Xã hội
Trang chủ / Xã hội / Xã hội
Từng bước hiện đại hóa hệ thống trợ giúp xã hội Việt Nam
09:41 AM 26/12/2019
(LĐXH)- Dự án “Tăng cường trợ giúp trợ giúp xã hội Việt Nam” góp phần xây dựng một hệ thống quản lý và triển khai các chương trình TGXH nhằm hướng đến đảm bảo mức sống tối thiểu cho mọi người dân, góp phần giảm nghèo bền vững.
Ngày 26/12, tại TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), Ban Quản lý Dự án Tăng cường trợ giúp trợ giúp xã hội Việt Nam (Bộ LĐTB&XH) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thực hiện dự án từ năm 2014 đến năm 2019, triển khai nhiệm vụ năm 2020 và chia sẻ các kết quả bài học kinh nghiệm của dự án.
Tham dự và chủ trì hội nghị có ông Đặng Kim Chung – Phó trưởng Ban chỉ đạo Trung ương, Vụ trưởng, Giám đốc Ban quản lý dự án Trung ương; bà Nguyễn Nguyệt Nga – chuyên gia kinh tế cao cấp Ngân hàng Thế giới (WB), đồng Giám đốc dự án phía WB; ông Nguyễn Mỹ Quang – Giám đốc Sở LĐTB&XH tỉnh Bình Định.
Ông Đặng Kim chung (giữa), bà Nguyễn Nguyệt Nga và ông Nguyễn Mỹ Quang chủ trì Hội nghị
Đến dự Hội nghị còn có TS.Trần Ngọc Diễn – Tổng Biên tập Tạp chí Lao động và Xã hội; ông Nguyễn Trung Chính – Quyền Tổng Biên tập Báo Lao động và Xã hội; TS.Nguyễn Ngọc Toản - Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ Xã hội; lãnh đạo một số Cục, Viện thuộc Bộ, Giám đốc một số Sở LĐTB&XH.
Phát biểu tại Hội nghị, ông Đặng Kim Chung cho biết: Dự án Tăng cường trợ giúp xã hội Việt Nam có địa điểm thực hiện tại Hà Nội (cấp Trung ương) và 4 tỉnh thí điểm (cấp địa phương) là Hà Giang, Quảng Nam, Lâm Đồng và Trà Vinh do WB tài trợ.
Đây là dự án vay vốn đầu tư nhằm hỗ trợ Bộ LĐTB&XH thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 của Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX “Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 – 2020”, bằng cách xây dựng các giải pháp hiện đại hóa hệ thống trợ giúp xã hội (TGXH), hợp nhất chương trình và quy trình triển khai các chương trình trợ giúp tiền mặt và thí điểm quá trình hiện đại hóa hệ thống tại 4 tỉnh tham gia dự án.
Qua đó, dự án dự kiến sẽ đặt nền tảng vững chắc cho việc mở rộng quy mô hợp nhất và triển khai hệ thống hiện đại trên toàn quốc cho những năm sau 2020.
Ông Đặng Kim chung phát biểu tại Hội nghị
Mục tiêu chung của dự án là xây dựng một hệ thống quản lý và triển khai các chương trình TGXH, nhằm hướng đến đảm bảo mức sống tối thiểu cho mọi người dân, góp phần giảm nghèo bền vững theo tinh thần Nghị quyết 15.
Có 4 nhóm đối tượng thụ hưởng từ dự án, gốm: Các hộ nghèo, trẻ em và phụ nữ mang thai thuộc các hộ nghèo, hộ có đối tượng hưởng trợ cấp theo Nghị định 136/2013/NĐ-CP tại 4 tỉnh trên; đội ngũ cán bộ địa phương đang thực hiện các chính sách TGXH hiện hành sẽ được giảm tải khối lượng công việc nhờ cơ chế chi trả độc lập, các quy trình nghiệp vụ được đơn giản hóa/tự động hóa và được tập huấn nâng cao nghiệp vụ; các cơ quan quản lý các chính sách trợ giúp cho hộ nghèo của ngành LĐTB&XH và các ngành liên quan được chia sẻ thông tin và dễ dàng theo dõi quá trình triển khai các chính sách thuộc lĩnh vực quản lý của mình nhờ hệ tống cơ sở dữ liệu quốc gia và hệ thống thông tin quản lý được xây dựng thông qua dự án, phục vụ quá trình quyết định và hoạch định chính sách.
