An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Lạng Sơn: Hỗ trợ phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo
09:06 AM 28/03/2024
(LĐXH) - Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh Lạng Sơn đã tập trung hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội 2 huyện nghèo là Văn Quan và Bình Gia, đồng thời thực hiện Đề án hỗ trợ huyện Văn Quan thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022 – 2025.
Nhiều công trình được đầu tư từ nguồn kinh phí Chương trình MTQG giảm nghèo đã giúp người dân địa phương huyện Văn Quan phát triển kinh tế - xã hội
Ông Phạm Đức Huân, Giám đốc LĐ-TB&XH tỉnh Lạng Sơn cho biết, triển khai Tiểu dự án hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo Văn Quan và Bình Gia, đối với huyện Bình Gia, vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ương thực hiện 24 dự án, tổng vốn là 44,559 tỷ đồng. Trong đó, có 11 dự án giao thông, 2 dự án điện, vốn thực hiện là 2,8 tỷ đồng; 1 dự án thủy lợi hoàn thành năm 2023, vốn thực hiện là 595 triệu đồng; 9 công trình giáo dục, tổng đầu tư là 18,732 tỷ đồng, trong đó khởi công mới 3 công trình, mức đầu tư là 3,917 tỷ đồng và 6 công trình hoàn thành năm 2023, mức đầu tư là 14,815 tỷ đồng; khởi công mới 1 công trình nhà văn hóa, tổng mức đầu tư là 1,4 tỷ đồng; sửa chữa 1 công trình công cộng, tổng mức đầu tư là 2 tỷ đồng. Giải ngân nguồn vốn đến hết ngày 31/5/2023 đạt 22,833 tỷ đồng, ước giải ngân nguồn vốn đến hết ngày 30/6/2023 đạt 32,542 tỷ đồng, dự kiến cả năm giải ngân nguồn vốn đạt 100% kế hoạch.
Đối với nguồn vốn sự nghiệp, tổng vốn thực hiện là 4,59 tỷ đồng, trong đó, 4,456 tỷ đồng ngân sách trung ương, 134 triệu đồng ngân sách huyện; thực hiện 2 dự án bảo dưỡng, sửa chữa đường giao thông tại 2 xã đặc biệt khó khăn. Ước giải ngân đến hết ngày 30/6/2023 đạt 1,093 tỷ đồng và dự kiến hết năm 2023 giải ngân đạt 100% kế hoạch.
Còn tại huyện Văn Quan, vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ương là 40,152 tỷ đồng. Bố trí cho 1 dự án hoàn thành, 12 dự án chuyển tiếp và 5 dự án khởi công mới. Huyện đã giao xã làm chủ đầu tư theo cơ chế đặc thù là 1/5 dự án khởi công mới, đạt 20% kế hoạch. Về tiến độ, hiện nay có 1 dự án đã phê duyệt quyết toán; 10 dự án đã hoàn thành thi công, nghiệm thu bàn giao; 2 dự án đang thi công; 5 dự án khởi công mới có 1 dự án đang thi công, 3 dự án đã bàn giao mặt bằng, 1 dự án vướng quy hoạch chưa triển khai. Đến nay đã giải ngân được 10,469 tỷ đồng, đạt 26,07% kế hoạch. Ước đến ngày 30/6/2023, nguồn vốn ngân sách trung ương giải ngân được 17,795 tỷ đồng, đạt 44,31% kế hoạch. Nguồn vốn ngân sách huyện đối ứng 1,205 tỷ đồng đã giao cho chủ đầu tư, hiện đang triển khai, đến nay chưa giải ngân.
Đối với nguồn vốn sự nghiệp, thực hiện duy tu, bảo dưỡng 5 tuyến đường trên địa bàn các xã với tổng kinh phí là 4,135 tỷ đồng (ngân sách trung ương là 4,015 tỷ đồng, ngân sách huyện là 120 triệu đồng), đến nay đang thực hiện, chưa giải ngân.
Cũng theo ông Phạm Đức Huân, tỉnh cũng đang triển khai Đề án hỗ trợ huyện Văn Quan thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022 – 2025. Đề án do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 880/QĐ-TTg, Sở LĐ-TB&XH chủ trì, phối hợp với UBND huyện Văn Quan, các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch số 213/KH- UBND ngày 15/10/2022 của UBND tỉnh về hỗ trợ huyện Văn Quan thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022 - 2025.      Vốn đầu tư phát triển nguồn trung ương là 60,389 tỷ đồng, tiến độ các dự án triển khai năm 2023: 1 dự án đã phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi; 2 dự án đang thẩm tra; 1 dự án đang lập dự án đầu tư; 1 dự án chuẩn bị đầu tư năm 2024. Đến nay các dự án chưa được phê duyệt, do đó chưa đủ điều kiện để giao vốn cho chủ đầu tư thực hiện. Giải ngân vốn ngân sách trung ương đến ngày 31/5/2023 đạt 0%; ước đến 30/6/2023 chưa giải ngân. Nguồn vốn ngân sách huyện đã phân bổ là 1,812 tỷ đồng đối ứng để thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư từ tháng 3/2023, đến ngày 31/5/2023 chưa giải ngân; ước đến ngày 30/6/2023 giải ngân được 1,412 tỷ đồng, đạt 77,92% kế hoạch.
Đối với nguồn vốn sự nghiệp, đã thực hiện duy tu, bảo dưỡng 6 tuyến đường huyện với tổng kinh phí là 6,22 tỷ đồng (ngân sách trung ương là 6,039 tỷ đồng, ngân sách huyện là 181 triệu đồng), đến nay đang thực hiện, chưa giải ngân.
Với mục tiêu nâng cao thu nhập, nâng cao chất lượng sống người dân, đặc biệt là vùng lõi nghèo, huyện nghèo, tỉnh Lạng Sơn triển khai đồng bộ các giải pháp. Việc thực hiện hiệu quả các chính sách giảm nghèo đã góp phần tạo được niềm tin của Nhân dân với Đảng, với chính quyền, góp phần ổn định xã hội, quốc phòng - an ninh được bảo đảm./.
Hồng Phượng
TAG: lạng Sơn hạ Tầng huyện nghèo
Tin khác
Vĩnh Phúc triển khai tổ chức chu đáo việc chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi
Lạng Sơn: Đảm bảo kế hoạch thực hiện các lĩnh vực lao động, người có công và xã hội trong những tháng đầu năm 2024
Thừa Thiên Huế: Xác định rõ nguồn lực, mục tiêu, đề ra các giải pháp để giảm nghèo bền vững
Hội thảo về Chiến thắng Trảng Bom (27-4-1975) thành công tốt đẹp
Vai trò trụ cột của Mặt trận Tổ quốc trong thúc đẩy giảm nghèo bền vững ở Ninh Thuận
Trợ giúp người khuyết tật và trẻ mồ côi ở Tuyên Quang
Lào Cai: Quan tâm thực hiện chính sách người có công với cách mạng
Viếng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Trảng Bom
Ban chỉ đạo Hội thảo khoa học “Chiến thắng Trảng Bom (27-4-1975) trong chiến dịch Hồ Chí Minh - Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm' thăm, tặng quà 5 gia đình chính sách