Doanh nghiệp
Trang chủ / Kinh tế / Doanh nghiệp
Hòa giải thương mại - Lựa chọn hiệu quả cho giải quyết tranh chấp
03:46 PM 19/06/2020
(LĐXH) Ngày 19/6/2020, Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC) thuộc Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) phối hợp với Trung tâm Hòa giải thương mại quốc tế Việt Nam (VICMC) tổ chức hội thảo “Hòa giải thương mại: Lựa chọn hiệu quả cho giải quyết tranh chấp” tại Hà Nội trong khuôn khổ Tuần lễ Trọng tài và Hòa giải thương mại Việt Nam 2020 (VAW2020).
Hội thảo có sự tham dự của hơn 100 đại biểu đến từ các doanh nghiệp xây dựng, các Luật sư đến từ các công ty/văn phòng luật sư lớn, các trọng tài viên, hòa giải viên cũng như các cơ quan truyền thông. Bên cạnh đó, hội thảo cũng thu hút được hàng trăm lượt theo dõi qua kênh trực tuyến của sự kiện tại https://www.facebook.com/viac.vn/.
Ông Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch VIAC và ông Phan Chí Hiếu, Thứ trưởng Bộ Tư pháp đã có bài phát biểu khai mạc tại Hội thảo.
Tại Hội thảo, bà Nguyễn Thị Mai, Phó cục trưởng Cục Bổ trợ Tư pháp Bộ Tư pháp đã có bài trình bày tổng quan về hoạt động hòa giải tại Việt Nam, cụ thể tại Việt Nam hiện nay có 13 Trung tâm hòa giải thương mại và 7 Trung tâm Trọng tài đăng ký hoạt động hòa giải thương mại, trong đó VMC và VICMC là 2 trung tâm có nhiều hoạt động sôi nổi nhất hiện nay. Bên cạnh đó, đã có hàng trăm hòa giải viên trong danh sách các trung tâm hòa giải thương mại cũng như đăng ký làm hòa giải viên vụ việc.
Hơn 100 đại biểu tham dự Hội thảo Hòa giải thương mại: Lựa chọn hiệu quả trong giải quyết tranh chấp
Hội thảo được chia thành 2 phiên xoay quanh những nội dung chính: Hòa giải thương mại tại Việt Nam – Bức tranh hiện tại và tương lai của hòa giải thương mại tại Việt Nam.
Phiên đầu tiên đã giúp các đại biểu tham dự có cái nhìn khái quát về thực trạng hòa giải thương mại tại Việt Nam. Nghị định 22/2017/NĐ-CP về Hòa giải thương mại ra đời cùng với Bộ luật tố tụng dân sự 2015 với Chương 33 về Thủ tục công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án đã tạo cơ sở pháp lý cho việc hình thành, phát triển dịch vụ hòa giải thương mại với tư cách là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp thương mại độc lập; tạo hành lang pháp lý thống nhất trong việc khuyến khích các bên tranh chấp sử dụng dịch vụ hòa giải. Trong 3 năm qua, hòa giải thương mại đã bắt đầu được doanh nghiệp lựa chọn để sử dụng. Theo thống kê đến từ VMC, Trung tâm đã nhận 07 đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại với tổng trị giá tranh chấp lên đến hơn 1.000 tỷ đồng tập trung trong các lĩnh vực hàng hải, xây dựng và sở hữu trí tuệ.
Phiên thứ hai của Hội thảo với sự điều phối của bà Nguyễn Minh Hằng, Tổng Thư ký VICMC và sự tham gia của ba diễn giả: ông Lương Văn Lý, Ủy viên điều hành VICMC, ông Nguyễn Hưng Quang, Chủ tịch VICMC và ông Nguyễn Trung Nam, Phó Giám đốc VMC đã đưa đến cho các đại biểu những hình dung bước đầu về tương lai của hòa giải thương mại tại Việt Nam Theo các chuyên gia, các xu hướng chính trong hòa giải thương mại trên thế giới thời gian tới trong đó có cơ chế liên thông hòa giải - trọng tài và giải quyết tranh chấp trực tuyến. Bên cạnh đó, sự ra đời của Công ước Singapore về hòa giải năm 2019 đã tạo bước ngoặt trong hòa giải thương mại quốc tế, là nền tảng cho hợp tác đa phương và thương mại quốc tế. Cùng với đó, cơ chế hòa giải đối thoại ngoài tòa án đang được đẩy mạnh tại Việt Nam cũng mang đến nhiều thách thức cho hòa giải thương mại. Tuy nhiên, cơ hội cho hòa giải thương mại là rất lớn, bao gồm việc nhận thức về hòa giải của cộng đồng sẽ tăng lên, thị trường về hòa giải nói chung sẽ được mở ra, v.v. Các trung tâm hòa giải thương mại cần phải biết cách tận dụng các cơ hội này để phát triển hơn trong tương lai.
Mỹ Linh
TAG: Hòa giải thương mại Lựa chọn hiệu quả cho giải quyết tranh chấp Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam VIAC Tuần lễ Trọng tài và Hòa giải thương mại Việt Nam 2020 VAW2020 bao
Tin khác
Đại hội đồng cổ đông  PTI năm 2024: Thông qua kế hoạch phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ, bổ sung Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát mới
Công ty Cổ phần Thaiholdings: Nâng tầm vị thế trong lĩnh vực Tài chính và Bất động sản
MBW ERP- Giải pháp chuyên sâu, toàn diện trong lĩnh vực phân phối ở Việt Nam
Vinamik có thêm 1 Nhà máy đạt chứng nhận trung hoà Carbon, đẩy mạnh “xanh hoá” sản xuất
Đại hội cổ đông năm 2024: BSC đặt mục tiêu lợi nhuận 550 tỷ đồng, dự kiến trả cổ tức tỷ lệ 10%
TPBank đặt kế hoạch lợi nhuận 7.500 tỷ tăng 34% năm 2024, kết quả tích cực ngay từ quý đầu
Công ty Rạng Đông: Phấn đấu bứt phá trong kết quả sản xuất kinh doanh nhân kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm
TOTO Việt Nam ra mắt sản phẩm sen vòi và nắp rửa điện tử mới hứa hẹn đem lại trải nghiệm không gian nhà tắm đỉnh cao
Mảng xuất khẩu của Vinamilk khởi sắc nhờ các thị trường chủ lực