Xã hội
Trang chủ / Xã hội / Xã hội
Lâm Đồng: Đánh giá giữa kỳ Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững
02:41 PM 19/11/2018
(LĐXH) - Trong hai năm 2016 – 2017 vừa qua, cùng với các chính sách đầu tư của Trung ương, tỉnh Lâm Đồng tiếp tục ưu tiên và đầu tư từ nhiều chương trình, dự án tại các xã nghèo, huyện nghèo, như kiên cố hóa trường học, kênh mương thủy lợi, giao thông nông thôn tại các xã, thôn đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao.
Lâm Đồng thường xuyên tổ chức  tập huấn và Hội nghị đánh giá về
công tác giảm nghèo để có các biển pháp triển
khai về công tác giảm nghèo có hiệu quả tại địa phương

Cơ sở hạ tầng các xã đông đồng bào dân tộc thiểu số, xã nghèo được cải thiện rõ nét, góp phần nâng chất lượng cuộc sống của nhân dân. Cùng với đầu tư cơ sở hạ tầng, giao đất sản xuất, hỗ trợ y tế, giáo dục, làm nhà ở cho hộ nghèo, cung cấp vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội, các chương trình, dự án về khuyến nông, dạy nghề, xuất khẩu lao động, trợ cấp xã hội, đã được triển khai đồng bộ và đã tác động trực tiếp đến tăng thu nhập, nâng khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội đối với người nghèo, đồng bào dân tộc.

Ngoài nguồn ngân sách trung ương và tỉnh đầu tư Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững thì các địa phương còn ưu tiên đầu tư cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số theo hướng tập trung, không giàn trải để nhằm tạo hiệu quả nội lực căn bản để nhân dân và hộ nghèo phát triển kinh tế thoát nghèo bền vững. Qua đó, phong trào thi đua sản xuất làm giàu trong nhân dân ngày càng cao, nhiều hộ nghèo đã tự lực tận dụng có hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ thoát nghèo. Hiệu quả từ các chương trình đầu tư trực tiếp và gián tiếp cho các hộ dân đã tác động tích cực đến đời sống tư tưởng của nhân dân và được nhân dân tích cực hưởng ứng. Bên cạnh đó, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể của tỉnh cũng đã tích cực triển khai chương trình giảm nghèo đến đoàn viên, hội viên của mình, tạo ra phong trào hỗ trợ, giúp nhau trong sản xuất, xây dựng nhiều mô hình làm ăn có hiệu quả, giúp hộ nghèo vươn lên thoát nghèo bề vững.

Với những nỗ lực đó, kết quả giảm nghèo trong 2 năm 2016 và 2017, toàn tỉnh đã giảm được 7.926 hộ nghèo, bằng 39,4% số hộ nghèo. Trong đó, khu vực thành thị giảm 1.004 hộ (mức giảm 45,1%),  khu vực nông thôn (117 xã) giảm 6.922 hộ (mức giảm 38,7%).  Người kinh giảm 3.470 hộ (mức giảm 45,6%), dân tộc thiểu số giảm 4.456 hộ (mức giảm 35,7%). Các địa phương có mức giảm nghèo cao trong 2 năm qua là huyện Đức Trọng (mức giảm 65,7%), Cát Tiên (61,6%), TP.Đà Lạt (60,6%), Đạ Huoai (59,8%). Bình quân mỗi năm, tỉ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm 1,38%.

Đến cuối năm 2017, toàn tỉnh có 89 xã (76,1% số xã của tỉnh) dưới 7% hộ nghèo, 19 xã từ 7 đến 15% hộ nghèo và 9 xã trên 15% hộ nghèo. Có 06 xã, phường (Phường 8, Phường 9, Phường 10, Phường 12, xã Xuân Trường của thành phố Đà Lạt và xã Hà Lâm của huyện Đạ Huoai) không còn hộ nghèo, trong đó phường 9 và Phường 12 không còn cả hộ nghèo và cận nghèo.  

Ông Ngô Hữu Hay – Phó Giám đốc, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Lâm  Đồng cho biết: Tính đến 30/6/2018, doanh số cho vay hộ nghèo  trên địa bàn đã đạt 10.390 lượt khách hàng/373.727 triệu đồng, hộ cận nghèo 11.033 lượt khách hàng/405.182 triệu đồng, hộ mới thoát nghèo 9671 lượt khách hàng /363.438 triệu đồng; cho vay xuất khẩu lao động 145 lượt khách hàng/ 7.208 triệu đồng; hỗ trợ vốn vay làm nhà ở theo đề án 654 đối với 506 lượt khách hàng/12.635 triệu đồng. Toàn tỉnh cấp được 288.207 thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, người đang sinh sống ở vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, người đồng  bào dân tộc thiểu số, hộ cận nghèo, hộ gia đình làm nông, lâm ngư nghiệp có mức sống trung bình. Hoàn thành 694 căn nhà ở cho hộ nghèo (đạt 32,3%  so với 2.148 căn theo đề án), trong đó hỗ trợ xây mới 570 căn, sửa chữa 124 căn).  Tính chung  trong 3 năm 2016 – 2018, số nhà hoàn thành đạt 53,76% kế hoạch của Đề án (694/1.291căn). Hỗ trợ tiền điện theo Quyết định số 28/QĐ-TTg cho 78.170 lượt hộ nghèo, hộ chính sách xã hội; trợ giúp pháp lý cho 4.070 người thuộc hộ gia đình hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số. Miễn giảm học phí 19.538 học sinh, hỗ trợ chi phí học tập 19.873 học sinh…

