An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Cà Mau: Thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo
03:47 PM 07/11/2022
(LĐXH) – Nhờ thực hiện nhiều chính sách, chương trình giảm nghèo hiệu quả đến nay tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã giảm đáng kể, nhiều hộ từng bước vượt qua khó khăn, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Nỗ lực giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc
Những năm qua, tỉnh Cà Mau đã tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt các chính sách, chương trình dự án hỗ trợ hộ nghèo vay vốn ưu đãi, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, y tế, nhà ở, hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc phát triển cơ sở hạ tầng, sản xuất và sinh hoạt…Bên cạnh đó, các cấp, các ngành địa phương tích cực vào cuộc huy động mọi nguồn lực của xã hội hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả. Nhờ đó, đến nay tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giảm đáng kể, nhiều hộ từng bước vượt qua khó khăn, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Mô hình nuôi dê tỉnh Cà Mau giúp nhiều hộ nghèo vươn lên phát triển kinh tế
Theo báo cáo từ Sở Lao động, Thương binh và xã hội, toàn tỉnh Cà Mau hiện còn 9.604 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 3,14%; 6.943 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 2,27%; phấn đấu đến 2025, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1%. Đến nay, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các đoàn thể chính trị xã hội tiếp tục thực hiện việc đảm nhận hỗ trợ giúp các hộ thoát nghèo, thoát cận nghèo. Từ đầu năm đến nay, có 2.195 hộ được nhận giúp, trong đó có 1.050 hộ nghèo; huy động các nguồn lực hỗ trợ xây dựng 290 căn nhà cho người nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với tổng kinh phí 14,5 tỷ đồng (mỗi căn 50 triệu đồng).
Thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững năm 2022, vốn ngân sách Trung ương phân bổ cho tỉnh gồm vốn đầu tư phát triển 36,876 tỷ đồng, vốn sự nghiệp 25,268 tỷ đồng. Cà Mau đối ứng ngân sách tỉnh 10%, tương ứng 6,228 tỷ đồng. Tỉnh chủ động, phối hợp chặt chẽ trong việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng nguồn vốn của chương trình, bố trí và phân bổ vốn đầu tư cho các dự án được thực hiện theo đúng quy định, đảm bảo công khai minh bạch và kịp thời.
Xoay quanh công tác giảm nghèo, tỉnh kiến nghị Chính phủ xem xét có cơ chế bố trí tăng thêm mức hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng cho các địa phương khu vực ĐBSCL - vùng ảnh hưởng nặng bởi biến đổi khí hậu, trong đó có tỉnh Cà Mau, để có điều kiện thực hiện tốt hơn; kiến nghị Trung ương hỗ trợ nhiều hơn đối với các dự án kè tạo bãi trồng rừng chống sạt lở bờ biển và xây dựng các khu tái định cư giúp người dân sinh sống khu vực ven biển sớm có nhà ở cơ bản, ổn định cuộc sống.
Thời gian vừa qua, để hỗ trợ bà con đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống, tỉnh Cà Mau đã huy động các nguồn lực, lồng ghép nhiều chương trình, dự án. Qua đó, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững. Nhìn chung, các chương trình, chính sách của Trung ương và chính sách đặc thù của địa phương trên các lĩnh vực đã từng bước mang lại những lợi ích thiết thực, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số. Đặc biệt, đã có nhiều hộ tận dụng hiệu quả các chính sách ưu đãi, vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng, tích cực đóng góp cho phong trào xây dựng nông thôn mới.
Năm 2022 được xem là năm bản lề để thực hiện công tác giảm nghèo giai đoạn 2021 - 2025. Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang tích cực rà soát, phân loại từng tiêu chí đánh giá hộ nghèo, nhằm đề ra hình thức hỗ trợ linh hoạt hơn. 
Để hỗ trợ bà con đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống, tỉnh Cà Mau đã huy động các nguồn lực, lồng ghép nhiều chương trình, dự án. Qua đó, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững. Các chương trình, chính sách của Trung ương và chính sách đặc thù của địa phương trên các lĩnh vực đã từng bước mang lại những lợi ích thiết thực, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số. Đặc biệt, đã có nhiều hộ tận dụng hiệu quả các chính sách ưu đãi, vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng, tích cực đóng góp cho phong trào xây dựng nông thôn mới.
Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau Nguyễn Văn Thuật, cho biết: “Trên địa bàn tỉnh hiện có hơn 1.200 hộ nghèo và trên 600 hộ cận nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số. Thời gian qua, chúng tôi luôn quan tâm chăm lo và thực hiện nhiều chính sách nhằm hỗ trợ bà con đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên. Nhìn chung, bà con đều rất phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền địa phương, ra sức phấn đấu thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Trong quá trình thực hiện công tác giảm nghèo, chúng tôi cũng thường xuyên kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo đạt được hiệu quả, đúng kế hoạch đề ra”.
Là địa phương có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống (với hơn 300 hộ), những năm qua, xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời luôn quan tâm chăm lo đời sống bà con đồng bào Khmer, nhất là những hộ thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo thông qua hỗ trợ nhà tình thương, vốn vay, điều kiện sản xuất... Từ đó, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bà con. Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Bình Đông Trần Trọng Thể, cho biết: “Để thực hiện chăm lo tốt cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số, địa phương đã ban hành, triển khai thực hiện nhiều kế hoạch, chương trình hành động. Cùng với đó, địa phương cũng nhận được sự hỗ trợ của các mạnh thường quân, đơn vị trong việc xây dựng các mô hình sinh kế như trồng rau, nuôi cá,… giúp đời sống bà con đồng bào dân tộc thiểu số từng bước được nâng lên và hiện chỉ còn hơn 20 hộ nghèo”.
