Tin trong nước
Trang chủ / Thời sự / Tin trong nước
Chương trình nghị sự 2030 vì mục tiêu phát triển bền vững và một số nhiệm vụ trọng tâm
11:32 AM 16/03/2018
(LĐXH) – Sau khi Thủ tướng ban hành Quyết định 622/QĐ-TTg về Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã tổ chức quán triệt các nội dung, đồng thời chỉ đạo các đơn vị trực thuộc lồng ghép việc xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án, chính sách về lao động, người có công và xã hội và tổ chức triển khai thực hiện trên cả nước.
Cùng với đó, Bộ cũng chỉ đạo các đơn vị rà soát, đánh giá thực trạng các lĩnh vực liên quan đến các mục tiêu phát triển bền vững; phân công đơn vị đầu mối là Vụ Kế hoạch – Tài chính cùng phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu, xây dựng Dự thảo Kế hoạch hành động việc thực hiện QĐ 622/QĐ-TTg. Tại Quyết định này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội được giao chủ trì tổ chức thực hiện 17 mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và phối hợp với các Bộ, ngành khác triển khai các mục tiêu nhiệm vụ liên quan đến các lĩnh vực, phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội như: Công tác giảm nghèo; giáo dục nghề nghiệp; bình đẳng giới và cơ hội thực chất cho phụ nữ và trẻ em gái; tạo việc làm và đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững; giảm bất bình đẳng trong xã hội... Để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ được giao, trong thời gian tới, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật về lao động, người có công và xã hội; trong đó, tập trung nghiên cứu, xây dựng Dự án Bộ luật Lao động sửa đổi, trình Quốc hội trong năm 2018 -2019. Tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình hành động của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc Hội, Chính phủ liên quan đến các chức năng, nghiệm vụ của ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội theo Chương trình hành động của Bộ đã ban hành.
Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp (GDNN); thực hiện có hiệu quả Dự án “Đổi mới và nâng cao chất lượng GDNN” thuộc Chương trình mục tiêu GDNN – Việc làm và An toàn lao động giai đoạn 2016 – 2020 theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 20/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ và các Chương trình, Đề án khác.
 
Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp tại Hội thảo  tham vấn Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững
Thúc đẩy việc làm trong và ngoài nước; phát triển thị trường lao động; thực hiện tự do chuyển dịch lao động đảm bảo tính linh hoạt và thống nhất của thị trường lao động; tạo điều kiện cho việc tuyển dụng và sử dụng lao động của doanh nghiệp; làm tốt công tác dự báo nhu cầu lao động; thu thập, cập nhật, phân tích dữ liệu thị trường lao động; đẩy mạnh hoạt động kết nối cung – cầu lao động trên thị trường. Nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống tổ chức dịch vụ việc làm; tăng cường hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, thông tin thị trường lao động; đa dạng hóa các hoạt động gioa dịch việc làm, tăng tần suất, nâng cao hiệu quả tổ chức sàn giao dịch việc làm tại địa phương. Thực hiện hiệu quả Dự án phát triển thị trường lao động và việc làm thuộc chương trình mục tiêu GDNN – Việc làm và An toàn lao động và các Đề án, chính sách về giải quyết việc làm; chú trọng hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên lập nghiệp, khởi sự doanh nghiệp, chuyển dịch việc làm khu vực nông thôn theo hướng phi nông nghiệp; hỗ trợ tạo việc làm cho nhodm lao động yếu thế, nhất là lao động là người DTTS, NKT…
Hướng dẫn, giám sát việc thực hiện nghiêm các quy định về ATVSLĐ; đẩy mạnh tuyên truyền, huấn luyện, phổ biến pháp luật về ATVSLĐ; triển khai hiệu quả Dự án tăng cường ATVSLĐ thuộc CTMT GDNN – Việc làm và An toàn lao động.
Xây dựng và thực hiện tốt Đề án đổi mới về BHXH, mở rộng độ bao phủ các loại hình BHXH; thực hiện tốt chính sách đối với lao động thất nghiệp.
Thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; triển khai Chỉ thị số 14-CT/TW ngày 19/7/2017 của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người có công với cách mạng.
Xây dựng hệ thống ASXH theo phương pháp tiếp cận vòng đời, đảm bảo quyền ASXH cho mọi người dân, đặc biệt là nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương, mở rộng độ bao phủ. Phát triển hệ thống TGXH theo hướng tích hợp chính sách, tang cường sự tham gia của khu vực tư nhân vào việc cung cấ dịch vụ chăm sóc xã hội và hướng về cung cấp dịch vụ tại cộng đồng là chủ yếu. Thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu hỗ trợ phát triển hệ thống TGXH giai đoạn 2016 – 2020 theo QĐ 565/QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ và Đề án đổi mới TGXH giai đoạn 2017 -2025 và tầm nhìn đến năm 2030.
Thực hiện hiệu quả Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về Giảm nghèo bền vững đến năm 2020. Tập trung thực hiện các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo theo hướng tiếp cận đa chiều nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo; cập nhật chuẩn nghèo theo mức sống dân cư; cây dựng cơ sở quốc gia và giám sát về nghèo và nghèo cùng cực; từng bước tích hợp chính sách giảm nghèo với chính sách TGXH.
Tiếp tục triển khai hiệu quả Chỉ thị số 20/CT-TW của Bộ Chính trị về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới; Luật Trẻ em năm 2016; Khuyến nghị của Ủy ban về quyền trẻ em của LHQ; xây dựng kế hoạch liên ngành thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TW của Thỉ tướng Chính phủ về tang cường giải pháp phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em. Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chương trình, đề án về bảo vệ, chăm sóc trẻ em giai đoạn 2016 2020.
Tiếp tục hoàn thiện luật pháp, chính sách, chương trình liên quan đến bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ; chú trọng xây dựng chính sách đặc thù hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS, vùng có điều kiện KT – XH đặc biệt khó khăn. Thực hiện chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2016 – 2020; Đề án phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016 – 2020 và tầm nhìn đến 2030, Dự án hỗ trợ thự chiện mục tiêu quốc gai bình đẳng giới thuộc Chương trình mục tiêu phát triển hệ thống TGXH.
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về cai nghiện ma túy, phòng, chống mại dâm; đẩy mạnh công tác phòng, chống TNXH, nhất là tệ nạn nghiện hút ma túy. Hướng dẫn các địa phương hoàn thành việc chuyển đổi các cơ sở cai nghiện theo chỉ đạo của Chính phủ. Thực hiện hiệu của Chương trình phòng, chống mai dâm giai đoạn 2016 -2020; Đề án “Tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về giai đoạn 2016 - 2020”.
Hà Giang

 

TIN LIÊN QUAN
TAG: Chương trình Nghị sự 2030 Quyết định 622/QĐ-TTg Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ASXH
Tin khác
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phấn đấu xóa nhà tạm, nhà dột vào năm 2025
Chiến thắng Điện Biên Phủ với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định nghỉ 5 ngày Lễ 30/4 và 1/5
Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương tổ chức Hội nghị Thông tin chuyên đề quý I/2024
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Đẩy mạnh hợp tác nhân lực về đào tạo nghề giữa Việt Nam và Ả-rập Xê-út
Phiên giao dịch và tư vấn việc làm quận Hà Đông năm 2024: Cơ hội tốt để người lao động lựa chọn những vị trí việc làm phù hợp
Đảng ủy Bộ LĐ-TB&XH chính thức tiếp nhận Đảng bộ và đảng viên Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II
Tư lệnh Binh chủng Tăng thiết giáp kiểm tra huấn luyện tại Đồng Nai
Tăng cường mối quan hệ hữu nghị, thúc đẩy thực thi pháp luật trên biển