Xã hội
Trang chủ / Xã hội / Xã hội
Trung tâm Bảo trợ xã hội Đắk Lắk: Ngôi nhà chung cho những phận đời bất hạnh
05:15 PM 25/09/2018
Trung tâm Bảo trợ xã hội Đắk Lắk tiền thân là Trại xã hội Hòa Đông, được thành lập năm 1978 trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Đắk Lắk. Trung tâm có chức năng, nhiệm vụ chính là tiếp nhận, chăm sóc, nuôi dưỡng, phục hồi chức năng cho các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn tỉnh.
Trụ sở của Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk được đầu tư khang  trang, sạch đẹp.

Ngay từ những năm đầu mới thành lập, Trung tâm gặp muôn vàn khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị, cũng như đội ngũ cán bộ nhân viên vừa thiếu, vừa yếu về cả trình độ lẫn  chuyên môn. Song nhờ được sự quân tâm của lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk cùng với sự hỗ trợ, giúp đỡ của các Sở, ban ngành, đặc biệt là sự nỗ lực quyết tâm của đội ngũ cán bộ, nhân viên Trung tâm đã đoàn kết, nhiệt tình, trách nhiệm, tận tâm, tận lực với công việc để vượt qua mọi khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ giao.

Trải qua 40 năm hình thành và phát triển, Trung tâm đã ba lần thay tên, đổi họ cùng với nhiều chức năng, nhiệm vụ  được bổ sung đa dạng theo từng giai đoạn nhằm đáp yêu cầu phát triển – kinh tế xã hội gắn với đảm bảo an sinh xã hội của địa phương trong tình hình mới. Tính đến nay, Trung tâm đã xây dựng được 2 cơ sở ( Cơ sở 1 tại đặt địa chỉ 210 Phan Bội Châu, TP. Buôn Ma Thuột; cơ sở 2 tại thôn 10, xã Hòa Thắng, TP. Buôn Ma Thuột) khang trang, sạch đẹp cùng với nhiều tiện ích khác nhằm đáp ứng yêu cầu tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (trẻ mồ côi bất hạnh, trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ lang thang đường phố có hoàn cảnh khó khăn và trẻ em không rõ nguồn gốc) và những người già cô đơn, ốm đau không nơi nương tựa, người lang thang xin ăn, người tàn tật. Sự ra đời và những hoạt động của Trung tâm đã trở thành mái nhà chung cho những phận đời thiếu may mắn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Hiện nay, Trung tâm đang chăm sóc, nuôi dưỡng 289 đối tượng, trong đó có 173 trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi, 25 người già, 56 người khuyết tật, 16 đối tượng lang thang và 35 đối tượng tự nguyện. Để thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng, trong nhiều năm qua, trung tâm đã chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, cũng như bộ máy hoàn chỉnh và phù hợp với điều kiện thực tế.  Với đội ngũ cán bô, nhân viên của trung tâm hiện có là 74 người,  trong số đó có 60 người đã được đào tạo chuyên ngành công tác xã hội và thường xuyên được tham dự các lớp tập huấn chuyên ngành. Tất cả cán bộ và nhân viên đều gắn bó với công việc, không quản ngại khó khăn, vất vả, cùng chung một tiêu chí đó là tất cả vì đối tượng thân yêu.

Ông Nguyễn Quang Tuệ - Giám đốc Trung tâm cho biết: Mặc dù còn nhiều khó khăn cả về vật chất và tinh thần nhưng chúng tôi luôn xác định rõ vai trò, nhiệm vụ của mình là luôn sát cánh bên các đối tượng, người già cô đơn, không nơi nương tựa và đặc biệt là trẻ em. Để thực hiện nhiệm vụ cao cả này, trong những năm qua, ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ, nhân viên Trung tâm đã không quản khó khăn, vất vả để phục vụ các đối tượng yếu thế bằng tất cả tình yêu thương nhân ái và trách nhiệm, với mục tiêu mang đến đời sống vật chất và tinh thần tốt nhất cho các mảnh đời kém may mắn, giúp các cụ và các cháu thực sự có một mái ấm gia đình, quên đi nỗi cô đơn, hiu quạnh.

Người già cô đơn tại Trung tâm luôn được chăm sóc chú, đáo nhiệt tình bởi đội ngũ nhân viên tại Trung tâm

Chúng tôi tâm niệm rằng, bằng tình thương, trách nhiệm, coi các cháu như con, cháu của mình, đội ngũ cán bộ, nhân viên nói chung người trực tiếp làm công tác bảo mẫu nói riêng không nề hà trách nhiệm, khắc phục mọi khó khăn, luôn gần gũi, yêu thương, chia sẻ, để các cháu tin tưởng, gắn bó. Hiện 100%  các cháu tại Trung tâm trong độ tuổi đi học đều được đến trường và được trang bị tương đối đầy đủ như: quần áo, dày dép, nón mũ, cặp sách, xe đạp. Nơi ăn ở tại Trung tâm tương đối rộng rãi, thoáng mát được trang bị khá đầy đủ các nhu cầu cần thiết. Nhìn chung, các cháu chấp hành tốt nội quy của Trung tâm cũng như nội quy của nhà trường. Các cháu biết đoàn kết, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Nhiều cháu có kết quả học tập, rèn luyện tốt và có việc làm ổn định, có thu nhập , đảm bảo cuộc sống, trong đó có một số cháu hiện công tác trong ngành công an, giáo dục, dược…

Vế công tác chăm sóc, nuôi dưỡng  người già và người khuyết tật, nhân viên Trung tâm cũng luôn sâu sát nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đối tượng để kịp thời an ủi, động viên và điều chỉnh phương pháp và kỹ năng chăm sóc giúp đối tượng sống lạc quan, vui vẻ. Hiện bình quân hàng năm Trung tâm thường xuyên chăm sóc khoảng 85 người già và người khuyết tật.

