An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Hà Nội: Nhiều giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống người dân trong bối cảnh Covid - 19
06:41 PM 15/07/2021
(LĐXH) - Ngày 15/7, Sở LĐTB&XH thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2021 lĩnh vực lao động, người có công và xã hội và Chương trình 08-CTr/TU của Thành ủy “Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021-2025”; thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg. Hội nghị được tổ chức trực tuyến tại các đầu cầu với sự chủ trì của Giám đốc Sở LĐ – TB&XH Bạch Liên Hương.
Mặc dù dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp từ đầu năm 2021, nhưng với chiến lược vừa ngăn chặn, kiểm soát dịch bệnh vừa khôi phục phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh, an toàn xã hội, Thành phố đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp phát triển thị trường lao động nên vẫn luôn tạo được nhiều việc làm mới cho người lao động, nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp vẫn tăng cao, vì thế thị trường lao động Thành phố đã được ghi nhận những tín hiệu lạc quan hơn so với cùng kỳ năm 2020 và tình hình thất nghiệp cũng đã giảm hơn so với năm trước.
Phó Giám đốc Sở LĐ - TBXH Nguyễn Hồng Dân trình bày báo cáo kết quả 6 tháng đầu năm 2021
Tại Hội nghị, Phó Giám đốc Sở Nguyễn Hồng Dân đã báo cáo tóm tắt kết quả hoạt động trong 6 tháng đầu năm 2021. Theo đó, toàn Thành phố đã giải quyết việc làm cho 97.865/160.000 lao động (trong đó, tạo việc làm qua hình thức vay vốn cho 28.500 lao động với số tiền cho vay là 1.282 tỷ đồng; số lao động nhận được việc làm sau khi phỏng vấn tại 111 phiên, sàn giao dịch việc làm là 5.886 lao động; số lao động được giải quyết việc làm qua hình thức xuất khẩu lao động là 1.252 người; số lao động được cung ứng dịch vụ việc làm của các doanh nghiệp và qua các hình thức khác là 62.227 người). Công tác giải quyết việc làm 6 tháng đầu năm đạt 61,2% KH được giao trong năm, tăng 21,5% so với cùng kỳ năm 2020 (khi dịch bệnh Covid-19 xâm nhập và lây lan tại một số địa phương, Thành phố phải thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch) và tương đương với cùng kỳ năm 2019. Điển hình, có các đơn vị tích cực thực hiện giải pháp để tạo việc làm cho người lao động là Phú Xuyên, Quốc Oai, Hà Đông, Thường Tín…
Cùng với đó, tiếp nhận và ra quyết định hưởng trợ cấp BHTN cho 33.360 người với số tiền 830 tỷ đồng cho thấy tình hình thất nghiệp đã giảm so với cùng kỳ năm trước (giảm 8,4% so với cùng kỳ năm 2020). Hỗ trợ học nghề cho 1.153 người với số tiền 3,58 tỷ đồng. Cấp mới và cấp lại 4.591 giấy phép cho lao động người nước ngoài làm việc tại Việt Nam; thông báo miễn cấp cho 350 trường hợp người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Sở cũng đã trình UBND Thành phố ủy quyền cho Sở thực hiện một số nội dung theo Nghị định số 152/2020/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ quy định về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam. 
Giám đốc Sở LĐ - TB&XH Bạch Liên Hương phát biểu chỉ đạo Hội nghị
Tính đến nay, Hà Nội có 370 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Trong đó có 67 trường cao đẳng, 82 trường trung cấp, 75 trung tâm giáo dục nghề nghiệp/dạy nghề và 146 doanh nghiệp, loại hình khác. Theo báo cáo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, 6 tháng đầu năm Thành phố tuyển sinh được khoảng 34.500/220.500 lượt người (cao đẳng 440 người; trung cấp 1.010 người; sơ cấp và dưới 3 tháng 33.050 người), đạt 15,64% kế hoạch tuyển sinh năm 2021, giảm 2,6% so với cùng kỳ năm trước. Để đảm bảo chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2021-2022, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đang quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác tuyển sinh, với nhiều hình thức: tư vấn trực tiếp kết hợp trực tuyến, tuyển sinh online, phối hợp với doanh nghiệp đặt hàng đào tạo theo nhu cầu.
Thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công, Sở và các Phòng Lao động TB&XH quận, huyện, thị xã đã tiếp nhận và giải quyết 12.149 hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi đối với người có công và thân nhân người có công với kinh phí thực hiện trên 68,5 tỷ đồng. Đến nay, Thành phố đã thực hiện chi trả đầy đủ, kịp thời trợ cấp 6 tháng đầu năm cho trên 88.000 người có công và thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng với số tiền 950 tỷ đồng.
