Giáo dục - Nghề nghiệp
Trang chủ / Giáo dục - Nghề nghiệp / Giáo dục - Nghề nghiệp
TP.HCM: Nâng cao chất lượng GDNN đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế
10:10 AM 13/03/2024
(LĐXH) - Tính đến tháng cuối tháng 2/2024, tổng số lao động đã qua đào tạo trên địa bàn TP.HCM đạt 4.263.284/4.905.886 người, đạt tỷ lệ 86,9%. Nhằm tiếp tục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, mới đây, UBND thành phố đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn TP.HCM năm 2024. Thành phố cũng đặt mục tiêu đến cuối năm 2024, tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo có chứng chỉ, chứng nhận đạt 87%.

Sinh viên Trường Cao đẳng nghề TPHCM trong giờ học thực hành 

Theo đó, TP.HCM tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu thị trường lao động và yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố. Cụ thể, Thành phố sẽ tập trung đẩy mạnh đào tạo nhân lực trình độ cao, theo hướng hiện đại hóa và hội nhập quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Cung cấp nguồn nhân lực sau đào tạo có chất lượng cho TP và các địa phương trong khu vực Nam Bộ. Đồng thời, gắn kết chặt chẽ với Đề án tổng thể đào tạo nhân lực trình độ quốc tế 8 ngành gồm: Công nghệ thông tin - truyền thông, cơ khí - tự động hóa, trí tuệ nhân tạo, quản trị doanh nghiệp, tài chính - ngân hàng, y tế, du lịch, quản lý đô thị giai đoạn 2020 - 2035 và đại học chia sẻ; tạo sự kết nối giữa đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trình độ đại học và GDNN. Đến cuối năm 2024, tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo có chứng chỉ, chứng nhận đạt 87%.

Để thực hiện mục tiêu trên, TP.HCM tập trung tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về GDNN TP.HCM với nhiều nội dung phong nhằm chuyển tải về vị trí, vai trò của người lao động sau tốt nghiệp các trình độ GDNN trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố.

Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động dự báo nhu cầu nguồn nhân lực, kết nối cung - cầu lao động: Thu nhập và xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu lớn đối với nhu cầu tuyển dụng lao động, nhu cầu việc làm, khả năng cung ứng nguồn nhân lực sau đào tạo của các cơ sở giáo dục đại học, GDNN trên địa bàn thành phố theo từng lĩnh vực hoặc nhóm ngành, nghề đào tạo trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế - xã hội thành phố trung và dài hạn và xu thế phát triển khoa học, kỹ thuật, công nghệ trong nước, khu vực và thế giới.

Cùng với đó, tổ chức định kỳ các sàn giao dịch việc làm, ngày hội việc làm theo các lĩnh vực đào tạo trọng điểm của thành phố. Xây dựng kế hoạch gắn kết giữa doanh nghiệp và các cơ sở GDNN để đào tạo, cung ứng nguồn nhân lực kịp thời, chất lượng đáp ứng yêu cầu công việc ngay sau khi tốt nghiệp.

TP.HCM đến cuối năm 2024, tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo có chứng chỉ, chứng nhận đạt 87%

Bên cạnh đó, UBND thành phố cũng nhấn mạnh đến công tác định hướng, phân luồng học sinh bậc trung học như: Tổ chức các hoạt động định hướng nghề nghiệp cho học sinh THCS ngay từ lớp 8 nhằm giúp cho học sinh có thể phân biệt, xác định sở trường, sở thích của bản thân để hướng đến nghề nghiệp trong tương lai.

Thí điểm việc phối hợp giữa trường THPT và cơ sở GDNN trong công tác tổ chức triển khai nội dung trong chương trình hướng nghiệp của chương trình giáo dục phổ thông (theo 32/2018/TT-BGĐT) bằng các hình thức như: Trải nghiệm thực tế học nghề tại các cơ sở GDNN; giải đáp - tư vấn các thắc mắc trong việc chọn nghề phù hợp với năng lực của mỗi học sinh; tổ chức giảng dạy một mô – đun thực hành đơn giản với thời lượng khoảng 2 tiếng/tuần tại các cơ sở GDNN để học sinh có thể nhận thức được thực tế sản xuất khi tham gia vào thị trường lao động.

Đặc biệt, công tác đào tạo gắn với nhu cầu xã hội, thị trường lao động như: Triển khai đào tạo nghề cho người lao động thuộc diện được hưởng chính sách theo các quy định của pháp luật hiện hành. Đào tạo nghề cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội…

Ngoài ra, quan tân đến chất lượng kiểm định chất lượng GDNN, trong đó quan tâm đến kiểm định chất lượng chuẩn quốc tế, khu vực ASEAN do các tổ chức quốc tế thực hiện…

 

Trương Đăng

TAG: TPHCM Nâng cao chất lượng GDNN đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tin khác
Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tổ chức tọa đàm “AI - Công cụ sáng tạo cho trường Đại học & Doanh nghiệp
Nhiều giải pháp đồng bộ thúc đẩy giáo dục nghề nghiệp ở Trà Vinh
Những hạn chế trong định hướng nghề nghiệp tại nhà trường
Học viện Kỹ thuật quân sự tuyên truyền tuyển sinh trên 800 học sinh tại Đồng Nai
Vĩnh Phúc tiếp tục phát triển giáo dục nghề nghiệp
467 học viên trung cấp chính quy hoàn thành huấn luyện đầu khóa
Trường Đại học Nguyễn Tất Thành đạt giải Nhì tại cuộc thi Sáng tạo IoT – NTTU 2024
Tăng cường sự tham gia của Phụ nữ, người khuyết tật và hoà nhập cộng đồng trong GDNN lĩnh vực Logistic
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành  kiểm định chất lượng 10 chương trình đào tạo