Người có công
Trang chủ / Xã hội / Người có công
Hải Hậu: Nhiều mô hình Cựu chiến binh làm kinh tế giỏi
03:14 PM 28/08/2020
(LĐXH) - Những năm qua, trên địa bàn huyện Hải Hậu (Nam Định) đã xuất hiện nhiều tấm gương Cựu chiến binh (CCB) làm kinh tế giỏi với những mô hình hay, sáng tạo, giúp tăng thu nhập kinh tế gia đình, tạo việc làm cho người lao động ở địa phương.
Hội CCB huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định hiện có gần 19 nghìn hội viên, sinh hoạt tại 40 hội cơ sở thuộc các xã, thị trấn và các cơ quan, doanh nghiệp. Thời gian qua, các cấp Hội CCB huyện đã tích cực vận động hội viên nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, phát huy phẩm chất Bộ đội cụ Hồ dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn đầu tư sản xuất, làm giàu chính đáng.
Toàn huyện hiện có 34 trang trại, 188 gia trại do CCB làm chủ
Thực hiện phong trào “CCB giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi”, Hội CCB huyện đã khuyến khích và tích cực hỗ trợ hội viên phát huy nội lực, khai thác những tiềm năng thế mạnh của địa phương, đồng thời tranh thủ các nguồn lực để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Hàng năm, Hội CCB huyện chỉ đạo các Hội CCB cơ sở khảo sát tình hình kinh tế của từng gia đình hội viên, từ đó chủ động xây dựng các kế hoạch vận động hội viên phát triển kinh tế, giao chỉ tiêu giảm nghèo để các cấp Hội triển khai thực hiện và coi đây là tiêu chí để bình xét thi đua. Bên cạnh đó, Hội CCB các cấp trong huyện đã phối hợp với các ngành chức năng trên địa bàn tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, thực hiện triển khai chương trình vay vốn tạo điều kiện cho hội viên xây dựng các mô hình phát triển kinh tế sản xuất, nhằm từng bước ổn định và nâng cao đời sống cho hơn 7.000 lượt hội viên, nhận ủy thác cho hội viên vay 59,1 tỷ đồng. Tính đến nay, toàn huyện có 34 trang trại, 188 gia trại do CCB làm chủ. Nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả của hội viên CCB đã được nhân rộng để hội viên học tập, làm theo. Điển hình trong số đó phải kể đến CCB Trần Ngọc Quân ở thị trấn Thịnh Long với mô hình phát triển kinh tế từ sản xuất sợi PE, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Năm 2000, với vốn tích lũy của gia đình cộng với vay thêm bạn bè, người thân, CCB Trần Ngọc Quân đã mở rộng việc sản xuất, kinh doanh, đầu tư một dây chuyền sản xuất sợi PE để chủ động trong sản xuất. Với ý chí quyết tâm không nản lòng, ông động viên gia đình và người lao động cùng vượt khó, vươn lên và bước đầu đã được bạn hàng tín nhiệm. Công việc dần dần ổn định, đơn đặt hàng ngày càng nhiều nên gia đình phải mở rộng nhà xưởng kinh doanh mới đáp ứng được yêu cầu phát triển. Năm 2005, ông đã thành lập doanh nghiệp lấy tên “Doanh nghiệp tư nhân Tân Hưng Long” do ông làm chủ doanh nghiệp, ngành nghề chính là sản xuất kéo sợi PE, dệt lưới cước đánh cá, phục vụ cho đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản.
Những ngày đầu mới thành lập, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, như: Kỹ thuật sản xuất, dạy nghề cho công nhân, nguồn vốn kinh doanh, thị trường tiêu thụ eo hẹp và nhất là cạnh tranh về giá cả và mặt hàng... Nhưng, được sự tạo điều kiện thuận lợi của chính quyền, địa phương cùng với bản chất của người lính “Bộ đội cụ Hồ” cần cù sáng tạo, không lùi bước trước khó khăn. Kết hợp với kinh nghiệm kinh doanh của bản thân và sẵn có một làng nghề truyền thống nên chỉ trong một thời gian ngắn doanh nghiệp của ông đã có chỗ đứng trên thị trường và dần dần đi vào sản xuất, kinh doanh ổn định, mặt hàng do doanh nghiệp sản xuất ra đã tạo được uy tín trong và ngoài khu vực, hiện nay mặt hàng của doanh nghiệp đã có mặt ở hầu hết các tỉnh ven biển từ Bắc vào Nam để phục vụ nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản.