Đối với đối tượng khuyết tật, ngoài việc chăm sóc về dinh dưỡng, y tế, hằng ngày các đối tượng còn tự phục vụ được tham gia lao động trị liệu, phục hồi chức năng như: quét rác, dọn vệ sinh, làm cỏ, tập thể dục dưỡng sinh. Các ngày lễ Quốc tế Người cao tuổi, Quốc tế Người khuyết tật, ngày Người cao tuổi Việt Nam, ngày khuyết tật Việt Nam, Tết dương lịch, Tết cổ truyền,… được tổ chức trang trọng, ấm cúng. Trung tâm đã tổ chức 05 lượt mừng thọ người cao tuổi tại Trung tâm. Số lượng người cao tuổi do Trung tâm tổ chức trên 55 người. Đồng thời, ngày Quốc tế người Khuyết tật 18/ 4 Trung tâm cũng phát động phong trào người khuyết tật với khẩu hiệu “ Tàn mà không phế”. Với số lượng người khuyết tật tương đối đông, bình quân hàng năm khoảng 55-60 đối tượng.

Trẻ em lang thang được chăm sóc tại Trung tâm về cả văn hóa lẫn tinh thần, giúp các em nhanh chóng tái hòa nhận cộng đồng

Bên cạnh đó, công tác nuôi dưỡng, phục hồi chức năng cho bệnh nhân tâm thần, người rối nhiễu tâm trí, cũng được Trung tâm hoàn thành và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. 100% bệnh nhân được chăm sóc chu đáo về đời sống vật chất và tinh thần, được khám, điều trị bệnh tại bệnh viên tâm thần; tổ chức hoạt động lao động trị liệu, văn nghệ, thể thao. Có thể khẳng định rằng trong thời gian từ năm 2008 đến 2015, Trung tâm đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao không để xẩy ra bất cứ điều gì ảnh hưởng đến đối tượng cũng như của Trung tâm.

Về công tác tham vấn, tư vấn hỗ trợ về Bình đẳng giới đã được UBND tỉnh thành lập cuối năm 2013 và chính thức đi vào hoạt động từ năm 2014. Công tác này UBND tỉnh giao cho Trung tâm tổ chức thực hiện mô hình thi điểm tại Trung tâm. Mặc dù chức năng, nhiệm vụ được bổ sung, song không bổ sung biên chế, kinh phí hoạt động nhưng những tập thể, cá nhân của Trung tâm  được giao nhiệm vụ đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả hoạt động, Trung tâm còn  kết nối, kêu gọi sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân hảo tâm trong và ngoài nước, trong đó có Tổ chức Kinderhilfe (Cộng hòa Liên bang Đức) đã có nhiều hoạt động tài trợ  cho các cháu mồ côi đang học văn hóa tại Trung tâm bao gồm: quần, áo, sách, vở, giấy, bút, chăn, màn, chiếu, giày dép, cặp sách , dụng cụ thể thao, thuốc chữa bệnh, .. từ năm 1994 đến nay với tổng số tiền trên 8 tỷ đồng.

Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Đắk cũng vinh dự đón nhận được nhiều tình cảm, sự quan tâm, giúp đỡ thông qua việc đến thăm, làm việc, tặng quà và trồng cây lưu niệm và các hoạt động khác của lãnh đạo Trung ương và địa phương, các đơn vị, doanh nghiệp cũng như các tổ chức, cá nhân hảo tâm đến từ các tỉnh, thành phố trên mọi miền của đất nước trong suốt 40 năm qua đã đến chia sẻ những tình cảm đối với trẻ em lang thang, người già cô đơn và những người bất hạnh đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại Trung tâm.

Nghệ nhân hướng dẫn về kỹ thuật vẽ trang cho trẻ em tại Trung tâm

Với những thành tích đạt được trong chặng đường 40 năm xây dựng và phát triển, Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk đã vinh dự được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, UBND tỉnh Đắk Lắk tặng thưởng nhiều  Bằng khen cho tập thể và cá nhân vì đã có nhiều đóng góp trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ trẻ em. Ngoài ra, Trung tâm cũng liên tục từ năm 2010 cho đến nay được công nhận Danh hiệu tập thể xuất sắc, tổ chức Chi bộ Đảng, Công Đoàn, Đoàn Thanh niên luôn đạt trong sạch vững mạnh./.

Lê Việt

 

TAG: Trung tâm Bảo trợ xã hội Đắk Lắk: Ngôi nhà chung cho những phận đời bất hạ bao
Tin khác
Vĩnh Phúc triển khai tổ chức chu đáo việc chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi
Lạng Sơn: Đảm bảo kế hoạch thực hiện các lĩnh vực lao động, người có công và xã hội trong những tháng đầu năm 2024
Thừa Thiên Huế: Xác định rõ nguồn lực, mục tiêu, đề ra các giải pháp để giảm nghèo bền vững
Hội thảo về Chiến thắng Trảng Bom (27-4-1975) thành công tốt đẹp
Vai trò trụ cột của Mặt trận Tổ quốc trong thúc đẩy giảm nghèo bền vững ở Ninh Thuận
Trợ giúp người khuyết tật và trẻ mồ côi ở Tuyên Quang
Lào Cai: Quan tâm thực hiện chính sách người có công với cách mạng
Viếng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Trảng Bom
Ban chỉ đạo Hội thảo khoa học “Chiến thắng Trảng Bom (27-4-1975) trong chiến dịch Hồ Chí Minh - Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm' thăm, tặng quà 5 gia đình chính sách