Thời sự
Trang chủ / Thời sự / Thời sự
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Lực lượng lao động phi chính thức chịu nhiều tác động và rủi ro
04:11 PM 26/08/2020
(LĐXH)- "Hiện lực lượng lao động phi chính thức (chiếm khoảng 56% trong tổng số lực lượng lao động), nhưng đây lại là lực lượng lao động chịu nhiều tác động, rủi ro nhất" - Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, nhấn mạnh.
Sáng 26/8/2020, tại Hà Nội, Đoàn công tác của Ban Kinh tế Trung ương do Phó Trưởng Ban Triệu Tài Vinh làm trưởng đoàn có buổi làm việc với Bộ Lao động - TBXH về việc triển khai các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về lao động, thương binh và xã hội.
Tham dự buổi làm việc, có đồng chí Đào Ngọc Dung, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động - TBXH cùng Thứ trưởng Lê Văn Thanh và đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ.
Quang cảnh buổi làm việc với Bộ Lao động - TBXH
Báo cáo tình hình triển khai các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về lao động, thương binh và xã hội, Thứ trưởng Lê Văn Thanh cho biết: Tính đến tháng 8/2020 cả nước có tổng số 93.720 lao động nước ngoài đang làm việc. Lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam giữ các vị trí quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật mà lao động Việt Nam chưa đảm nhiệm được. Tỷ lệ nhà quản lý, giám đốc điều hành là 44,07%, tỷ lệ lao động kỹ thuật là 22,05% và số còn lại là chuyên gia.
Tính đến cuối năm 2019, có 15.773.928 người tham gia BHXH, bằng 32,2% so với lực lượng lao động trong độ tuổi, trong đó: BHXH bắt buộc là 15.199.985 người, bằng 31,1%; BHXH tự nguyện là 573.943 người, bằng 1,2%. Có 13.429.401 người tham gia BHTN, bằng 27,4% so với lực lượng lao động trong độ tuổi.  Công tác thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và giải quyết chế độ BHXH luôn đảm bảo đẩy đủ và kịp thời.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung phát biểu tại buổi làm việc
Về lao động phi chính thức ở Việt Nam, năm 2018, số lao động phi chính thức ở Việt Nam là 19,3 triệu người, chiếm 35,6% lao động có việc làm. Tỷ lệ lao động phi chính thức là 56,2%. Tiền lương bình quân của nhóm lao động phi chính thức chỉ có 4,8 triệu đồng/tháng (bằng 2/3 tiền lương của lao động chính thức là 6,9 triệu đồng/tháng).
Giai đoạn 2016 - 2019, các Trung tâm đã tư vấn, giới thiệu việc làm cho khoảng 12 triệu lượt người, hỗ trợ kết nối việc làm cho 3,85 triệu lượt lao động. Theo báo cáo của Ngân hàng Chính sách xã hội, doanh số cho vay 6 tháng đầu năm 2020 (từ nguồn Quỹ quốc gia về việc làm và nguồn huy động) đạt trên 9.240 tỷ đồng, góp phần hỗ trợ tạo, duy trì, mở rộng việc làm cho 219.618 lao động (trong đó chủ yếu là lao động ở khu vực nông thôn).
Thứ trưởng Lê Văn Thanh báo cáo tình hình triển khai các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về lao động, thương binh và xã hội
Về đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2016 - 2019, công tác đào tạo nghề cho đối tượng là lao động nông nghiệp đã đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo theo các chương trình nghề nghiệp khác cho 4,9 triệu lao động nông thôn; trong đó, có 3,2 triệu lao động nông nghiệp đã được đào tạo để chuyển đổi nghề nghiệp (chiếm 65%)…
Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, cho biết: Ngành Lao động - TBXH là ngành quản lý đa dạng với 14 lĩnh vực liên quan trực tiếp đến con người. Riêng về lực lượng lao động hiện nay của cả nước 55,4 triệu người trong độ tuổi lao động (trong đó lực lượng lao động phi chính thức khoảng 56%).
“Đối với lực lượng lao động chính thức các chủ trương chính sách, đặc biệt hệ thống pháp luật đã được xây dựng tương đối đồng bộ. Nhất là sau khi Nghị quyết 27 về chính sách tiền lương đã được và  Nghị quyết 28 về chính sách BHXH đã được cụ thể hóa. Ngoài ra, với Bộ luật Lao động sửa đổi được Quốc hộ thông qua với một cách tiếp cận mới trong quan hệ lao động, tạo thị trường lao động tương đối đồng hoàn thiện. Có thể nói rằng lực lượng lao động chính thức đã tương đối tiệm cận được các tiêu chí quốc tế” - Bộ trưởng, khẳng định.
