Thị trường - Tiêu dùng
Trang chủ / Kinh tế / Thị trường - Tiêu dùng
iPOS.vn công bố Kết quả khảo sát thị trường Kinh doanh ẩm thực 6 tháng đầu năm 2023
05:18 PM 04/08/2023
(LĐXH)- iPOS.vn vừa công bố Kết quả khảo sát thị trường Kinh doanh ẩm thực 6 tháng đầu năm 2023 tại Việt Nam. Khảo sát được thực hiện trên phạm vi 137 nhà hàng/ quán café, cùng 200 thực khách tại một số tỉnh thành trên cả nước, chủ yếu ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Với mong muốn mang đến cái nhìn toàn cảnh về thị trường F&B tại Việt Nam qua 6 tháng đầu năm 2023 đầy biến động, và đưa ra những định hướng rõ ràng trong thời gian tới, iPOS.vn phát hành Báo cáo “Kết quả khảo sát thị trường Kinh doanh ẩm thực 6 tháng đầu năm 2023”. Báo cáo gồm 3 phần chính:
  • - Phần 1 Đánh giá tình hình 6 tháng đầu năm từ doanh nghiệp F&B tại Việt Nam
  • - Phần 2 Hành vi tiêu dùng của thực khách nửa đầu năm 2023.
  • - Phần 3 Kỳ vọng về tình hình 6 tháng cuối năm 2023.
Ông Vũ Thanh Hùng – Tổng Giám đốc công ty Cổ phần iPOS.vn chia sẻ: “6 tháng đầu năm 2023 chứng kiến sự biến động mạnh mẽ của thị trường F&B tại Việt Nam. Đa số các doanh nghiệp kinh doanh ẩm thực ghi nhận doanh thu giảm, hoặc giữ nguyên so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, thị trường vẫn xuất hiện những tín hiệu tốt từ nhiều mô hình kinh doanh mới, được định vị ở phân khúc bình dân. Chúng tôi hy vọng, kết quả khảo sát này sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho các tổ chức, cá nhân quan tâm tìm hiểu về ngành F&B, giúp củng cố định hướng phát triển của mình trong 6 tháng cuối năm 2023”.

 

Ông Vũ Thanh Hùng - CEO iPOS.vn 

Thị trường F&B 6 tháng đầu năm chứng kiến nhiều biến động

Thị trường F&B 6 tháng đầu năm chứng kiến sự suy giảm đáng kể. Theo khảo sát 137 chủ nhà hàng/café tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, có tới hơn 40,1% doanh nghiệp F&B ghi nhận doanh thu giảm trong nửa đầu năm 2023. Nếu xét trên quy mô, doanh nghiệp F&B lớn (Có từ 150 chỗ ngồi trở lên) có mức ảnh hưởng rõ rệt nhất, khi có tới 63,6% doanh nghiệp ghi nhận doanh thu giảm.

Thị trường F&B đang chứng kiến những cuộc rời đi lặng lẽ của các thương hiệu lớn tại khu vực đắt giá. Tuy nhiên theo kết quả khảo sát, chỉ có 10,2% doanh nghiệp thừa nhận phải đóng cửa ít nhất một chi nhánh trong 6 tháng vừa qua. Đồng thời, 26,3% doanh nghiệp ghi nhận mở được thêm chi nhánh mới.

Cafe muốiTrà mãng cầu là 2 món ăn được các cửa hàng thêm vào menu nhiều nhất trong 6 tháng đầu năm 2023. Dù gây sốt mạng xã hội trong thời gian vừa qua, tuy nhiên trend* Trà mãng cầu và Gỏi gà măng cụt lại không duy trì được nhiệt quá lâu. Các cuộc thảo luận về 2 món ăn này dần giảm sút vào cuối tháng 6 vừa qua, để dành chân cho món cafe muối. Sức hút của cafe muối mạnh mẽ tới mức có tới 40,1% đơn vị được khảo sát đã thêm vào menu, dù món đồ uống này mới chỉ xuất hiện đầu tháng 04.2023. Tiếp theo sau là món trà mãng cầu, với 34,3% doanh nghiệp F&B thêm món mới này vào menu.

