An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Thừa Thiên Huế: Bắt đầu chi trả gói an sinh cho các đối tượng yếu thế
05:05 PM 30/04/2020
(LĐXH) - Ngày 28/4/2020, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, ông Phan Ngọc Thọ đã ký ban hành quyết định phê duyệt danh sách hỗ trợ gần 135.000 người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 với tổng kinh phí hỗ trợ gần 150 tỷ đồng với thời gian hỗ trợ là 3 tháng.
Phát biểu tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh sáng ngày 29/4, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Phan Ngọc Thọ yêu cầu, các sở, ban, ngành, địa phương vẫn chú trọng công tác phòng chống dịch thường xuyên, liên tục; tỉnh nghiên cứu nới lỏng, mở dần một số dịch vụ; xây dựng các bộ tiêu chí an toàn phòng dịch bệnh trên một số lĩnh vực; đặc biệt là có kế hoạch phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh gắn với an sinh xã hội.
Trong số nhóm đối tượng yếu thế được chi trả trong đợt này, có 13.706 người có công với kinh phí được hỗ trợ là 20,559 tỷ đồng, mức hỗ trợ 500 nghìn đồng/người/tháng; 50.292 đối tượng bảo trợ xã hội với kinh phí hỗ trợ là 75,438 tỷ đồng, mức hỗ trợ 500 nghìn đồng/người/tháng; 70.909 đối tượng thuộc hộ nghèo và cận nghèo với tổng kinh phí gần 63,2 tỷ đồng, mức hỗ trợ 250 nghìn đồng/người/tháng.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu lãnh đạo các địa phương chỉ đạo, xem xét, phê duyệt danh sách đối tượng được hỗ trợ, chịu trách nhiệm lựa chọn hình thức phù hợp, thuận lợi chuyển kinh phí hỗ trợ đến các đối tượng đảm bảo nhanh, chính xác, an toàn và các quy định về công tác phòng chống dịch COVID-19. Phối hợp chặt chẽ với Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức đoàn thể cung cấp để thực hiện giám sát việc chi trả đúng đối tượng, đúng quy định hiện hành. Cùng với đó, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Tài chính chịu trách nhiệm chủ động hỗ trợ, hướng dẫn, kiểm tra các địa phương tổ chức thực hiện các nội dung liên quan theo quy định; đảm bảo nguồn hỗ trợ đến tay người dân một cách nhanh nhất, hoàn thành ngay trong tháng 4/2020.
Trước đó, Thừa Thiên Huế đã tạm cấp 173 tỷ đồng (đợt 1) từ ngân sách tỉnh cho các huyện, thị xã và TP. Huế để bổ sung kinh phí thực hiện hỗ trợ cho người dân, căn cư tình hình thực tế, các địa phương có phương thức chi trả phù hợp. Việc chi trả phải bảo đảm đúng đối tượng, công khai, minh bạch, có giám sát chặt chẽ, không để xảy ra việc trục lợi trong thực hiện chính sách, ông Phan Ngọc Thọ nhấn manh.
Trong buổi chiều cùng ngày, 15 phường thuộc địa bàn TP. Huế đã tổ chức chi trả hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID- 19. Riêng trong ngày 30/4, 12 phường còn lại và Trung tâm Nuôi dưỡng người có công sẽ hoàn tất việc chi trả, tạo điều kiện cho người dân nhận tiền hỗ trợ trước dịp nghỉ lễ 1/5. 
Theo thống kê, thành phố Huế có 26.603 người thuộc 4 nhóm đối tượng được hỗ trợ, trong đó có 2.490 người có công, 11.747 đối tượng bảo trợ xã hội, 3.363 hộ nghèo và 6.003 hộ cận nghèo.
Để thực hiện việc chi trả, sau khi có Nghị quyết 42 của Chính phủ, thành phố đã phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ đạo các địa phương khẩn trương rà soát, lên danh sách các đối tượng trong diện được hỗ trợ, trước mắt là 4 nhóm đối tượng: người có công cách mạng, bảo trợ xã hội, hộ cận nghèo và hộ nghèo và khi Quyết định 15 của Thủ tướng Chính phủ cùng hướng dẫn của UBND tỉnh, TP. Huế triển khai chi trả với tổng số tiền 28.380.000.000 đồng.
Trong thời gian này, các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn cũng đã có nhiều hoạt động hỗ trợ hộ nghèo và các đối tượng yếu thế trên địa bàn, điển hình như: Hội LHPN huyện Phú Vang phối hợp với Hội Bảo trợ Người tàn tật và trẻ mồ côi tỉnh đã tiến hành trao tặng 13 chiếc xe lăn kèm 13 suất quà gồm gạo, mỳ tôm, dầu ăn cho người khuyết tật, có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện.
Công đoàn Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thừa Thiên Huế thông qua Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh (UBMTTQVN tỉnh) hỗ trợ 5 tấn gạo (tương ứng 500 suất quà) với tổng trị giá 75 triệu đồng cho các hộ nghèo bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 trên địa bàn.
Tổ chức Zhi-Shan Foundation Taiwan cũng đã trao 200 suất quà cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, lao động phổ thông, những người bán vé số ở phường Vỹ Dạ và An Đông. Mỗi suất quà trị giá 250 nghìn đồng, gồm: gạo, mì tôm và nước mắm. Tổng trị giá đợt trao quà là 50 triệu đồng.
Đoàn thanh niên BIDV Thừa Thiên Huế cũng phối hợp Đoàn thanh niên Ngân hàng Nhà nước Thừa Thiên Huế, BIDV Phú Xuân thực hiện hỗ trợ thông qua UBMTTQVN tỉnh với số tiền 5 triệu đồng (tiền mặt) cho các trường hợp khó khăn do dịch COVID-19.