Tỉnh Lâm Đồng thường xuyên thăm hỏi và tặng quà cho cho các hộ nghèo,

gia đình chính sách và đối tượng có hoàn cảnh khó khăn 

Riêng Chương trình 30a và Chương trình 135 tại huyện Đam Rông, tổng nguồn vốn đầu tư là 308.898 triệu đồng, trong đó Chương trình 30a triển khai thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Đam Rông từ 2016 đến nay là 143.791 triệu đồng. Cụ thể: Tổng kinh phí Ngân sách trung ương đã bố trí để thực hiện CTMTQG giảm nghèo bền vững thực hiện Chương trình 30a là 121.791 triệu đồng (vốn đầu tư xây dựng cơ bản 69.624 triệu đồng, vốn sự nghiệp 52.167 triệu đồng).  Nguồn hỗ trợ từ các đơn vị nhận giúp đỡ huyện là 22.000 triệu đồng, trong đó Tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam hỗ trợ 19.000triệu đồng, Bộ tư lệnh quân khu 7 hỗ trợ 3.000 triệu đồng. Từ nguồn vốn được hỗ trợ nêu trên, tỉnh đã triển khai các dự án tại huyện Đam Rông, như: Tiểu dự án 1, dự án 2, 3,4 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng; phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo; Hỗ trợ cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài chương trình 30a và  truyền thông về giảm nghèo và thông tin; nâng cao năng lực, giám sát đánh giá thực hiện chương trình giảm nghèo…

Còn chương trình 135, tổng kinh phí thực hiện 165.107 triệu đồng từ nguồn ngân sách trung ương, trong đó vốn đầu tư phát triển 121.415 triệu đồng, vốn sự nghiệp 43.692 triệu đồng. Từ nguồn vốn này, tỉnh đã đầu tư xây dựng khoảng 324 công trình (254 công trình đường GTNT, 08 công trình nước, 62 công trình nhà văn hóa), với tổng kinh phí là 121.415 triệu đồng. Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo với tổng vốn là 32.413 triệu đồng, hỗ trợ đầu tư cho khoảng 6.511 hộ, gồm hỗ trợ vật tư  phân bón, giống cây trồng, vật  nuôi, máy móc nông cụ sản xuất, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, nhân rộng mô hình  giảm nghèo. Đồng thời,  tổ chức đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho 1.204 lượt cán bộ cơ sở,  cộng đồng và tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm về công tác tổ chức triển khai thực hiện Chương trình tại các tỉnh đang thực hiện chương trình 135.

 Ngoài ra, còn hỗ trợ cây trồng, vật nuôi, phân bón, hỗ trợ máy móc, trang thiết bị, tập huấn phổ biến kiến thức. Với nguồn kinh phí được phân bổ đã hỗ trợ cho khoảng 150 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tại huyện Đơn Dương, Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh và huyện Cát Tiên. Ngoài ngân sách trung ương hỗ trợ, người dân đối ứng 306,2 triệu đồng, bình quân mức đối ứng khoảng 20% so nguồn kinh phí nhà nước hỗ trợ. Năm 2018, nguồn vốn được phân bổ 3.093 triệu đồng, đã giải ngân 434 triệu đồng đạt 14% so kế hoạch, kinh phí giải ngân các huyện chậm do Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định mức hỗ trợ từ nguồn kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 mới được ban hành ngày 11/7/2018.

