An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Hà Nội: Nỗ lực giải quyết việc làm đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách
08:35 AM 25/03/2020
Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Hà Nội vừa đề nghị UBND Thành phố quan tâm, xem xét bố trí khoảng 800 tỷ đồng ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội Thành phố để bổ sung nguồn cho vay trong năm 2020 trước ảnh hưởng của dịch Covid-19. Trong đó bổ sung 500 tỷ đồng để cho vay giải quyết việc làm đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách.
Theo báo cáo của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) TP. Hà Nội, đối tượng vay vốn của ngân hàng là các đối tượng dễ bị tổn thương gồm hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác với mô hình kinh doanh hộ cá thể nên rất dễ gặp rủi ro và tổn thất trước những biến động về tình hình dịch bệnh như hiện nay. Nhiều hộ gia đình vay vốn để chăn nuôi hoặc để kinh doanh ngành nghề dịch vụ, buôn bán nhỏ đang gặp rất nhiều khó khăn, có trường hợp phải tạm dừng chăn nuôi, tạm dừng kinh doanh và không có nguồn thu, nhiều lao động tạm thời không có việc làm; các làng nghề và lĩnh vực sản xuất gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, phải thu hẹp lại quy mô sản xuất, cắt giảm lao động...
(Ảnh minh họa)
Thực hiện chỉ đạo của NHCSXH Trung ương và thành phố Hà Nội, Chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Phòng giao dịch cấp huyện chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác các cấp tiến hành rà soát, nắm bắt tình hình hộ vay vốn tín dụng chính sách bị ảnh hưởng do dịch bệnh. Kết quả cho thấy, nhóm ngành nghề vay vốn bị ảnh hưởng nhiều nhất là ngành chăn nuôi, buôn bán nhỏ và kinh doanh dịch vụ với tổng dư nợ là 2.384 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 28% tổng dư nợ cho vay toàn Chi nhánh, trong đó, có 30.400 khách hàng vay vốn từ nguồn vốn nhận ủy thác tại địa phương bị ảnh hưởng với dư nợ vay là 1.168 tỷ đồng (hiện nay, dư nợ bình quân là 38 triệu đồng/khách hàng).
Trên cơ sở mức độ ảnh hưởng và tình hình thực tế của khách hàng, NHCSXH đã chủ động phối hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị xã hội triển khai đồng bộ các giải pháp phù hợp nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, gia hạn nợ, lập hồ sơ xử lý rủi ro (khoanh nợ, xóa nợ) và xem xét cho vay bổ sung đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác để khôi phục sản xuất kinh doanh khi dịch bệnh được khống chế...
Tổng nhu cầu vốn để thực hiện cho vay bổ sung đối với những đối tượng này dự kiến khoảng 1.000 tỷ đồng (dự kiến cho vay bổ sung khoảng 25 nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, mức cho vay bổ sung bình quân là khoảng 40 triệu đồng/khách hàng).
Căn cứ kết quả thực hiện các chương trình tín dụng chính sách và ảnh hưởng của dịch bệnh, nhất là dịch bệnh Covid-19 đến tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn thành phố, Chi nhánh NHCSXH thành phố đề nghị UBND thành phố quan tâm, xem xét bố trí khoảng 800 tỷ đồng ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố để bổ sung nguồn cho vay trong năm 2020. Trong đó, bổ sung 300 tỷ đồng cho vay thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016-2020”; bổ sung 500 tỷ đồng cho vay giải quyết việc làm đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn thành phố để hỗ trợ khắc phục ảnh hưởng của dịch bệnh, thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, tạo việc làm và đảm bảo an sinh xã hội của thành phố năm 2020.
Tổng dư nợ 16 chương trình tín dụng tại NHCSXH Thành phố đến 29/2/2020 là 8.495 tỷ đồng với gần 288 nghìn hộ đang vay vốn, tăng 81 tỷ đồng (tỷ lệ tăng trưởng đạt 0,97%) so với năm 2019, tỷ lệ nợ quá hạn là 0,04% trên tổng dư nợ (không tăng so với năm 2019). Năm 2019 và 2 tháng đầu năm 2020, thông qua 16 chương trình tín dụng, Chi nhánh đã giải ngân cho gần 110 nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn, trong đó có gần 33 nghìn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; gần 48 nghìn lượt khách hàng vay vốn giải quyết việc làm, góp phần thu hút, tạo việc làm cho gần 54 nghìn lao động; trên 27 nghìn lượt hộ vay vốn chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, hỗ trợ xây dựng mới và cải tạo 55 nghìn công trình nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn; hỗ trợ vốn trang trải chi phí học tập cho trên 1 nghìn lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập.
Trong tổng dư nợ 16 chương trình tín dụng tại Chi nhánh NHCSXH Thành phố, nguồn vốn từ ngân sách địa phương đang triển khai cho vay 3 chương trình tín dụng với tổng dư nợ là 2.837 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 33% trên tổng dư nợ cho vay toàn Chi nhánh. Trong đó, chương trình cho vay giải quyết việc làm có dư nợ là 2.780 tỷ đồng với trên 72 nghìn khách hàng đang vay vốn, chiếm tỷ trọng 98% trên tổng dư nợ cho vay nguồn vốn nhận ủy thác tại địa phương, chương trình cho vay này./.
Minh Anh
TAG: Hà Nội: Nỗ lực giải quyết việc làm đối với hộ nghèo và các đối tượng c
Tin khác
Vĩnh Phúc triển khai tổ chức chu đáo việc chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi
Lạng Sơn: Đảm bảo kế hoạch thực hiện các lĩnh vực lao động, người có công và xã hội trong những tháng đầu năm 2024
Thừa Thiên Huế: Xác định rõ nguồn lực, mục tiêu, đề ra các giải pháp để giảm nghèo bền vững
Hội thảo về Chiến thắng Trảng Bom (27-4-1975) thành công tốt đẹp
Vai trò trụ cột của Mặt trận Tổ quốc trong thúc đẩy giảm nghèo bền vững ở Ninh Thuận
Trợ giúp người khuyết tật và trẻ mồ côi ở Tuyên Quang
Lào Cai: Quan tâm thực hiện chính sách người có công với cách mạng
Viếng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Trảng Bom
Ban chỉ đạo Hội thảo khoa học “Chiến thắng Trảng Bom (27-4-1975) trong chiến dịch Hồ Chí Minh - Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm' thăm, tặng quà 5 gia đình chính sách