An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Thừa Thiên Huế: Thực hiện mục tiêu kép “vừa chống dịch vừa giao dịch an toàn”
10:42 AM 11/06/2021
(LĐXH) - Với mạng lưới điểm giao dịch phủ khắp tại 18 xã, thị trấn trên địa bàn. Những ngày qua, Điểm giao dịch xã của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện A Lưới vẫn đảm bảo giao dịch thông suốt với rất nhiều giải pháp phòng, chống dịch bảo đảm an toàn, hiệu quả
(LĐXH) - Với nhiều giải pháp đảm bảo an toàn phòng chống dịch Covid-19 đi đôi với giao dịch thông suốt, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều cách làm hay, góp phần giúp người lao động gặp khó khăn ổn định sản xuất kinh doanh
Với mạng lưới điểm giao dịch phủ khắp tại 18 xã, thị trấn trên địa bàn. Những ngày qua, Điểm giao dịch xã của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện A Lưới vẫn đảm bảo giao dịch thông suốt với rất nhiều giải pháp phòng, chống dịch bảo đảm an toàn, hiệu quả
Tại huyện các điểm giao dịch xã, đội ngũ cán bộ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện A Lưới có mặt sớm hơn mọi khi 15 phút thực hiện vệ sinh, khử khuẩn khu vực điểm giao dịch trước khi chuẩn bị cho công tác giao dịch. Đồng thời sắp xếp bố trí vị trí bàn, ghế theo đúng tinh thần giãn cách tối thiểu 2m với cán bộ và khách hàng giao dịch. Cuộc họp giao ban định kỳ tại phiên giao dịch cũng được thay bằng thông báo văn bản gửi đến chính quyền địa phương, Hội đoàn thể nhận ủy thác, Tổ TK&VV.
Mỗi khách hàng trước khi đến giao dịch được kiểm tra thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn và đeo khẩu trang trong thời gian thực hiện giao dịch, đối với các tổ trưởng tổ Tiết kiệm và vay vốn trước khi đến thực hiện giao dịch đều phải tự kiểm tra sức khỏe trước, nếu có dấu hiệu sốt, ho… sẽ ủy quyền cho Tổ phó đến giao dịch.Đồng thời, thông báo đến các thành viên trong tổ thực hiện nghiêm các quy định phòng dịch. Những thành viên có yếu tố dịch tễ sẽ được tổ nắm và thông báo lại với cán bộ tín dụng để có thể hỗ trợ tốt nhất cho hoạt động của NH và có giải pháp hỗ trợ khách hàng.
Cán bộ, nhân viên giao dịch tại các điểm thực hiện nghiêm túc công tác phòng chống dịch Covid-19
Tất cả cán bộ, nhân viên tham gia giao dịch đều đeo khẩu trang, trang bị tấm chống giọt bắn, đeo găng tay, đảm bảo đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch Covid 19.Trước ngày giao dịch, PGD đã phối hợp UBND các xã nắm bắt tình hình dịch bệnh trên địa bàn, nắm các trường hợp là F1, F2, F3… để lập kế hoạch giao dịch; đồng thời phân thời gian giao dịch cụ thể đối với các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn, khách hàng, đảm bảo mỗi lượt thực hiện giao dịch không tập trung quá 10 người kể cả trong và ngoài hội trường giao dịch tại cùng một thời điểm. Bố trí cán bộ đo thân nhiệt, hướng dẫn sát khuẩn và thường xuyên nhắc nhỡ khách hàng cũng như bố trí chỗ ngồi cho khách hàng đến giao dịch với khoảng cách theo quy định; khử khuẩn bề mặt bàn, ghế, máy vi tính cá nhântrước khi giao dịch.
Những giải pháp phòng dịch này được khách hàng và cả cán bộ NHCSXH thực hiện một cách nghiêm túc trong suốt thời gian giao dịch tại các phiên giao dịch xã trên địa bàn. Trong những ngày này tinh thần phòng chống dịch của người dân rất cao, khách đến giao dịch đều chủ động đeo khẩu trang, sát khuẩn. Cán bộ ngân hàng cũng thực hiện đúng các khuyến cáo. Đó cũng là giải pháp chung mà hầu hết các phòng giao dịch, chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội đang triển khai tại phòng giao dịch và cả các điểm giao dịch xã.Mặc dù tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp nhưng từ đầu năm đến 31/5/2021, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện A Lưới đã cho vay gần 52 tỷ đồng, với 1.327 lượt khách hàng được vay vốn, dư nợ đến 31/5/2021 là 367,2 tỷ đồng. Đây cũng là động lực quan trọng để giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác vượt lên trên những khó khăn bởi dịch bệnh COVID-19 tiếp tục sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống.
