Xã hội
Trang chủ / Xã hội / Xã hội
Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Nghị định số 09/2013/NĐ-CP về phòng chống mua bán người
09:14 PM 30/11/2019
(LĐXH) - Ngày 29/11/2019, tại TPHCM, Cục phòng, chống tệ nạn xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Nghị định số 09/2013/NĐ-CP ngày 11/01/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống mua bán người.
Ông Nguyễn Xuân Lập - Cục trưởng Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội phát biểu khai mạc Hội nghị

Tham dự Hội nghị có ông Nguyễn Xuân Lập – Cục trưởng Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội, đại diện các Tổ chức quốc tế JICA, các Sở, ban ngành cùng lãnh đạo các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, các cơ sở cai nghiệm ma túy khu vực phía Nam.

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Xuân Lập – Cục trưởng Cục phòng, chống tệ nạn xã hội cho biết: Theo thống kê nhiều Quốc gia trên thế giới, trong những năm qua có gần 20 triệu người di cư tự do, bất hợp pháp thông qua nhiều tổ chức bất hợp pháp, tổ chức mua bán người hoạt động tinh vi nhưng chưa kiểm soát được hết. Tại Việt Nam, Quốc hội thông qua Luật mua bán người có hiệu lực từ ngày 01/01/2012, các Bộ, ban, ngành, các cấp từ trung ương đến địa phương đều quan tâm và đã làm tốt Nghị định số 09/2013/NĐ-CP, thông tư số 134/2013/TTLT-BTC-BLĐTBXH; phối hợp công an, biên phòng làm tốt công tác xác minh, chuyển tuyến khi bị mua bán trở về hòa nhập cộng đồng.

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển xã hội, các văn bản chỉ đạo thực hiện công tác phòng, chống mua bán người và hỗ trợ nạn nhân từ Trung ương đến cơ sở đều được ban hành hàng năm nhưng việc triển khai trong thực tế chưa thực sự quyết liệt, thiếu các chương trình, kế hoạch và phân công trách nhiệm cụ thể, công tác triển khai thực hiện chỉ đạo của Chính phủ trong công tác phòng, chống mua bán người có lúc, có nơi chưa đồng bộ và thống nhất. Sự phối hợp liên ngành trong công tác hỗ trợ nạn nhân chưa chặt chẽ, đặc biệt trong việc cung cấp, trao đổi thông tin dẫn đến hiệu quả xác minh, tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân còn thấp và chưa kịp thời.

Toàn cảnh tại Hội nghị

Tại Hội nghị, Bà Masako Iwashina, cố vấn Trưởng dự án, tổ chức JICA tại Việt Nam chia sẻ tại hội nghị: “ Buôn bán người là một trong những tội ác tồi tệ và là tội phạm phức tạp nhất trên thế giới, do vậy chúng ta phải cùng nhau chống lại tội phạm buôn bán người. Dự án tăng cường hoạt động đường dây nóng hỗ trợ nạn nhân mua bán người tại Việt Nam do tổ chức JICA hỗ trợ. Từ năm 2012,  JACA đã cử chuyên gia cố vấn hỗ trợ tại các tỉnh: An Giang, Hà Giang, Hà Nội, và đang triển khai giai đoạn 2 từ 11/2018 trong vòng 3 năm  triển khai kế hoạch chung giữa các Bộ tăng cường Hà Nội, Đà Nẵng, An Giang để hoạt động, tiếp nhận đường dây nóng tại 64 tỉnh thành . Chúng tôi đang tăng cường hệ thống có 3 cấp: hệ thống hợp tác giữa các cơ quan liên Bộ, chuyển tuyến chia sẻ thông tin liên quan giữa các tỉnh giữa các địa phương với nhau”.

 


Bà Masako Iwashina, cố vấn Trưởng dự án, tổ chức JICA tại Việt Nam tại Hội nghị


Theo báo cáo tại hội nghị, từ tháng 6/2013 đến tháng 6/2019, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đã tiếp nhận, hỗ trợ 2.961 nạn nhân, trong đó, 2.891 nữ, 528 người dưới 18 tuổi. Dựa trên nhu cầu của nạn nhân, có 2.216 nạn nhân được hỗ trợ nhu cầu thiết yếu, 1.347 người được hỗ trợ y tế, 2.105 người được tư vấn tâm lý, 1003 người được trợ giúp pháp lý, 103 người được hỗ trợ học văn hóa, học nghề; 817 người được trợ cấp khó khăn ban đầu và 72 người vay vốn sản xuất.

Hiện nay, tại các địa phương, công tác hỗ trợ nạn nhân đang thực hiện hỗ trợ thông qua các hình thức như: hỗ trợ tại Trung tâm bảo trợ xã hội, Trung tâm công tác xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân như: Nhà tạm lánh, Nhà nhân ái...; hỗ trợ thông qua các hoạt động lồng ghép, phòng ngừa và tái hòa nhập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn; hoặc thông qua các Dự án quốc tế hỗ trợ về kinh phí và kỹ thuật.

Điển hình một số mô hình đang triển khai hiệu quả tại địa phương như: Nhà Nhân ái tại Lào Cai (Tổ chức Vòng tay thái bình tài trợ); Ngôi nhà bình yên hỗ trợ phụ nữ và trẻ em bị mua bán trở về, thuộcTrung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (Hà Nội, Cần Thơ); Địa chỉ tin cậy, Nhà Tạm lánh tại cộng đồng đang thí điểm 01 mô hình tại 01 xã, phường, thị trấn trên 63 tỉnh, thành phố.

Hải Đăng

TAG: Nghị định số 09/2013/NĐ-CP phòng chống mua bán người tệ nạn xã hội
Tin khác
Vĩnh Phúc triển khai tổ chức chu đáo việc chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi
Lạng Sơn: Đảm bảo kế hoạch thực hiện các lĩnh vực lao động, người có công và xã hội trong những tháng đầu năm 2024
Thừa Thiên Huế: Xác định rõ nguồn lực, mục tiêu, đề ra các giải pháp để giảm nghèo bền vững
Hội thảo về Chiến thắng Trảng Bom (27-4-1975) thành công tốt đẹp
Vai trò trụ cột của Mặt trận Tổ quốc trong thúc đẩy giảm nghèo bền vững ở Ninh Thuận
Trợ giúp người khuyết tật và trẻ mồ côi ở Tuyên Quang
Lào Cai: Quan tâm thực hiện chính sách người có công với cách mạng
Viếng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Trảng Bom
Ban chỉ đạo Hội thảo khoa học “Chiến thắng Trảng Bom (27-4-1975) trong chiến dịch Hồ Chí Minh - Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm' thăm, tặng quà 5 gia đình chính sách