cơ hội cho người lao động sau khi trở về nước
03:13 PM 09/05/2023
(LĐXH) - Trước tình trạng nhiều phương tiện truyền thông đưa tin Nhật Bản sẽ hủy bỏ chương trình Thực tập sinh kỹ năng, nhiều người lao động nước ngoài, trong đó có lao động Việt Nam đã có nhiều lo lắng.
Ông Shiizu Masao - Tổng Giám đốc Công ty Nihon Shitsunai trả lời phỏng vấn Tạp chí Lao động và Xã hội

Tạp chí Lao động và Xã hội đã liên hệ ông Shiizu Masao - Tổng Giám đốc Công ty Nihon Shitsunai, với vai trò là nhà tuyển dụng Nhật Bản, mỗi năm công ty đều có nhu cầu tuyển dụng thêm số lượng mới Thực tập sinh kỹ năng và Kỹ năng đặc định là người lao động Việt Nam để tìm hiểu về thông tin trên.

Ông  Shiizu Masao chia sẻ: “Tôi hiểu rằng thông tin bãi bỏ chế độ Thực tập sinh có thể gây bất an cho nhiều người lao động Việt Nam. Tuy nhiên, các bạn thanh niên Việt Nam không nên quá hoang mang, Chính phủ Nhật Bản đang trong quá trình xây dựng chế độ mới, có thể thay đổi về tên gọi hoặc các yêu cầu liên quan nhưng điều tôi khẳng định không bao giờ thay đổi chính là: Các doanh nghiệp Nhật Bản vẫn luôn có nhu cầu tuyển dụng và mong muốn cùng làm việc, giúp đỡ, tạo cơ hội phát triển cho các bạn trẻ Việt Nam. Vì vậy, thay vì lo lắng, các bạn hãy cố gắng học tập, trau dồi tiếng Nhật và kỹ năng, chuẩn bị cho hành trình sang Nhật Bản làm việc sắp tới.”

Ông Shiizu Masao - Tổng Giám đốc Công ty Nihon Shitsunai (ngồi bên phải) trả lời phỏng vấn Tạp chí Lao động và Xã hội

Kỳ vọng chính sách tốt hơn cho người lao động

Tổng Giám đốc Công ty Nihon Shitsunai - Shiizu Masao cho biết, Chính phủ Nhật Bản cũng đang có những điều chỉnh trong chính sách để tạo cơ hội cho người lao động Việt Nam được quay lại Nhật làm việc. Hiện tại Công ty của ông rất cần và mong đợi những thay đổi về chính sách nhập cảnh, lưu trú cho người nước ngoài đi làm việc tại Nhật Bản sẽ tạo ra ảnh hưởng tích cực hơn trong việc tuyển dụng người lao động Việt Nam sang Nhật Bản làm việc.

 

“Đối với nhân viên người Nhật, sau khi làm việc 5 năm, 10 năm,.. đã tích lũy được những kiến thức và kinh nghiệm, cũng như có đủ sự gắn bó, công ty rất mong muốn người lao động có nhiều lựa chọn hơn. Thay vì làm một công việc bình thường, công ty cũng muốn họ làm ở những vị trí cao hơn như: Trợ lý giám đốc, quản lý kỹ thuật, quản lý công trường thực địa,... Tôi rất mong có những cơ hội này dành cho người lao động Việt Nam. Điều quan trọng hơn là chúng ta phải cho các bạn biết rằng đang có những cơ hội này, để các bạn có thêm sự vững tin, nỗ lực hơn nữa khi đến Nhật làm việc và học tập.” - Ông Shiizu Masao khẳng định.

 

Ở góc độ nhà tuyển dụng người lao động Việt Nam, cụ thể là Thực tập sinh sang Nhật làm việc, ông Shiizu Masao đặc biệt đánh giá cao tầm quan trọng của công tác đào tạo người lao động trước xuất cảnh: “Trang bị vững tiếng Nhật, tác phong làm việc và văn hóa Nhật Bản trước xuất cảnh là cực kỳ quan trọng, quyết định các bạn sẽ học hỏi được bao nhiêu kỹ năng, kiến thức về chuyên môn để làm việc, cũng như thích nghi với cuộc sống tại Nhật Bản. Đây được xem là bước khởi đầu quan trọng và hiệu quả nhất để quyết định thành công của các bạn”.

 

Ông Lê Long Sơn, Tổng Giám đốc Esuhai Group đang đào tạo định hướng cho học viên của Esuhai

Cơ hội rộng mở cho người lao động sau khi trở về nước

Một trong những câu chuyện thực tế về Thực tập sinh đi Nhật làm việc được trang bị tiếng Nhật, kỹ năng, tác phong làm việc và khi trở về nước gặt hái được thành công được ông Shiizu Masao chia sẻ và giới thiệu với Tạp chí Lao động và Xã hội là về anh Nguyễn Đức Huấn - Hiện đang giữ chức vụ Giám đốc Công ty TNHH Nihon Shitsunai Việt Nam.