 Tỉnh còn phối hợp với cơ quan báo đài của Trung ương và địa phương để phổ biến các chính sách của nhà nước về CTMTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm, chính sách đối thoại với hộ nghèo, hộ cận nghèo, giới thiệu gương điển hình và mô hình giảm nghèo hiệu quả trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Đồng thời, biên soạn và  in 15.000 cuốn “cẩm nang dành cho hộ nghèo” bằng tiếng Việt, tiếng K’Ho và tiếng H’Mông, trên 3.000 tờ rơi, áp phích, băng rôn tuyên truyền áp phích về công tác giảm nghèo, gần 100 video clip tuyên truyền, tổ chức 21 cuộc đối thoại chính sách với hộ nghèo, tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn về kỹ năng thông tin truyền thông giảm nghèo cho gần 1.500 lượt cán bộ xã, thôn; thực hiện đầu tư, lắp đặt trang thiết bị tác nghiệp cho 04 xã khu vực III của huyện Bảo Lâm (01 xã), Đức Trọng (01 xã), Lạc Dương (02 xã). Qua đó đã góp phần  đẩy mạnh công tác truyền thông về giảm nghèo bền vững, được các địa phương quan tâm và thực hiện tốt,  đã truyền tải chính sách, chương trình giảm nghèo đến cộng đồng và người dân, khuyến khích, động viên người nghèo, người cận nghèo chủ động vươn lên thoát nghèo bền vững, nhiều mô hình, kinh nghiệm làm ăn hiệu quả đã được tuyên truyền, nhân rộng giúp người dân nâng cao năng lực sản xuất, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giảm nghèo tại Lâm Đồng vẫn còn nhiều khó hăn, hạn chế, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, như:  Việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững của các Bộ, ngành Trung ương và của tỉnh còn chậm, gây lúng túng cho các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện  (hướng dẫn nội dung thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo). Nguồn vốn ngân sách đầu tư cho chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo còn hạn chế trong đầu tư cơ sở hạ tầng, duy tu bảo dưỡng công trình, hỗ trợ phát triển sản xuất và nhân rộng mô hình giảm nghèo. Việc huy động nguồn lực xã hội còn gặp nhiều khó khăn, nhất là huy động nguồn vốn từ các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp. Chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo theo Quyết định 33/2015/QĐ-TTg của Chính phủ triển khai chậm, nguyên nhân ngoài nguồn vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội (25 triệu đồng/căn), vốn hỗ trợ từ ngân sách tỉnh (5 triệu đồng/căn) thì nguồn vốn huy động từ cộng đồng, doanh nghiệp còn hạn chế, các địa phương có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn thì số hộ nghèo càng nhiều và nhu cầu cần hỗ trợ nhà ở là rất lớn.

Vì vậy, để thực hiện đạt hiệu quả mục tiêu chương trinh Quốc gia về giảm ghèo bền vững trong thời gian tới, tỉnh Lâm Đồng đề ra nhiệm vụ cụ thể như: Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh giảm còn dưới 1,9%, riêng đồng bào dân tộc thiểu số dưới 4,8%. Không còn xã có trên 15% hộ nghèo, riêng đồng bào dân tộc thiểu số không còn xã có trên 20% hộ nghèo. Riêng huyện Đam Rông thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ. Tỉnh tập trung cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo, bảo đảm thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo của tỉnh đến cuối năm 2020 tăng lên 1,5 lần so với cuối năm 2015, riêng hộ nghèo ở huyện nghèo, các xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn, hộ nghèo dân tộc thiểu số tăng gấp 2 lần. Thu nhập của hộ gia đình tham gia dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo tăng 20% - 25%/năm; mỗi năm có ít nhất 20% hộ gia đình nghèo, cận nghèo tham gia dự án thoát nghèo, cận nghèo.

Để thực hiện được mục tiêu trên, tỉnh đề ra các giải pháp, như: Đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về giảm nghèo bền vững đến các cấp, ngành, tầng lớp nhân dân và người nghèo nhằm thay đổi và chuyển biến nhận thức trong giảm nghèo, khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người nghèo. Tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả chính sách và nguồn lực hỗ trợ của nhà nước, của cộng đồng để thoát nghèo, vươn lên khá giả; tôn vinh doanh nghiệp, tập thể cá nhân có nhiều đóng góp về nguồn lực, cách làm hiệu quả trong công tác giảm nghèo bền vững, thực hiện tốt phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”; công khai, minh bạch trong rà soát hộ nghèo./.

Hoàng Cảnh

 

TAG: Lâm Đồng: Đánh giá giữa kỳ Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền v
Tin khác
Vĩnh Phúc triển khai tổ chức chu đáo việc chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi
Lạng Sơn: Đảm bảo kế hoạch thực hiện các lĩnh vực lao động, người có công và xã hội trong những tháng đầu năm 2024
Thừa Thiên Huế: Xác định rõ nguồn lực, mục tiêu, đề ra các giải pháp để giảm nghèo bền vững
Hội thảo về Chiến thắng Trảng Bom (27-4-1975) thành công tốt đẹp
Vai trò trụ cột của Mặt trận Tổ quốc trong thúc đẩy giảm nghèo bền vững ở Ninh Thuận
Trợ giúp người khuyết tật và trẻ mồ côi ở Tuyên Quang
Lào Cai: Quan tâm thực hiện chính sách người có công với cách mạng
Viếng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Trảng Bom
Ban chỉ đạo Hội thảo khoa học “Chiến thắng Trảng Bom (27-4-1975) trong chiến dịch Hồ Chí Minh - Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm' thăm, tặng quà 5 gia đình chính sách