Thực hiện cuộc vận động Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, tính đến hết tháng 6, Hà Nội đã vận động được 16,4/22,3 tỷ đồng đạt 73,5% KH. Dự kiến đến 20/7/2021, các quận huyện, thị xã sẽ hoàn thành và hoàn thành vượt mức vận động Quỹ Đền ơn đáp nghĩa Thành phố giao. Thành phố cũng đã thực hiện hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở cho 230/227 hộ gia đình người có công, đạt 101,3% KH với kinh phí 8,1 tỷ đồng; tặng 1.627/2.876 sổ tiết kiệm với kinh phí 2,4 tỷ đồng, trung bình 1,5 triệu đồng/sổ (riêng Hà Đông và Quốc Oai, mức sổ tiết kiệm được trao tặng cho người có công là 10 triệu đồng/sổ); tu sửa, nâng cấp 44/47 công trình ghi công liệt sĩ, đạt 93,6% KH với kinh phí 25,8 tỷ đồng.
Toàn cảnh hội nghị
Ngoài ra, hiện nay,toàn thành phố có 14/30 quận huyện không còn hộ nghèo, bao gồm: Cầu Giấy, Ba Đình, Tây Hồ, Thanh Xuân, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Nam Từ Liêm, Hà Đông, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Đống Đa, Bắc Từ Liêm, Long Biên. Trong đó, có 11/12 quận không còn hộ nghèo, quận còn lại tỷ lệ hộ nghèo còn 0,07%; riêng quận Hai Bà Trưng và quận Cầu Giấy không còn hộ nghèo, hộ cận nghèo…
Tại đầu cầu trực tuyến, Phòng LĐ – TB&XH các quận, huyện đã trình bày một số kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm cũng như phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới. Ngoài những thuận lợi riêng có của mỗi địa phương, hầu hết các quận, huyện đều trình bày khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện công tác của ngành. Điển hình như công tác GDNN bị gián đoạn do học sinh nghỉ học giữa chừng; công tác điều dưỡng; giới thiệu việc làm; người có công… đều không hoàn thành kế hoạch đề ra do diễn biến dịch Covid-19 ngày càng có chiều hướng phức tạp; trẻ em bị đuối nước hoặc tai nạn tại các khu chung cư cao tầng còn xảy ra nhiều vụ thương tâm…
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Giám đốc Sở LĐ – TB&XH Bạch Liên Hương đánh giá cao những nỗ lực, trách nhiệm và kết quả đạt được của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của ngành cũng như sự phối hợp sâu sát của các quận, huyện trong chỉ đạo điều hành, áp dụng linh hoạt nhiều giải pháp để vừa gỡ khó, vừa hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ được đề ra.
Phó Giám đốc Sở LĐ- TB&XH Nguyễn Quốc Khánh trình bày phương án triển khai Nghị quyết 68 về hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19
Cũng theo bà Bạch Liên Hương, trong bối cảnh cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng tập trung phòng chống dịch bệnh Covid-19, các nhiệm vụ chuyên môn của ngành vẫn luôn được Thành phố quan tâm chỉ đạo quyết liệt. Đặc biệt, với việc tham mưu ban hành Chương trình số 08-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy khóa XVII “Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021-2025", Sở đã hoàn thành nhiệm vụ giúp Thành phố hoàn thiện dần hệ thống an sinh xã hội với nhiều chính sách đặc thù sẽ được ban hành trong thời gian tới, thể hiện sự quan tâm của Thành phố đối với công tác chăm lo đời sống nhân dân, nhất là người nghèo và các đối tượng yếu thế trong xã hội.
         Hà Giang
TIN LIÊN QUAN
TAG: Sở LĐ - TB&XH Bạch Liên Hương Covid-19 an sinh xã hội bao
Tin khác
Vĩnh Phúc triển khai tổ chức chu đáo việc chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi
Lạng Sơn: Đảm bảo kế hoạch thực hiện các lĩnh vực lao động, người có công và xã hội trong những tháng đầu năm 2024
Thừa Thiên Huế: Xác định rõ nguồn lực, mục tiêu, đề ra các giải pháp để giảm nghèo bền vững
Hội thảo về Chiến thắng Trảng Bom (27-4-1975) thành công tốt đẹp
Vai trò trụ cột của Mặt trận Tổ quốc trong thúc đẩy giảm nghèo bền vững ở Ninh Thuận
Trợ giúp người khuyết tật và trẻ mồ côi ở Tuyên Quang
Lào Cai: Quan tâm thực hiện chính sách người có công với cách mạng
Viếng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Trảng Bom
Ban chỉ đạo Hội thảo khoa học “Chiến thắng Trảng Bom (27-4-1975) trong chiến dịch Hồ Chí Minh - Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm' thăm, tặng quà 5 gia đình chính sách