Trẻ em
Trang chủ / Xã hội / Trẻ em
Trợ giúp cho trẻ em khuyết tật có cơ hội phục hồi, hoà nhập và phát triển bình đẳng
11:28 AM 10/04/2024
(LĐXH) - Ninh Thuận hiện có 160.293 trẻ em dưới 16 tuổi (chiếm 23,9%), trong đó có 1.177 trẻ có hoàn cảnh đặc biệt theo Luật trẻ em (14 nhóm); 21.657 em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. Tổng số trẻ em khuyết tật là 1.176 em. Thông qua nhiều chính sách bảo trợ, biện pháp can thiệp, trợ giúp, công tác chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật trên địa bàn tỉnh thời gian qua có nhiều chuyển biến tích cực, tạo điều kiện giúp trẻ khuyết tật được thụ hưởng đầy đủ các nhóm quyền theo luật định.

Trên cơ sở Quyết định số 1438/QĐ-TTg ngày 29/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Ninh Thuận đã kịp thời ban hành Kế hoạch số 5591/KH-UBND ngày 27/12/2018 việc triển khai thực hiện Đề án hỗ trợ trẻ khuyết tật tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục tại cộng đồng giai đoạn 2018 – 2025. Thực hiện Đề án, ngoài việc tiếp cận giáo dục, trẻ khuyết tật (TKT) còn được quan tâm bằng nhiều chính sách, hoạt động thiết thực. Đến nay 100% trẻ được hưởng chính sách trợ cấp xã hội; được hỗ trợ bảo hiểm y tế. Các em thường xuyên được tổ chức khám sàng lọc, phát hiện sớm và giúp TKT tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng, phục hồi chức năng.

Để giúp đỡ, bảo vệ, chăm sóc TKT, hằng năm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chú trọng xây dựng mạng lưới cộng tác viên công tác xã hội ở cơ sở, nhằm đánh giá các vấn đề liên quan đến TKT như: Trợ giúp TKT tiếp cận với các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc giáo dục tại cộng đồng; hoàn thiện hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội; chi trả các chế độ bảo đảm đúng thời gian, đúng chế độ. Ngoài ra, tỉnh còn triển khai tập huấn và cung cấp kiến thức, kỹ năng tiếp cận, tư vấn, hỗ trợ chăm sóc, bảo vệ TKT cho cán bộ làm công tác trẻ em. Đồng thời, vận động các tổ chức, nhà hảo tâm thăm hỏi, tặng quà vào các dịp lễ, tết, Ngày Người khuyết tật (18/4), Ngày Quốc tế Thiếu nhi (1/6) cho TKT có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, động viên các em có thêm ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Toàn tỉnh phát triển 46 cộng tác viên nhằm đánh giá các vấn đề liên quan đến TKT. Hoạt động tập huấn và cung cấp kiến thức, kỹ năng tiếp cận, tư vấn, hỗ trợ chăm sóc, bảo vệ TKT cho cán bộ làm công tác trẻ em cũng được tổ chức theo kế hoạch chuyên môn.

Toàn tỉnh Ninh Thuận hiện có 5 cơ sở bảo trợ xã hội (gồm 1 công lập và 4 ngoài công lập) chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy văn hóa, kỹ năng sống, phục hồi chức năng và giáo dục hướng nghiệp cho trẻ khuyết tật... Đây thực sự là những “mái ấm” giúp TKT trên địa bàn tỉnh có cơ hội tiếp cận với giáo dục, chăm sóc sức khỏe, tư vấn tâm lý, phục hồi chức năng, nâng cao khả năng hòa nhập cộng đồng. Mặc dù trong điều kiện nguồn kinh phí còn hạn hẹp, chủ yếu nhờ vào nguồn tài trợ của các nhà hảo tâm, song tất cả các cơ sở chăm sóc cho TKT đều tạo điều kiện để các em vui chơi, học tập, phát triển trí tuệ, thể chất và tinh thần.

Mọi trẻ em đều có quyền được có cuộc sống tốt đẹp nhất (Ảnh minh hoạ)

Để trẻ khuyết tật có thêm cơ hội hòa nhập với cộng đồng, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội thường xuyên tăng cường công tác tuyên truyền Đề án, qua đó nâng cao nhận thức của xã hội về quyền trẻ em, đồng thời, tích cực vận động các cấp, các ngành chung tay bảo vệ, chăm sóc trẻ em, đặc biệt là đối tượng TKT. Với sự quan tâm của các cấp, ngành và toàn xã hội, đến nay, 80% TKT được cung cấp các kiến thức, kỹ năng hòa nhập cộng đồng phù hợp; 70% cha mẹ, người chăm sóc TKT được cung cấp các kiến thức, kỹ năng về hỗ trợ TKT tiếp cận với các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại cộng đồng, qua đó, tạo động lực giúp TKT cùng gia đình vơi đi mặc cảm, để hòa nhập với cộng đồng.

Thời gian tới, để chăm lo tốt hơn cho TKT, tỉnh Ninh Thuận sẽ tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền từ huyện đến cơ sở, huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị, phối hợp nhịp nhàng giữa các đơn vị trong quá trình thực hiện và có sự tham gia của người dân; sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở và sự đồng tình của cha mẹ, người chăm sóc trẻ cho sự phát triển toàn diện trẻ em trong những năm đầu đời.

Cùng với đó, tỉnh tiếp tục thực hiện phân luồng quản lý trẻ em khuyết tật theo từng dạng khuyết tật để có kế hoạch cung cấp các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục cho phù hợp. Tiếp tục triển khai thực hiện công tác chăm sóc hỗ trợ trẻ em khuyết tật tiếp cận với các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục tại cộng đồng với thực hiện các mô hình từ chương trình an sinh xã hội, chăm sóc y tế, giáo dục, phát triển kinh tế - xã hội... một cách hiệu quả để cha mẹ, người chăm sóc trẻ đồng tình tham gia.

Trần Huyền

TAG: Trẻ Em Ninh THuận
Tin khác
Vĩnh Phúc triển khai tổ chức chu đáo việc chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi
Lạng Sơn: Đảm bảo kế hoạch thực hiện các lĩnh vực lao động, người có công và xã hội trong những tháng đầu năm 2024
Thừa Thiên Huế: Xác định rõ nguồn lực, mục tiêu, đề ra các giải pháp để giảm nghèo bền vững
Hội thảo về Chiến thắng Trảng Bom (27-4-1975) thành công tốt đẹp
Vai trò trụ cột của Mặt trận Tổ quốc trong thúc đẩy giảm nghèo bền vững ở Ninh Thuận
Trợ giúp người khuyết tật và trẻ mồ côi ở Tuyên Quang
Lào Cai: Quan tâm thực hiện chính sách người có công với cách mạng
Viếng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Trảng Bom
Ban chỉ đạo Hội thảo khoa học “Chiến thắng Trảng Bom (27-4-1975) trong chiến dịch Hồ Chí Minh - Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm' thăm, tặng quà 5 gia đình chính sách