Một số hình ảnh đầu tiên về hoạt động chi trả gói an sinh cho các đối tượng yếu thế trên địa bàn trong 2 ngày 29 và 30/4:

Ông Đặng Hữu Phúc, Giám đốc Sở LĐ-TBXH tỉnh giám sát tại điểm chi trả phường Trường An, thành phố Huế
Bà Phan Minh Nguyệt, Phó Giám đốc Sở LĐ-TBXH kiểm tra việc chi trả tại Huyện Quảng Điền
Đại điểm chi trả tại Nhà văn hoá thôn Hạ Lang, huyện Quảng Điền
Cán bộ công an, dân phòng được huy động tối đa để đảm bảo an ninh trật tự trong quá trình chi trả
Công tác hướng dẫn các đối tượng đến nhận chi trả đảm bảo công khai, minh bạch
Đảm bảo người dân giãn cách 2m tại các điểm chi trả

Hà Giang

 

 

TIN LIÊN QUAN
TAG: Thừa Thiên Huế chi trả gói an sinh đối tượng yếu thế Sở LĐ-TBXH Phan Ngọc Thọ
Tin khác
Vĩnh Phúc triển khai tổ chức chu đáo việc chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi
Lạng Sơn: Đảm bảo kế hoạch thực hiện các lĩnh vực lao động, người có công và xã hội trong những tháng đầu năm 2024
Thừa Thiên Huế: Xác định rõ nguồn lực, mục tiêu, đề ra các giải pháp để giảm nghèo bền vững
Hội thảo về Chiến thắng Trảng Bom (27-4-1975) thành công tốt đẹp
Vai trò trụ cột của Mặt trận Tổ quốc trong thúc đẩy giảm nghèo bền vững ở Ninh Thuận
Trợ giúp người khuyết tật và trẻ mồ côi ở Tuyên Quang
Lào Cai: Quan tâm thực hiện chính sách người có công với cách mạng
Viếng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Trảng Bom
Ban chỉ đạo Hội thảo khoa học “Chiến thắng Trảng Bom (27-4-1975) trong chiến dịch Hồ Chí Minh - Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm' thăm, tặng quà 5 gia đình chính sách