Việc làm
Trang chủ / Lao động / Việc làm
Thừa Thiên Huế: Phấn đấu giải quyết việc làm cho 16.300 lao động trong năm 2022
10:41 AM 08/02/2022
(LĐXH) - Thực hiện Nghị quyết số 30/2021/NQ-HĐND ngày 26/4/2021 của HĐND tỉnh và Kế hoạch số 236/KH-UBND ngày 15/7/2021 của UBND tỉnh về Chương trình việc làm tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 - 2025, Nghị quyết số 41/2021/NQ-HĐND ngày 11/12/2021 của HĐND tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình việc làm tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2022.
Năm 2022, tỉnh Thừa Thiên Huế đặt chỉ tiêu kết nối giải quyết việc làm cho trên 16.300 lao động, trong đó, giải quyết việc làm cho 12.300 lao động thông qua các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tuyển dụng lao động. Giải quyết việc làm cho 2.000 lao động thông qua các dự án vay vốn phát
triển sản xuất, kinh doanh từ Quỹ Quốc gia về việc làm và các nguồn vốn tín dụng ưu đãi khác; Phấn đấu đưa 2.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Phấn đấu có 25% lao động được hệ thống Trung tâm Dịch vụ việc làm tư
vấn, giới thiệu có việc làm; Phấn đấu duy trì tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 2,3%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến cuối năm 2022 đạt 68%; Tỷ trọng lao động làm việc trong ngành nông nghiệp đến cuối năm 2022 giảm còn 25,6 %...
Để đạt được những mục tiêu đề ra, trong thời gian tới, Thừa Thiên Huế sẽ tập trung vào một số nhiệm vụ trong tâm như:
Nâng cao hiệu quả của chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm và hỗ trợ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng    
- Tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh và người lao động được vay vốn ưu đãi từ Quỹ Quốc gia về việc làm, nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách Xã hội và các nguồn tín dụng khác để đầu tư phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh, trong đó ưu tiên vốn vay cho các dự án đầu tư trong lĩnh vực phi nông nghiệp, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để tạo việc làm bền vững, nâng cao thu nhập gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động.
- Tiếp tục phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội trong việc nhận ủy thác cho vay tạo việc làm thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội góp phần nâng cao hiệu quả sự dụng nguồn vốn gắn với mục tiêu tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm.  
- Thực hiện kịp thời, đầy đủ các chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại Nghị quyết số 06/2021/NQ-CP ngày 26/4/2021 của HĐND tỉnh quy định một số chế độ, chính sách hỗ trợ người lao động trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, giai đoạn 2021 - 2025.   
Hỗ trợ phát triển thị trường lao động trong nước và đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng       
- Thực hiện tốt việc thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động theo quy định, đặc biệt là công tác điều tra cung, cầu lao động; xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn nhân lực; thường xuyên nắm bắt diễn biến cung - cầu lao động, nâng cao năng lực phân tích, dự báo và thông tin, kết nối thị trường lao động.
Thừa Thiên Huế phấn đấu giải quyết việc làm cho 16.300 lao động trong năm 2022
- Đầu tư nâng cao năng lực, hiện đại hóa nhằm phát huy hiệu quả hoạt động của Trung tâm Dịch vụ việc làm; đa dạng hóa các hình thức giao dịch việc làm; nâng cao chất lượng, hiệu quả các Phiên giao dịch việc làm định kỳ tại Trung tâm Dịch vụ việc làm, Phiên giao dịch việc làm lưu động, chuyên đề, Phiên giao dịch
việc làm liên kết vùng; hoàn thiện Cổng thông tin điện tử Việc làm Huế “Người tìm việc, việc tìm người” để tổ chức giao dịch việc làm trực tuyến tạo môi trường và tăng hiệu quả kết nối giữa người lao động với chủ sử dụng lao động.
- Lựa chọn, phối hợp với các doanh nghiệp có năng lực, uy tín, có Hợp đồng cung ứng lao động đi làm việc ở các nước có tình hình chính trị, kinh tế - xã hội ổn định và có chế độ đãi ngộ tốt cho người lao động tổ chức thông tin, tuyên truyền, tư vấn, tuyển chọn lao động đưa đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; tạo điều kiện để hình thành một số cơ sở đào tạo giáo dục định hướng, kỹ năng nghề, ngoại ngữ cho lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài trên địa bàn tỉnh nhằm giảm áp lực chi phí cho người lao động. 
Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, giáo dục nghề nghiệp gắn với giải quyết việc làm       
- Tham mưu Ban cán sự Đảng UBND tỉnh trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết về phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021- 2025.       
- Triển khai có hiệu quả Chương trình phát triển nguồn nhân lực năm 2022.
Trong đó, tập trung đào tạo các nghề cung ứng nguồn nhân lực cho các ngành, lĩnh vực tạo ra giá trị gia tăng cao theo định hướng phát triển của tỉnh; đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho các đối tượng chính sách, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, người chấp hành xong án phạt tù, lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, …   
- Xây dựng quy chế phối hợp giữa các ngành, địa phương, các nhà đầu tư, doanh nghiêp, đơn vị sử dụng lao động trong việc cung cấp thông tin, dự báo thị trường lao động, tuyển dụng lao động đảm bảo có hệ thống, đồng bộ, kịp thời.
Nâng cao hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia để giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương
- Chú trọng các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị, nhất là mô hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy, hải sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng cây dược liệu…; khai thác tiềm năng, thế mạnh của mỗi vùng, địa phương, kinh nghiệm sản xuất phù hợp với điều kiện tự nhiên, văn hóa, xã hội ở từng địa
phương, nhằm giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động.  
- Tranh thủ các nguồn lực hỗ trợ đa dạng hóa sinh kế và xây dựng, hình thành, nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh cho người dân để góp phần tạo ra việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Thực hiện hiệu quả các chính sách thu hút, khuyến khích doanh nghiệp, người dân đầu tư vào các vùng khó khăn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế, tạo điều kiện giải quyết việc làm, thu nhập tại chỗ cho người dân.         
Tập trung hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển đổi nghề nghiệp, giới thiệu việc làm cho người lao động từ các tỉnh, thành khác trở về địa phương do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19       
- Tham mưu HĐND tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trở về quê do ảnh hưởng đại dịch COVID-19 có nguyện vọng ở lại địa phương để lập nghiệp giúp người dân sớm ổn định cuộc sống, đóng góp một phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Truyền thông, nâng cao năng lực thực hiện Chương trình việc làm        
- Tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ nâng cao năng lực, nghiệp vụ, chức năng quản lý nhà nước về lao động - việc làm cho cán bộ ở các cấp, các ngành. Thường xuyên giám sát, kiểm tra theo chuyên đề hoặc lồng ghép với các chương trình kiểm tra, giám sát khác đối với Chương trình việc làm ở các cấp, các ngành.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động, việc làm và an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, phát hiện kịp thời, giải quyết dứt điểm những trường hợp tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động, hạn chế đến mức thấp nhất các cuộc tranh chấp lao động và đình công xảy ra nhằm ổn định sản xuất kinh doanh, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ tại doanh nghiệp nhằm đảm bảo việc làm và an sinh xã hội.
Hà Giang
TIN LIÊN QUAN
TAG: Thừa Thiên Huế giải quyết việc làm Covid-19
Tin khác
4 tháng đầu năm 2024: Đồng Nai giải quyết việc làm cho 31.624 lượt người lao động
Lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH TP.HCM gặp gỡ đối thoại trực tiếp với cán bộ, công chức, viên chức
Phú Yên tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động
Việc làm bền vững kéo giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo ở Ninh Sơn
TP.HCM: Thực hiện đánh giá, xếp loại chất lượng theo hiệu quả công việc và chi thu nhập tăng thêm
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội yêu cầu làm rõ vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng do nổ nồi hơi tại Đồng Nai
TP.HCM: Tổ chức Tháng Công nhân với chủ để “Đoàn kết công nhân - Triển khai nghị quyết”
Nâng cao hiệu quả kết nối cung - cầu lao động tại huyện Thạch Thất, Hà Nội
Phòng LĐ-TB&XH thị xã Ngã Năm “mang” 9 phiên giao dịch việc làm, tư vấn học nghề về các xã