Năm 2015, anh Huấn được Công ty TNHH Esuhai phái cử sang Nhật Bản làm việc theo chương trình Thực tập sinh tại công ty Nihon Shitsunai, ngành Giấy dán tường. Thời gian làm việc ở Nhật, với nền tảng tiếng Nhật, tác phong làm việc được trang bị trước đó, cũng như tinh thần chịu khó, ham học hỏi, anh Huấn quyết định tiếp tục làm việc ở công ty theo tư cách Kỹ năng đặc định 2 năm. Đến năm 2020, được sự tin tưởng của Lãnh đạo công ty, anh trở về nước làm việc tại chi nhánh của công ty tại Việt Nam và hiện tại đang giữ vai trò Giám đốc công ty.

Anh Huấn là 1 trong 10.000 thanh niên được Esuhai đào tạo & phái cử sang Nhật trở về nước theo chương trình Thực tập sinh. Trong đó, một bộ phận hiện đã khởi nghiệp kinh doanh làm chủ, một bộ phận lớn hiện làm quản lý, chuyên viên, cán bộ phiên dịch, kỹ thuật viên, nhân viên hỗ trợ khách hàng, giáo viên dạy tiếng Nhật… trong các công ty của Nhật Bản tại Việt Nam hoặc các công ty của Việt Nam có hoạt động hợp tác với công ty Nhật Bản. 

Ông Lê Long Sơn, Tổng Giám đốc Esuhai Group đang đào tạo định hướng cho học viên của Esuhai

Ông Lê Long Sơn, Tổng Giám đốc Esuhai Group (quận Tân Bình, TP. HCM), nhận định nếu người lao động có sự chuẩn bị tốt về tiếng Nhật, kỹ năng, tác phong làm việc, đồng thời chăm chỉ, nỗ lực và chân thành thì sau thời gian làm việc tại Nhật Bản không chỉ tích lũy được một số vốn mà còn có thêm kinh nghiệm, kỹ năng, ngoại ngữ, các mối quan hệ với người Nhật để mở rộng cơ hội phát triển sự nghiệp tương lai sau khi về nước.

Ngoài ra trước thực trạng người lao động có nhu cầu đi làm việc tại nước ngoài hầu hết đều chỉ đặt mục tiêu dừng ở việc đi để kiếm tiền. Họ có tâm lý chỉ muốn đi nhanh, không chịu dành nhiều thời gian học tập, đào tạo để nâng cao trình độ tay nghề, trình độ ngoại ngữ. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến người lao động khi xuất cảnh sang nước ngoài làm việc gặp rất nhiều khó khăn vì không được đào tạo đầy đủ về chuyên môn, ngoại ngữ, kỹ năng làm việc.

Ông Sơn chia sẻ về vấn đề này: “Bạn nên định hướng rõ trước khi đến Nhật, bạn phải nỗ lực học chứ không phải chỉ nỗ lực kiếm tiền. Nguồn vốn lớn nhất là kiến thức, kinh nghiệm, cơ hội chứ không phải tiền bạc. Đi Nhật làm việc không phải con đường duy nhất để kiếm tiền, đó còn là con đường tốt nhất dành cho những lao động trẻ có nhiều hoài bão, mong muốn trải nghiệm, học hỏi lối sống văn minh và kỹ thuật tiên tiến.”

Nhật Bản vẫn thường xuyên diễn ra các cuộc hội nghị để xem xét các về liên quan đến chế độ Thực tập sinh kỹ năng, ông Sơn đã hai lần được mời đóng góp ý kiến trước Quốc hội Nhật Bản. Trước thông tin về những thay đổi liên quan đến chương trình Thực tập sinh sắp tới, ông nhận định việc chính phủ Nhật Bản xây dựng một chương trình đào tạo kỹ thuật mới dành cho lao động nước ngoài sẽ góp phần nâng chất lượng nguồn nhân lực cho cả Nhật Bản và Việt Nam. “Chương trình mới sẽ có những thay đổi mang tính đột phá, trong đó chất lượng đầu vào tuyển dụng sẽ được nâng lên. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp dịch vụ phải đáp ứng các điều kiện về tuyển chọn và đào tạo người lao động trước khi phái cử sang Nhật Bản.” - Ông nhấn mạnh.

 

PV

TAG: Nhật Bản thay đổi chính sách và cơ hội cho người lao động nước ngoài Công ty Esuhai Ông Shiizu Masao bao
Tin khác
Thủ tướng Chính phủ gửi lời thăm hỏi ân cần tới thân nhân người bị tai nạn lao động tại Yên Bái
Hơn 6.000 việc làm tại Ngày hội việc làm Trường Đại học Công Thương
Đắk Lắk: Nhiều hoạt động trong Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024
Quảng Ninh: Quan tâm tạo việc làm cho người lao động
Lạng Sơn: 3.500 lao động được giải quyết việc làm trong quý I/2024
Hà Nội tổ chức 2 phiên giao dịch việc làm trước kỳ nghỉ lễ 30/4
Điện Biên chủ động ngăn ngừa sự cố và tai nạn lao động trong các doanh nghiệp
Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024: Giải pháp hữu hiệu hỗ trợ các doanh nghiệp và người lao động
Doanh nghiệp Bà Rịa – Vũng Tàu ngày càng chấp hành tốt pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động