Trẻ em
Trang chủ / Xã hội / Trẻ em
Hồi chuông báo động: khủng hoảng khí hậu và trẻ thơ
04:30 PM 05/12/2019
LĐXH - Với mục tiêu “Tăng cường phối liên ngành nhằm thúc đẩy môi trường nuôi dưỡng an toàn và bền vững cho trẻ thơ”, Hội nghị phát triển toàn diện trẻ thơ khu vực Châu Á Thái Bình Dương lần thứ 9 được tổ chức từ ngày 4 – 6/12 tại Thủ đô Hà Nội có ý nghĩa quan trọng đối với việc bảo đảm sự hợp tác đa ngành, đa lĩnh vực, đa quốc gia để trẻ thơ ở mỗi gia đình, mỗi quốc gia và trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương có được môi trường chăm sóc yêu thương và thuận lợi nhất.

Tại phiên cấp cao của Hội nghị, các Nghị sĩ, Đại biểu Quốc hội, các Bộ trưởng, Thứ trưởng đã thảo luận, chia sẻ nhiều kinh nghiệm, bài học về thực hiện phát triển toàn diện trẻ thơ tại các Quốc gia trong khu vực với nhiều thành tựu nhưng cũng vẫn còn không ít thách thức. Trong hội nghị này, tại 11 phiên thảo luận chủ để nhánh, việc xây dựng và thực hiện các chiến lược, chính sách, mô hình và hoạt động triển khai khung chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục cha mẹ, thiết lập môi trường an toàn và nhân văn để phát triển trẻ thơ cũng diễn ra sôi nổi với rất nhiều thông tin và bài học quý giá.

“Có thể thấy rằng, tại nhiều quốc gia, vấn đề phát triển toàn diện trẻ thơ đã được sự quan tâm của Nghị viện, Quốc hội, Chính phủ bằng việc quy định yêu cầu phát triển trẻ thơ trong Hiến pháp, pháp Luật. Đặc biệt, vấn đề đầu tư nguồn lực đã được nhiều đại biểu cấp cao quan tâm thảo luận. Làm thế nào để có nguồn lực ổn định có thể đánh giá, giám sát được? Việc điều phối nguồn lực nhà nước có sự tham gia của xã hội, doanh nghiệp, cá nhân cũng là chủ đề có nhiều kinh nghiệm hay cần chia sẻ ở cấp độ khu vực cũng như ở mỗi quốc gia”, theo Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh.

Đặc biệt, chúng ta đã cùng nhau dóng lên hồi chuông cảnh báo về ô nhiễm không khí, biến đổi khí hậu, xung đột vũ trang, thiếu sự chăm sóc do di cư đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến đến sự phát triển toàn diện trẻ thơ; đặt các quốc gia trước sự lựa chọn chiến lược, giải pháp để trẻ em chúng ta có sự phát triển chất lượng, thân thiện nhất, cũng có nghĩa là sự lựa chọn khẩn cấp và lâu dài cho phát triển bền vững mà đích hướng tới là các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 để không có trẻ em nào bị để lại phía sau.

Bà Karin Hulshof, Giám đốc khu vực UNICEF Đông Á và văn phòng khu vực Thái Bình Dương

Bà Karin Hulshof, Giám đốc khu vực UNICEF Đông Á và văn phòng khu vực Thái Bình Dương nhấn mạnh sự quan trọng của các vị phụ huynh trong tương tác với con em mình. Bà cho biết thêm một trong những thách thức mới đối với thế giới hiện nay là biến đổi khí hậu, tình trạng thời tiết cực đoan, nóng lên toàn cầu dẫn tới chi phí tăng cao hơn cho việc chăm sóc sức khỏe. “Hãy nhìn xung quanh chúng ta. Nhìn vào hệ thống cấp nước bị hạn chế… và bầu không khí ô nhiễm.  Nhìn vào lũ lụt… vào nhiệt độ tăng. Nhìn vào thời tiết thay đổi thất thường… vào đất đai không thể trồng trọt được. Hãy nhìn xung quanh chúng ta. Nạn phóng uế bừa bãi sẽ tiếp tục đe dọa sự phát triển của trẻ thơ. Khi chúng ta bỏ qua vấn đề vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân ở cộng đồng, chúng ta sẽ phải tính đến các chi phí phải chịu do ốm đau, suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ, và các chi phí tăng cao của việc chăm sóc sức khỏe. Tồi tệ hơn, các hiện tượng thời tiết cực đoan và sự biến đổi của môi trường diễn ra ra không đồng đều và điều này tác động tiêu cực đến trẻ nhỏ là những người dễ bị tổn thương  nhất. Nói cách khác, những người có ít nhất lại bị ảnh hưởng nặng nề nhất” – bà Karin phát biểu tại buổi khai mạc ARNEC 2019.

