An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Kon Tum: Chăm lo cho người khuyết tật bằng những việc làm thiết thực
10:32 AM 18/04/2023
(LĐXH) - Theo thống kê của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Kon Tum, , toàn tỉnh hiện có 7.691 người khuyết tật, trong đó có 6.097 người được hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng. Mặc dù điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, song trong những năm qua, tỉnh Kon Tum vẫn luôn quan tâm chú trọng công tác trợ giúp người khuyết (NKT) tật ổn định cuộc sống và vươn lên hòa nhập cộng đồng.
Cùng với sự chăm lo của Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành và sự trợ giúp của cộng đồng và xã hội, đến nay, đời sống vật chất và tinh thần của người khuyết tật trên địa bàn tỉnh được cải thiện đáng kể. Toàn xã hội đã chung tay bằng những việc làm thiết thực để giúp đỡ người khuyết tật. Hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng không phân biệt kỳ thị đối xử, cải thiện đời sống tinh thần cho người khuyết tật được tăng cường. Công tác trợ giúp về phương tiện đi lại, trợ giúp cải thiện sinh hoạt, hỗ trợ sinh kế, giới thiệu tạo việc làm cho người khuyết tật được quan tâm. Việc kết nối với các tổ chức từ thiện và các nhà hảo tâm thăm hỏi, tặng quà cho người khuyết tật được thực hiện thường xuyên.
Tặng quà cho người khuyết tật trên địa bàn xã Đăk Mar
Các hoạt động trợ giúp NKT trên địa bàn tỉnh ngày càng được các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm. Nhiều chủ trương, chính sách chăm lo, bảo đảm quyền và phát huy vai trò của NKT được triển khai kịp thời, có hiệu quả, góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội và phát triển bền vững. Các cấp, các ngành, cơ quan nhà nước triển khai nhiều hoạt động trợ giúp NKT, phát huy trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc chăm lo cuộc sống của NKT; tạo thêm động lực, đáp ứng tốt hơn quyền lợi chính đáng, hợp pháp, động viên để NKT phát huy năng lực, vươn lên hoà nhập, đóng góp cho xã hội. Trong năm 2022, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tham mưu UBND tỉnh trình Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp 80 tỷ đồng vốn ngân sách trung ương từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội để xây dựng Cơ sở về nuôi dưỡng chăm sóc NKT thần kinh tâm thần trên địa bàn. Đặc biệt, Dự án “Hỗ trợ cải thiện chất lượng sống của NKT bị phun rải nặng chất da cam” tại tỉnh Kon Tum (Dự án Hòa nhập II) đã tạo điều kiện cho NKT tại địa bàn dự án nói riêng, trên địa bàn tỉnh nói chung có cơ hội được hỗ trợ nâng cao năng lực, kỹ năng, điều kiện được cải thiện chất lượng sống, góp phần phục hồi chức năng và tạo cơ hội tìm việc làm cho NKT tại địa phương.
Việc giải quyết chế độ trợ cấp xã hội thường xuyên, cấp thẻ bảo hiểm y tế, chăm sóc sức khỏe, chính sách giáo dục đối với trẻ khuyết tật cũng được tỉnh Kon Tum thực hiện đầy đủ, đảm bảo theo quy định của Nhà nước. Hiện toàn tỉnh đang tổ chức chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng cho 6.097 người, số NKT đang được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng 469 người; Số NKT đang hưởng chính sách nuôi dưỡng, chăm sóc trong cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội 193 người; số NKT được hỗ trợ dụng cụ chỉnh hình, phục hồi chức năng 139 NKT (trong đó Dự án Hòa nhập II hỗ trợ dụng cụ chỉnh hình cho 20 NKT); mua thẻ bảo hiểm y tế cho 7.256 NKT, hỗ trợ mua sắm vật dụng phục vụ cho sinh hoạt thường ngày đối với đối tượng nữ trong độ tuổi sinh đẻ, sách, vở, đồ dùng học tập đối với đối tượng đang đi học và các chi phí khác tại cơ sở Bảo trợ xã hội; được hỗ trợ mai táng phí khi qua đời
