An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Quảng Nam: Tập trung hỗ trợ hai huyện Phước Sơn và Bắc Trà My thoát nghèo
12:35 PM 26/01/2024
(LĐXH)-Giai đoạn 2022 – 2025, tỉnh Quảng Nam có hai huyện Phước Sơn và Bắc Trà My đăng ký thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn (ĐBKK) và đã được UBND tỉnh thống nhất đăng ký với Bộ LĐ-TB&XH phấn đấu đến cuối năm 2025, hai địa phương trên thoát khỏi tình trạng huyện nghèo, ĐBKK.
Theo Quyết định số 353/QĐ-TTg ngày 15/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách huyện nghèo, xã ĐBKK vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021-2025, tỉnh Quảng Nam có 06 huyện nghèo, gồm: Phước Sơn, Bắc Trà My, Nam Trà My, Tây Giang, Đông Giang và Nam Giang.
Kiểm tra công tác hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo trên địa bàn huyện Bắc Trà My
Khi rà soát, đăng ký và xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện thoát khỏi tình trạng huyện nghèo, ĐBKK giai đoạn 2022-2025, huyện nghèo Phước Sơn và huyện nghèo Bắc Trà My đã căn cứ tiêu chí huyện nghèo thực hiện đăng ký và xây dựng kế hoạch thực hiện sát với điều kiện thực tế tại địa phương. Trong đó, huyện Phước Sơn đặt mục tiêu đưa tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm từ 6-7%/năm, phấn đấu đến cuối năm 2025, tỷ lệ nghèo đa chiều giảm từ 55,15% (cuối năm 2021) xuống còn 22,06% (cuối năm 2025), trong đó: tỷ lệ hộ nghèo là 16,98%, tỷ lệ hộ cận nghèo là 5,08%; thu nhập bình quân đầu người đạt 35 triệu đồng/người/năm; phấn đấu có thêm 04 xã đạt chuẩn nông thôn mới (gồm các xã: Phước Năng, Phước Chánh, Phước Công và Phước Hiệp); số đơn vị cấp xã thuộc vùng ĐBKK còn 6/12 xã, chiếm tỷ lệ 50%. Đến cuối năm 2025, tổng điểm đánh giá theo tiêu chí quy định tại Quyết định số 36/2021/QĐ-TTg ngày 13/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ, huyện Phước Sơn là 29 điểm, khả năng thoát khỏi tình trạng nghèo, ĐBKK theo quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 8 Quyết định số 36/2021/QĐ-TTg.
Đối với huyện Bắc Trà My: Mục tiêu đưa tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm từ 6-7%/năm, phấn đấu đến cuối năm 2025, tỷ lệ nghèo đa chiều giảm từ 57,03% (cuối năm 2021) xuống còn 20,84% (cuối năm 2025), trong đó: tỷ lệ hộ nghèo là 19,45%; tỷ lệ hộ cận nghèo là 1,39%; thu nhập bình quân đầu người đạt 40 triệu đồng/người/năm; phấn đấu có thêm 02 xã đạt chuẩn nông thôn mới (Trà Sơn và Trà Giang); số đơn vị cấp xã thuộc vùng ĐBKK còn 6/13 xã, chiếm tỷ lệ 46,15%. Đến cuối năm 2025, tổng điểm đánh giá theo tiêu chí quy định tại Quyết định số 36/2021/QĐ-TTg ngày 13/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ, huyện Bắc Trà My là 29 điểm, khả năng thoát khỏi tình trạng nghèo, ĐBKK theo quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 8 Quyết định số 36/2021/QĐ-TTg.
Để đạt mục tiêu đó, bên cạnh các chính sách hỗ trợ của trung ương, tỉnh Quảng Nam đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, ưu tiên bố trí vốn ngân sách để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các huyện miền núi; ưu tiên bố trí vốn theo nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn thực hiện 03 Chương trình MTQG, đặc biệt là Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững và Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Đồng thời, hai huyện nghèo Phước Sơn và Bắc Trà My cũng tập trung ưu tiên nguồn lực thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo, thực hiện hiệu quả mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân; tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (việc làm, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin).
Triển khai thực hiện Tiểu dự án 2 - Dự án 1 Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025: Đối với vốn đầu tư phát triển, tỉnh đã phân bổ kế hoạch vốn đầu tư công nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ, ngân sách tỉnh đối ứng năm 2023 để đầu tư các công trình giao thông liên xã trên địa bàn hai huyện nghèo Phước Sơn, Bắc Trà My với số tiền: 133,621 tỷ đồng (ngân sách trung ương: 119,305 tỷ đồng, ngân sách tỉnh: 14,316 tỷ đồng). Đến ngày 30/10/2023, đã giải ngân 13,620 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 11,42%.
Đối với vốn sự nghiệp, tỉnh đã phân bổ 13,183 tỷ đồng (ngân sách trung ương: 11,931 tỷ đồng, ngân sách tỉnh: 1,252 tỷ đồng) cho hai huyện nghèo Phước Sơn, Bắc Trà My để duy tu và bảo dưỡng các công trình giao thông liên xã phục vụ dân sinh, sản xuất, thiết yếu trên địa bàn. Đến ngày 30/9/2023, đã giải ngân 548 triệu đồng, đạt tỷ lệ 4,59%.
Theo đánh giá của UBND tỉnh Quảng Nam, mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo tại hai huyện Phước Sơn và Bắc Trà My trong năm 2022 đạt và vượt so với chỉ tiêu đề ra. Trong đó, năm 2022, hai huyện đều đạt vượt mục tiêu giảm hộ nghèo tỉnh giao (huyện Bắc Trà My giảm vượt chỉ tiêu giao 128 hộ (488/360), huyện Phước Sơn giảm vượt chỉ tiêu giao 135 hộ (635/500). Tỉnh phấn đấu đến cuối năm 2025, huyện nghèo Phước Sơn và huyện nghèo Bắc Trà My thoát khỏi tình trạng nghèo, ĐBKK theo tiêu chí quy định tại Quyết định số 36/2021/QĐ-TTg ngày 13/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí xác định huyện nghèo, xã ĐBKK vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021-2025; tỷ lệ nghèo đa chiều (gồm tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo đa chiều) giảm từ 6-7%/năm, quy mô hộ nghèo và hộ cận nghèo đa chiều cuối kỳ giảm ít nhất 60% so với đầu kỳ./.
Thu Hương
TAG: Hộ nghèo Hỗ Trợ huyện Bắc Trà My
Tin khác
Vĩnh Phúc triển khai tổ chức chu đáo việc chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi
Lạng Sơn: Đảm bảo kế hoạch thực hiện các lĩnh vực lao động, người có công và xã hội trong những tháng đầu năm 2024
Thừa Thiên Huế: Xác định rõ nguồn lực, mục tiêu, đề ra các giải pháp để giảm nghèo bền vững
Hội thảo về Chiến thắng Trảng Bom (27-4-1975) thành công tốt đẹp
Vai trò trụ cột của Mặt trận Tổ quốc trong thúc đẩy giảm nghèo bền vững ở Ninh Thuận
Trợ giúp người khuyết tật và trẻ mồ côi ở Tuyên Quang
Lào Cai: Quan tâm thực hiện chính sách người có công với cách mạng
Viếng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Trảng Bom
Ban chỉ đạo Hội thảo khoa học “Chiến thắng Trảng Bom (27-4-1975) trong chiến dịch Hồ Chí Minh - Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm' thăm, tặng quà 5 gia đình chính sách