Các đại biểu tham dự Hội nghị
Theo bà Nguyễn Nguyệt Nga, đến nay dự án đã hoàn thành được những mục tiêu đề ra, đó là: Đề xuất lộ trình hợp nhất các chính sách hỗ trợ các hộ nghèo do các cơ quan khác nhau quản lý thành một gói trợ cấp gia đình; Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đối tượng TGXH và hộ nghèo/hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số có trẻ em ở vùng đặc biệt khó khăn ở 4 tỉnh tham gia dự án (2015) và mở rộng ra toàn quốc (2016 – 2019); Xây dựng một hệ thống thông tin quản lý (MIS) để tăng cường công tác quản lý đối tượng hưởng TGXH.
Cùng với đó, thực hiện việc thí điểm sử dụng dịch vụ chi trả của bên độc lập (Bưu điện Việt Nam) đã cho kết quả thực hiện tốt và đạt được tất cả các tiêu chí đề ra đối với yêu cầu đổi mới công tác chi trả; phát triển đội ngũ cộng tác viên để hỗ trợ thực hiện các hoạt động dự án.
Bà Nguyễn Nguyệt Nam cũng chia sẻ với các địa phương về nguồn nhân lực, nhiều cán bộ chưa quen với hệ thống và chưa được qua đào tạo. Bà mong muốn Bộ LĐTB&XH trợ giúp đào tạo đội ngũ cán bộ cho địa phương, đồng thời WB cũng sẽ tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật một cách tốt nhất, để có thể đẩy nhanh quá trình cải cách, thanh toán cho đối tượng TGXH không bằng tiền mặt, hướng tới hệ thống an sinh xã hội hiện đại trong tương lai.
TS.Trần Ngọc Diễn, Tổng Biên tập Tạp chí Lao động và Xã hội phát biểu tại Hội nghị

Phát biểu tại Hội thảo, TS.Trần Ngọc Diễn, Tổng Biên tập Tạp chí Lao động và Xã hội lưu ý Ban quản lý dự án cần quan tâm hơn nữa tới công tác truyền thông. Thực tế cho thấy, qua báo chí, các phương tiện truyền thông sẽ giúp lan tỏa hơn mục tiêu, ý nghĩa cũng như hiệu quả của dự án, tác động lớn tới cộng đồng. Kinh nghiệm từ Tạp chí Lao động và Xã hội cho thấy, thông qua các cuộc hội thảo, tập huấn truyền thông về các lĩnh vưc của ngành do Tạp chí tổ chức, kết quả đã có hàng trăm bài báo, tác phẩm truyền thông về các lĩnh vực như bảo trợ xã hội, công tác xã hội, giảm nghèo… Do đó, Tạp chí mong muốn có sự phối kết hợp với WB, Ban quản lý dự án để đẩy mạnh truyền thông về dự án, giúp lan tỏa hiệu quả dự án tới cộng đồng.

Dương Thìn
TAG: trợ giúp xã hội
Tin khác
Lạng Sơn: Đảm bảo kế hoạch thực hiện các lĩnh vực lao động, người có công và xã hội trong những tháng đầu năm 2024
Thừa Thiên Huế: Xác định rõ nguồn lực, mục tiêu, đề ra các giải pháp để giảm nghèo bền vững
Hội thảo về Chiến thắng Trảng Bom (27-4-1975) thành công tốt đẹp
Vai trò trụ cột của Mặt trận Tổ quốc trong thúc đẩy giảm nghèo bền vững ở Ninh Thuận
Trợ giúp người khuyết tật và trẻ mồ côi ở Tuyên Quang
Lào Cai: Quan tâm thực hiện chính sách người có công với cách mạng
Viếng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Trảng Bom
Ban chỉ đạo Hội thảo khoa học “Chiến thắng Trảng Bom (27-4-1975) trong chiến dịch Hồ Chí Minh - Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm' thăm, tặng quà 5 gia đình chính sách
Ninh Bình: Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực việc làm, người có công và xã hội