Chi tiêu giảm, nhưng nhu cầu là không thay đổi
Bất chấp những khăn của kinh tế, người trẻ đang có xu hướng chi tiêu nhiều hơn, có tới 47,5% khách hàng thừa nhận rằng mức chi tiêu 6 tháng đầu năm đã tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, độ tuổi từ 23 - 25 tuổi là những đối tượng có tỷ lệ tăng mức chi nhiều nhất.

Tình hình mức chi tiêu của khách hàng so với cùng kỳ năm ngoái

Tuy vậy, dưới sự ảnh hưởng của nền kinh tế toàn cầu, cùng với đó là làn sóng layoff** của nhiều doanh nghiệp, mức chi tiêu của khách hàng trong 6 tháng đầu năm cũng có những sự biến động. Có tới 32% khách hàng cho rằng họ đã giảm mức chi tiêu, trong đó đối tượng có độ tuổi từ 26 - 31 tuổi có tỉ lệ giảm chi tiêu nhiều nhất với 52,6%.
30.000 - 45.000 VNĐ là mức chi tiêu phổ biến mà khách hàng sẵn sàng chi cho một bữa ăn trưa/tối. Đồng thời,  41.000 - 70.000 VNĐ là chi phí khách hàng thường dành để “đi café”. Nhìn chung, mức chi tiêu phổ biến của thực khách không có quá nhiều sự thay đổi so với năm 2022. Tuy nhiên, phân khúc cao cấp có sự chuyển biến rõ rệt. 9,5% và 7% thực khách sẵn sàng chi tiêu từ 60.000 VND cho 1 bữa ăn trưa/tối, và từ 70.000 trở lên cho 1 lần đi café.

Thương hiệu đồ uống được thực khách thường xuyên sử dụng

Dự đoán tình hình kinh doanh ngành F&B 6 tháng cuối năm

Theo khảo sát 200 chủ nhà hàng/café, có 40,1% doanh nghiệp F&B kỳ vọng vào những tín hiệu khả quan hơn của thị trường cuối năm. Tuy vậy, cũng có tới 38,4% chủ nhà hàng/café nhận định thị trường kinh doanh ẩm thực sẽ khó khăn hơn.

Tình hình doanh thu doanh nghiệp F&B 6 tháng đầu năm

Về phía thực khách, trước những đánh giá không mấy khả quan về tình hình kinh tế 6 tháng cuối năm 2023, có tới 50% thực khách sẽ giữ nguyên mức chi tiêu. Thậm chí, 17,5% thực khách mong muốn chi tiêu mạnh tay hơn để có thể trải nghiệm. Bên cạnh đó, 32,5% thực khách sẽ giảm mức chi tiêu trong năm 2023. So với số liệu tương tự trong Báo cáo thị trường Kinh doanh ẩm thực năm 2022, tỉ lệ này có phần tăng trưởng rõ rệt (chỉ 22,84%)./.

PV

TAG: iPOS.vn Kết quả khảo sát thị trường Kinh doanh ẩm thực 6 tháng năm 2023
Tin khác
Ngân hàng Eximbank tổ chức thành công Đại hội Cổ đông thường niên 2024
Xi măng Long Sơn: Xây dựng thương hiệu từ những giá trị vững bền
i-on Life trao tặng 1000 bình nước ion kiềm cao cấp cho người dân Tiền Giang
Tập đoàn Amway 12 năm liên tiếp dẫn đầu ngành bán hàng trực tiếp thế giới
Phân khúc căn hộ dẫn dắt thị trường Hà Nội năm 2024
CHINT ra mắt bao bì mới và mở rộng thời gian bảo hành cho sản phẩm tại Việt Nam
Thúc đẩy tiếp cận phổ biến chính sách quản lý VA-VASP theo Kế hoạch hành động Quốc gia về phòng, chống rửa tiền
Thương mại điện tử vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ
Nestlé Việt Nam cùng đối tác thúc đẩy sáng kiến giảm phát thải trong chuỗi cung ứng