Phú Lộc thực hiện mục tiêu kép “vừa chống dịch vừa ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh”
Với mạng lưới các điểm giao dịch phủ khắp tại 17 xã, thị trấn trên địa bàn huyện, hàng tuần Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phú Lộc phải tiến hành thực hiện các giao dịch để giúp bà con nhân dân sớm tiếp cận được các nguồn vốn vay ưu đãi từ Nhà nước. Tuy nhiên trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Ngân hàng chính sách xã hội huyện Phú Lộc vẫn đảm bảo giao dịch thông suốt với rất nhiều giải pháp phòng, chống dịch với mục tiêu kép “vừa chống dịch vừa ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh”.
 Để thực hiện tốt mục tiêu kép là vừa đảm bảo công tác chống dịch vừa phát triển sản xuất kinh doanh, tại các phiên giao dịch, cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội đã sắp xếp bố trí bàn, ghế theo đúng tinh thần giãn cách tối thiểu 2m giữa cán bộ ngân hang và khách hàng đến giao dịch. Cán bộ, nhân viên tham gia giao dịch đều phải đeo khẩu trang, kính chống giọt bắn, đeo găng tay, đảm bảo đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch Covid-19. Đối với khách hàng trước khi vào giao dịch được kiểm tra thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn và đeo khẩu trang trong suốt thời gian thực hiện giao dịch và phải giữ khoảng cách 2m.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện còn phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, tổ Tiết kiệm và vay vốn thực hiện tuyên truyền, thông tin cho bà con về việc thực hiện phòng, chống dịch. Đồng thời, đẩy mạnh việc thực hiện các giao dịch bằng hình thức chuyển khoản nhằm hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng… Riêng những xã có dịch và những vùng có nguy cơ cao như: Lăng Cô, Lộc Tiến, Lộc Vĩnh đơn vị thực hiện dừng giao dịch.
Song song với công tác đảm bảo giao dịch an toàn, Phòng Giao dịch cũng tăng cường nắm bắt diễn biến dịch bệnh tại địa bàn các xã, thị trấn phối hợp với các hội đoàn thể nhận uỷ thác, Tổ Tiết kiệm và vay vốn kịp thời tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn để điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ do đang điều trị bệnh hoặc được cách ly y tế bởi dịch Covid-19 theo quy định.
Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã cho vay hơn 74 tỷ đồng, với 2.306 lượt khách hàng được vay vốn, dư nợ đến nay là 393,7 tỷ đồng. Đây cũng là động lực quan trọng để giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác vượt lên trên những khó khăn bởi dịch bệnh Covid-19 gây ra.
Khánh Quyên
 
TIN LIÊN QUAN
TAG: Ngân hàng chính sách xã hội Thừa Thiên Huế Covid-19 phòng chống dịch vay Vốn
Tin khác
Vĩnh Phúc triển khai tổ chức chu đáo việc chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi
Lạng Sơn: Đảm bảo kế hoạch thực hiện các lĩnh vực lao động, người có công và xã hội trong những tháng đầu năm 2024
Thừa Thiên Huế: Xác định rõ nguồn lực, mục tiêu, đề ra các giải pháp để giảm nghèo bền vững
Hội thảo về Chiến thắng Trảng Bom (27-4-1975) thành công tốt đẹp
Vai trò trụ cột của Mặt trận Tổ quốc trong thúc đẩy giảm nghèo bền vững ở Ninh Thuận
Trợ giúp người khuyết tật và trẻ mồ côi ở Tuyên Quang
Lào Cai: Quan tâm thực hiện chính sách người có công với cách mạng
Viếng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Trảng Bom
Ban chỉ đạo Hội thảo khoa học “Chiến thắng Trảng Bom (27-4-1975) trong chiến dịch Hồ Chí Minh - Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm' thăm, tặng quà 5 gia đình chính sách