Bà Karin Hulshof đưa ra số liệu do Tạp chí Lancet Countdown 2019 công bố về 41 chỉ số, chia làm 5 mảng khác nhau nhằm đảm bảo trẻ sinh ra không bị tác động sức khỏe bởi biến đổi khí hậu. Theo đó, trẻ em ngày nay sinh ra trong một môi trường ấm hơn so với thời kì tiền công nghiệp khoảng 4 độ, và biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe con người xuyên suốt từ giai đoạn sơ sinh, cho đến độ tuổi thanh thiếu niên, tuổi trưởng thành và tuổi già. Các cô bé, cậu bé sinh ra và lớn lên tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, được sống trong môi trường năng động bậc nhất thế giới; đáng buồn thay các em lại phải đối mặt với nhiều chấn động và áp lực, đe dọa tới sự phát triển của bản thân. Từ năm 2011 đến 2015, khu vực Đông Á và Thái Bình Dương là nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi thiên tai, chịu đựng tới 45% tổng số thảm họa thiên nhiên toàn cầu. Và các dự đoán đều cho thấy tình hình chỉ có thể tồi tệ hơn. Trên toàn thế giới, con số trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên nhiên khắc nghiệt sẽ tăng lên gấp đôi, từ 67 triệu trẻ mỗi năm vào đầu thế kỉ 21 lên đến 175 triệu trẻ mỗi năm trong thập kỉ tới. Trẻ em dưới 5 tuổi là đối tượng gánh chịu tới 43% tổng gánh nặng bệnh tật do yếu tố môi trường gây ra.

Tác động của biển đổi khí hậu còn hiện hữu trong quá trình đô thị hóa đang diễn ra một cách nhanh chóng trên toàn khu vực. Quá trình đô thị hóa đem lại cho người dân cơ hội tiếp cận nhiều hơn các dịch vụ y tế và giáo dục, tuy nhiên cũng dẫn đến những nguy cơ sức khỏe mới và đặt ra thách thức trong việc đảm bảo cơ sở hạ tầng nhằm cung cấp đủ các dịch vụ thiết yếu. Các nhóm yếu thế, bao gồm phụ nữ và trẻ em nhập cư, phải đối mặt với nhiều thiệt thòi, dễ bị bóc lột, bị phân biệt đối xử và thiếu sự ổn định. Đô thị hóa cũng dẫn đến tình trạng nhiều bố mẹ để con cái lại quê nhà và di cư tới các thành phố lớn để tìm kiếm cơ hội việc làm. Trong thực tế, trẻ em và thanh niên trên toàn thế giới yêu cầu chung ta phải hành động. Và phải hành động ngay. Đó là việc làm thiết thực và đúng đắn.

Có thể nói, những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tác động tiêu cực tới trẻ nhỏ năng nề nhất. năm nay Hội nghị ARNEC sẽ gióng lên hồi chuông cảnh báo về những vấn đề này. Trẻ em trên toàn thế giới cần chúng ta hành động, hành động ngày lập tức để xây dựng một môi trường an toàn cho từng trẻ thơ. “Chúng ta đều biết rằng đầu tư cho Phát triển trẻ thơ toàn diện là một trong những đầu tư hiệu quả nhất giúp quốc gia đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy hoà bình và phát triển xã hội bền vững cũng như giúp xoá đói giảm nghèo và giảm bất bình đẳng”, bà Karin Hulshof nhấn mạnh.

Các đại biểu từ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tham dự hội nghị 

Năm nay, hội nghị ARNEC có khoảng 600 đại biểu đến từ 35 quốc gia, vùng lãnh thổ của 5 châu lục và 44 tổ chức thuộc Liên hợp quốc, tổ chức quốc tế và khu vực. Trong các ngày diễn ra Hội nghị, các nhà quản lý, nghị sĩ, chuyên gia xây dựng chính sách, nhà khoa học, nhà hoạt động xã hội cùng nhau thảo luận kiến thức, chia sẻ sáng kiến, bài học, kinh nghiệm đầu tư cho trẻ em, tập trung vào mối liên quan giữa tác động của biến đổi khí hậu, hủy hoại môi trường và sự phát triển của trẻ thơ. Cùng với việc cảnh báo, hội nghị đề xuất các giải pháp dựa trên bằng chứng: đối phó với hiểm họa biến đổi khí hậu thông qua việc đẩy mạnh các chương trình Phát triển trẻ thơ toàn diện có chất lượng, và áp dụng Khung lý thuyết về nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ toàn diện. Và Hội nghị lần này là lần đầu tiên, Lời kêu gọi hành động Hà Nội về thực hiện phát triển toàn diện trẻ thơ trong khu vực – như là cam kết từ các Chính phủ và Quốc hội nhằm phối hợp đảm bảo phát triển toàn diện trẻ em và vận động hỗ trợ từ tất cả các ngành liên quan ddeer thúc đẩy mục tiêu chăm sóc nuôi dưỡng./.

Nguyễn Đăng Doanh

TAG: ARNEC 2019 khủng hoảng khí hâu phát triển trẻ em bao
Tin khác
Vĩnh Phúc triển khai tổ chức chu đáo việc chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi
Lạng Sơn: Đảm bảo kế hoạch thực hiện các lĩnh vực lao động, người có công và xã hội trong những tháng đầu năm 2024
Thừa Thiên Huế: Xác định rõ nguồn lực, mục tiêu, đề ra các giải pháp để giảm nghèo bền vững
Hội thảo về Chiến thắng Trảng Bom (27-4-1975) thành công tốt đẹp
Vai trò trụ cột của Mặt trận Tổ quốc trong thúc đẩy giảm nghèo bền vững ở Ninh Thuận
Trợ giúp người khuyết tật và trẻ mồ côi ở Tuyên Quang
Lào Cai: Quan tâm thực hiện chính sách người có công với cách mạng
Viếng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Trảng Bom
Ban chỉ đạo Hội thảo khoa học “Chiến thắng Trảng Bom (27-4-1975) trong chiến dịch Hồ Chí Minh - Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm' thăm, tặng quà 5 gia đình chính sách