Hiện, doanh nghiệp đã có 2 dây chuyền sản xuất sợi PE, nguyên liệu hạt nhựa PE được lấy từ các nước Trung Đông như: Iran, Ảrậ100%êút, Quarta và các nước Đông Á, Đông Nam Á như Australia, Thái Lan, Malayxia, Inđônêxia... với tổng số 168 lao động (trong đó lao động trực tiếp là 18 lao động, lao động gián tiếp là 150 lao động) cho thu nhập thường xuyên từ 4,5-5 triệu đồng/người/tháng.
Hay như CCB Phạm Văn Hùng, xóm 18, xã Hải Ninh lại thành công với mô phát triển kinh tế VAC. Theo đó, ông nhận thầu diện tích canh tác rộng hơn 1ha để đào ao nuôi cá truyền thống như cá trắm đen, cá trôi… bình quân thu hoạch 8 tạ cá/năm. Ông còn xây 10 bể xi măng để nuôi 2 vạn con ếch Thái Lan. Cứ 3 tháng, ông  thu hoạch 1 lần. Để đảm bảo nguồn giống, ông chọn mua giống tại cơ sở tỉnh Ninh Bình.  Khi ếch được 0,25 gram/con thì mới xuất bán. Ông Hùng chia sẻ, với giá thị trường 46 nghìn đồng/kg, trừ chi phí thu được hơn 100 triệu đồng/năm. Ngoài nuôi ếch, cá truyền thống, ông còn nuôi hơn 1.000 con vịt thịt, cứ 3 tháng lại xuất một lứa, thu về hơn 100 triệu đồng/năm.
Có thể thấy, được sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp, các ngành thời gian qua hàng ngàn hội viên CCB huyện Hải Hậu đã được tạo điều kiện để phát huy sức sáng tạo, linh hoạt trong phát triển các mô hình kinh tế phù hợp với hoàn cảnh của bản thân và điều kiện địa phương. Hội viên CCB không chỉ làm giàu chính đáng cho bản thân mà còn góp phần ổn định an sinh xã hội, đóng góp đáng kể trong xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. Ngoài những tấm gương như CCB Trần Ngọc Quân, Phạm Văn Hùng, trên địa bàn huyện còn rất nhiều tấm gương CCB gương mẫu làm kinh tế giỏi, sáng ngời phẩm chất Bộ độ cụ Hồ và để cán bộ, nhân dân trong huyện học tập và noi theo./.
Cảnh Hưng
TAG: cựu chiến binh Hải hậu
Tin khác
Vĩnh Phúc triển khai tổ chức chu đáo việc chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi
Lạng Sơn: Đảm bảo kế hoạch thực hiện các lĩnh vực lao động, người có công và xã hội trong những tháng đầu năm 2024
Thừa Thiên Huế: Xác định rõ nguồn lực, mục tiêu, đề ra các giải pháp để giảm nghèo bền vững
Hội thảo về Chiến thắng Trảng Bom (27-4-1975) thành công tốt đẹp
Vai trò trụ cột của Mặt trận Tổ quốc trong thúc đẩy giảm nghèo bền vững ở Ninh Thuận
Trợ giúp người khuyết tật và trẻ mồ côi ở Tuyên Quang
Lào Cai: Quan tâm thực hiện chính sách người có công với cách mạng
Viếng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Trảng Bom
Ban chỉ đạo Hội thảo khoa học “Chiến thắng Trảng Bom (27-4-1975) trong chiến dịch Hồ Chí Minh - Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm' thăm, tặng quà 5 gia đình chính sách