An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Thanh Hóa: Đẩy mạnh công tác truyền thông về giảm nghèo và giám sát đánh giá
02:07 PM 27/03/2024
(LĐXH) - Thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, tỉnh Thanh Hóa đặc biệt chú trọng công tác truyền thông và giảm nghèo về thông tin, giám sát đánh giá Chương trình nhằm nâng cao nhận thức của người dân, nhất là người nghèo về công tác giảm nghèo, đồng thời nâng cao hiệu quả thực hiện.
Công tác giám sát đánh giá Chương trình được tỉnh thực hiện nghiêm túc, đúng quy định
Thực hiện Tiểu dự án 1: Giảm nghèo về thông tin của Dự án 6, với tổng vốn Trung ương giao giai đoạn 2022 - 2023 là 15.259 triệu đồng, trong đó: Năm 2022 là 1.127 triệu đồng; năm 2023 là 14.132 triệu đồng. Tính đến hết năm 2023, tỉnh Thanh Hóa đã phân bổ 100% số vốn cho các đơn vị, địa phương thực hiện. Cụ thể, với nội dung có tính chất đặc thù, UBND tỉnh giao cho Sở Thông tin và Truyền thông triển khai lập dự án sửa chữa nâng cấp 17 đài truyền thanh cho các xã đặc biệt khó khăn khu vực III; lập dự toán trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt để sửa chữa, thay thế thiết bị hư hỏng đối với cụm thông tin điện tử tại Cửa khẩu Quốc tế Na Mèo huyện Quan Sơn.
Còn với nội dung không có tính chất đặc thù, UBND tỉnh giao cho Sở Thông tin và Truyền thông, các huyện, thị xã, thành phố đã tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ thông tin và truyền thông; biên tập, phát hành các ấn phẩm truyền thông. Năm 2023 đã giải ngân (bao gồm cả vốn năm 2022 chuyển sang) được là 3.390 triệu đồng, đạt 23% vốn Trung ương giao.
Đói với Tiểu dự án 2: Truyền thông về giảm nghèo đa chiều, với tổng vốn Trung ương giao giai đoạn 2022 - 2023 là 7.770 triệu đồng, đến hết năm 2023, tỉnh đã phân bổ 100% số vốn cho các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan là thành viên Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh để tổ chức thực hiện. Trên cơ sở đó, các cơ quan cấp tỉnh; các huyện, thị xã, thành phố đã đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về giảm nghèo với các hình thức phong phú,  đa dạng như: Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo; hợp đồng với cơ quan báo chí, truyền hình viết bài, phát phóng sự; tổ chức hội nghị đối thoại chính sách giảm nghèo; xây dựng pano, tờ rơi tuyên truyền… Năm 2023 đã giải ngân được 3.135 triệu đồng, đạt 47,7%.
Song song với đó, tỉnh Thanh Hóa cũng chú trọng Dự án 7: Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá Chương trình. Theo đó, đối với Tiểu dự án 1: Nâng cao năng lực thực hiện Chương trình, các ngành thành viên Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG; các huyện, thị xã, thành phố đã tích cực tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực thực hiện Chương trình cho cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện cấp xã, cấp thôn. Năm 2023 giải ngân được 8.097 triệu đồng, đạt 49,4%. Theo đó, tỉnh đã tổ chức trên 30 lớp tập huấn nâng cao năng lực thực hiện Chương trình cho khoảng gần 3.120 cán bộ (35 cán bộ cấp tỉnh, 81 cấp huyện, 420 cấp xã, 680 cấp thôn, 650 cán bộ nữ, 1.254 cán bộ là người DTTS), kết quả giải ngân đạt tốt so với ngân sách được phân bổ. Các huyện, thị xã, thành phố và các xã, phường, thị trấn đã tổ chức được trên 30 lớp tập huấn nâng cao năng lực thực hiện Chương trình cho khoảng gần 3.582 cán bộ (587 cấp huyện, xã; 2.995 cấp thôn, bản); Cấp tỉnh và các huyện tổ chức cho cán bộ giảm nghèo các cấp đi học tập, trao đổi kinh nghiệm tại các tỉnh; tổ chức hội thảo, hội nghị và các hoạt động khác về công tác giảm nghèo…
Về Tiểu dự án 2: Giám sát, đánh giá, với tổng vốn Trung ương giao giai đoạn 2022 - 2023 là 12.475 triệu đồng, đến hết năm 2023 đã phân bổ 100% số vốn cho các ngành thành viên Ban chỉ đạo các chương trình MTQG tỉnh; các huyện, thị xã, thành phố để triển   khai thực hiện. Căn cứ Kế hoạch tổ chức giám sát, đánh giá được UBND tỉnh ban hành hàng năm, các ngành thành viên Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG theo chức năng, nhiệm vụ được giao đã tổ chức đi đánh giá, giám sát tại cơ sở. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã phối hợp các Sở đi kiểm tra giám sát Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững tại các huyện41. Các huyện, thị xã, thành phố đã tổ chức trên 300 cuộc giám sát tại cấp huyện, cấp xã giám sát việc rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và việc triển khai thực hiện Chương trình. Qua công tác kiểm tra, giám sát đã kịp thời giải quyết những vấn đề khó khăn, vướng mắc, hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện; đôn đốc, hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, tiểu dự án của Chương trình. Năm 2023 đã giải ngân được 3.645 triệu đồng, đạt 35,7%.
Theo đánh giá, với sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Lao động – TBXH và của tỉnh, Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025 ở Thanh Hóa đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận, góp phần đạt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo (năm 2022 giảm 1,79%; năm 2023 giảm 1,47%, vượt kế hoạch đề ra bình quân là 1,5%/năm). Trong năm 2024, tỉnh đặt mục tiêu tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hằng năm từ 1,5% trở lên. Tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số giảm bình quân hằng năm 3% trở lên.  Tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm bình quân 4% - 5% trở lên./.
 
Hồng Phượng
 
 
 
 
TAG: Thanh hóa Giảm nghèo giám sát bao
Tin khác
Vĩnh Phúc triển khai tổ chức chu đáo việc chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi
Lạng Sơn: Đảm bảo kế hoạch thực hiện các lĩnh vực lao động, người có công và xã hội trong những tháng đầu năm 2024
Thừa Thiên Huế: Xác định rõ nguồn lực, mục tiêu, đề ra các giải pháp để giảm nghèo bền vững
Hội thảo về Chiến thắng Trảng Bom (27-4-1975) thành công tốt đẹp
Vai trò trụ cột của Mặt trận Tổ quốc trong thúc đẩy giảm nghèo bền vững ở Ninh Thuận
Trợ giúp người khuyết tật và trẻ mồ côi ở Tuyên Quang
Lào Cai: Quan tâm thực hiện chính sách người có công với cách mạng
Viếng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Trảng Bom
Ban chỉ đạo Hội thảo khoa học “Chiến thắng Trảng Bom (27-4-1975) trong chiến dịch Hồ Chí Minh - Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm' thăm, tặng quà 5 gia đình chính sách