Trong năm qua, tỉnh còn tổ chức khám, tư vấn cho 348 lượt bệnh nhân là NKT; Tổ chức khám sàng lọc phát hiện sớm khuyết tật bẩm sinh, rối loạn phát triển và được can thiệp sớm các dạng khuyết tật cho 82 trường hợp trước sinh, trong đó phát hiện 09 trường hợp có hội chứng mắc bệnh Down; sàng lọc sơ sinh 361 trường hợp, phát hiện 05 trường hợp mắc bệnh thiếu men G6PD. Ngoài ra, Sở Y tế phối hợp với các Dự án tổ chức khám sàng lọc nhằm phát hiện sớm NKT cần chăm sóc y tế, PHCN để can thiệp sớm, hạn chế tàn tật nặng thêm hoặc tử vong (Dự án Hòa nhập II: 403 NKT, trong đó khám tại nhà 234 người; Dự án Hãy nắm tay tôi - II: khám cho 217 lượt NKT, trong đó: khuyết tật nặng: 96 người; khuyết tật nhẹ: 121 người. Có 39 trường hợp đặc biệt nặng, đoàn khám đã tới khám tại nhà). Đồng thời, chú trọng việc phát hiện sớm trẻ em tự kỷ, người rối nhiễu tâm trí; tuyên truyền, tư vấn về PHCN đối với người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí sớm tại cộng đồng. Đặc biệt, Dự án Hòa nhập II còn cung cấp dụng cụ chỉnh hình cho 11 lượt NKT và cung cấp dụng cụ trợ giúp dụng cụ cho 54 lượt người; Dự án Hãy nắm tay tôi – II tiến hành đánh giá môi trường nhà ở và tiến hành sửa chữa nhà cửa, cung cấp dụng cụ trợ giúp cho 13 NKT.  Phối hợp với Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương Quy Hòa khám, hội chẩn 30 lượt người bệnh tại Bệnh xá Phong Đăk Kia và đưa bệnh nhân về phẫu thuật, PHCN tại thành phố Quy Nhơn.
 Đặc biệt, nhân ngày Người khuyết tật Việt Nam năm 2023, chiều 17/4, Hội Bảo vệ quyền trẻ em và Bảo trợ người khuyết tật tỉnh tổ chức buổi giao lưu với người khuyết tật tại xã Đăk Mar (huyện Đăk Hà). Tại đây, lãnh đạo Hội đã trao tặng 30 suất quà cho người khuyết tật nặng, mỗi suất gồm nhu yếu phẩm trị giá 400 nghìn đồng, do Hội Tennis Châu Thanh Quế (Thành phố Hồ Chí Minh) tài trợ; tổ chức nấu 100 phần ăn cho người khuyết tật trên địa bàn do Chi hội Đoàn từ thiện Thiện Tâm An Lạc tài trợ.
Có thể nói, sự quan tâm, hỗ trợ kịp thời của Đảng, Nhà nước và cộng đồng đã góp phần giúp cho người khuyết tật có thêm sức mạnh và nghị lực. Hành trình tìm lại chính mình, sống có ý nghĩa của người khuyết tật có thêm điểm tựa tinh thần vững chắc. Nhiều tấm gương người khuyết tật đã chịu khó học hỏi trong lao động và tạo thêm việc làm, thu nhập cho những người khác. Những nụ cười hạnh phúc lan tỏa thêm tình yêu thương. Nhiều tấm gương người khuyết tật tiêu biểu trong công tác, học tập và lao động sản xuất vươn lên trong cuộc sống đã được biểu dương. Quan điểm và nhận thức của cộng đồng xã hội về người khuyết tật cũng có sự thay đổi theo hướng tích cực.
Thục Quyên
TIN LIÊN QUAN
TAG: KON TUM người khuyết tật an sinh xã hội
Tin khác
Vĩnh Phúc triển khai tổ chức chu đáo việc chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi
Lạng Sơn: Đảm bảo kế hoạch thực hiện các lĩnh vực lao động, người có công và xã hội trong những tháng đầu năm 2024
Thừa Thiên Huế: Xác định rõ nguồn lực, mục tiêu, đề ra các giải pháp để giảm nghèo bền vững
Hội thảo về Chiến thắng Trảng Bom (27-4-1975) thành công tốt đẹp
Vai trò trụ cột của Mặt trận Tổ quốc trong thúc đẩy giảm nghèo bền vững ở Ninh Thuận
Trợ giúp người khuyết tật và trẻ mồ côi ở Tuyên Quang
Lào Cai: Quan tâm thực hiện chính sách người có công với cách mạng
Viếng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Trảng Bom
Ban chỉ đạo Hội thảo khoa học “Chiến thắng Trảng Bom (27-4-1975) trong chiến dịch Hồ Chí Minh - Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm' thăm, tặng quà 5 gia đình chính sách