Tập trung các nguồn lực
Riêng tại huyện U Minh, tổng vốn Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững là 23.029 triệu đồng. Vốn bổ sung năm 2021, được UBND tỉnh phân bổ dự toán năm 2021 thực hiện chương trình năm 2022 với số vốn 300 triệu đồng, để thực hiện phương án hỗ trợ phát triển sản xuất cho xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển. Đến nay đã hoàn thành việc lập phương án. Vốn phân bổ năm 2022, huyện được phân giao nguồn vốn 22.729 triệu đồng, trong đó vốn đầu tư phát triển 18.000 triệu đồng, vốn sự nghiệp 4.729 triệu đồng.
Về Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2022, huyện được phân giao nguồn vốn năm 2022 xây dựng mới 8 công trình và nâng cấp, sửa chữa 2 công trình, tổng số vốn 8.859 triệu đồng. Tiến độ thực hiện, đã phê duyệt chủ trương đầu tư 10/10 công trình, 3 công trình đang phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu. Dự kiến đến ngày 31/12/2022 hoàn thành nghiệm thu đưa vào sử dụng và quyết toán 10/10 công trình.
Huyện cũng báo cáo về Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới năm 2022. Theo đó, tổng giá trị nguồn vốn giao là 14.057 triệu đồng, được phân bổ tổng cộng 26 dự án, công trình. Tiến độ thực hiện, đã phê duyệt chủ trương 26/26 công trình, 9 công trình đang phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật. Dự kiến đến ngày 31/12/2022 hoàn thành nghiệm thu đưa vào sử dụng và quyết toán 26/26 công trình.
Bên cạnh những thuận lợi có được, huyện U Minh vẫn còn gặp phải một số khó khăn nhất định: Việc huy động các nguồn lực từ cộng đồng tham gia thực hiện các chương trình còn hạn chế, nhất là sau đại dịch Covid-19; tỷ lệ hộ nghèo của huyện theo chuẩn nghèo mới khá cao (hiện nay qua rà soát còn 1.958 hộ, chiếm 7,5%; cận nghèo 573 hộ, chiếm tỷ lệ 2,2%), đòi hỏi phải có nguồn lực rất lớn để giúp người dân thoát nghèo; một bộ phận người dân thuộc hộ nghèo còn trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước và sự giúp đỡ của cộng đồng xã hội, chưa phát huy tính chủ động để vươn lên thoát nghèo.
Mặc khác, thời gian giải ngân nguồn vốn Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững năm 2022 không còn nhiều, nhưng hiện nay chưa có hướng dẫn mới về định mức thu hồi vốn và quản lý vốn đối với các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng sinh kế.
Ngoài ra, hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện các công trình đặc thù trong thực hiện các Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2026, chưa có hướng dẫn thẩm quyền phê duyệt dự án, định mức thu hồi và quản lý dự án.
Trước những khó khăn trên, huyện U Minh kiến nghị các sở, ngành sớm tham mưu UBND tỉnh ban hành hướng dẫn mới về thẩm quyền quyết định phê duyệt dự án, định mức thu hồi vốn ngân sách và quản lý vốn thu hồi, thay thế Quyết định số 1603/QĐ-UBND ngày 2/10/2018 của UBND tỉnh về việc quy định thẩm quyền phê duyệt dự án, định mức thu hồi và quản lý vốn thu hồi đối với dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2018-2020. Đồng thời, sớm ban hành hướng dẫn về thực hiện các dự án, công trình đặc thù.
Ông Lê Hồng Thịnh, Phó chủ tịch UBND huyện U Minh cho biết, thời gian tới cần tăng cường sự chủ động, quyết liệt, nòng cốt, vận động nhân dân cùng thực hiện; các tổ chức chính trị hội, đoàn thể phát huy các mô hình thực chất, mang lại hiệu quả; phân loại, thống kê hộ nghèo, phân công theo tổ chức, từ đó có giải pháp hỗ trợ hiệu quả, tích cực huy động sức dân giúp đỡ hộ nghèo, đối tượng yếu thế; đẩy mạnh giải quyết việc làm tại chỗ cũng như xuất khẩu lao động. Đặc biệt, ngành Lao động – Thương binh và Xã hội, nông nghiệp, dân tộc và các sở ngành liên quan phải rà soát lại hệ thống các văn bản, xem đã phù hợp chưa để từ đó tham mưu UBND tỉnh tạo cơ chế thông thoáng để thực hiện các chính sách nhanh, hiệu quả./.
Thục Quyên
 
TIN LIÊN QUAN
TAG: Cà mau Giảm nghèo Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững
Tin khác
Vĩnh Phúc triển khai tổ chức chu đáo việc chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi
Lạng Sơn: Đảm bảo kế hoạch thực hiện các lĩnh vực lao động, người có công và xã hội trong những tháng đầu năm 2024
Thừa Thiên Huế: Xác định rõ nguồn lực, mục tiêu, đề ra các giải pháp để giảm nghèo bền vững
Hội thảo về Chiến thắng Trảng Bom (27-4-1975) thành công tốt đẹp
Vai trò trụ cột của Mặt trận Tổ quốc trong thúc đẩy giảm nghèo bền vững ở Ninh Thuận
Trợ giúp người khuyết tật và trẻ mồ côi ở Tuyên Quang
Lào Cai: Quan tâm thực hiện chính sách người có công với cách mạng
Viếng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Trảng Bom
Ban chỉ đạo Hội thảo khoa học “Chiến thắng Trảng Bom (27-4-1975) trong chiến dịch Hồ Chí Minh - Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm' thăm, tặng quà 5 gia đình chính sách