Phó Trưởng Ban kinh tế Trung ương Triệu Tài Vinh đánh giá cao kết quả của Ngành Lao động - TBXH 
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, hiện lực lượng lao động phi chính thức (chiếm khoảng 56% trong tổng số lực lượng lao động), nhưng đây lại là lực lượng lao động chịu nhiều tác động, rủi ro nhất. Đây cũng là nhóm đối tượng được thụ hưởng ít chính sách nhất. Vừa qua, Chính phủ đã có gói hỗ trợ an sinh 62.000 tỷ đồng, trong đó đã hỗ trợ cho những lao động tự do bị mất việc, giãn việc ảnh giảm sâu thu nhập do Covid-19. Hiện nay, các địa phương đã phê duyệt danh sách người thụ hưởng gói an sinh 62.000 tỷ là 18,8 triệu người; đến ngày 31/7, số tiền giải ngân qua kho bạc gần 12.000 tỷ đồng.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, cho biết: Trung bình mỗi năm chúng ta giải quyết việc làm khoảng 1,6 triệu người, trong đó riêng giải quyết việc làm thông qua việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài khoảng 11.000 người/tháng. Nhưng thời gian vừa qua nhất tháng là 4 và tháng 5 đã khoảng 60.000 lao động mất việc làm/tháng.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, nhận định: Trong đợt dịch bệnh Covid-19 bùng phát lần này, thị trường lao động sẽ gặp nhiều khó khăn hơn vì thị trường đóng băng, hàng hóa sản xuất ra không xuất khẩu được. Khó khăn nhất là doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tính hết tháng 7, số doanh nghiệp ngừng kinh doanh tăng 41% so với cùng kỳ. Đây có thể sẽ là giai đoạn thất nghiệp thực sự.
Cục trưởng Cục Việc làm Vũ Trọng Bình báo cáo thêm kết quả về công tác giải quyết việc làm
Do vậy, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, nhấn mạnh: Trong giai đoạn tới cần phải xây dựng phương án hỗ trợ toàn diện để ổn định an sinh xã hội, thúc đẩy sản xuất. Trong đó, đặc biệt quan tâm chăm lo đến đối tượng lao động phi chính thức. Nếu không chăm lo lao động phi chính thức sẽ ảnh đến đời sống xã hội. Từ nay đến cuối năm phải quan tâm chăm lo lực lượng lao động này.
Tại buổi làm việc, Phó Trưởng Ban kinh tế Trung ương Triệu Tài Vinh đánh giá cao những kết quả đạt được của Ngành Lao động - TBXH trong việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về lao động, thương binh và xã hội. Báo cáo đã thể hiện rõ sự quyết liệt trong chỉ đạo điều hành của lãnh đạo Bộ. Đồng bộ trong xây dựng, hoàn thiện thể chế. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu trong từng lĩnh vực rõ ràng.
Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương Triệu Tài Vinh đề nghị, sắp tới, hai bên cùng đôn đốc, giám sát thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước liên quan đến các vấn đề về lao động, thương binh, xã hội; trong đó, đặc biệt quan tâm chính sách đối với lực lượng lao động phi chính thức, đào tạo nghề, an toàn lao động, giáo dục nghề nghiệp…

Trần Thắng

TAG: Bộ Lao động thương Binh Xã Hội Bộ Trưởng Đào Ngọc Dung Thứ Trưởng Lê Văn Thanh Ban kinh tế Trung ương Phó ban Triệu Tài Vinh Làm Việc
Tin khác
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đã làm là phải cân đong đo đếm được
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phấn đấu xóa nhà tạm, nhà dột vào năm 2025
Chiến thắng Điện Biên Phủ với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định nghỉ 5 ngày Lễ 30/4 và 1/5
Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương tổ chức Hội nghị Thông tin chuyên đề quý I/2024
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Đẩy mạnh hợp tác nhân lực về đào tạo nghề giữa Việt Nam và Ả-rập Xê-út
Phiên giao dịch và tư vấn việc làm quận Hà Đông năm 2024: Cơ hội tốt để người lao động lựa chọn những vị trí việc làm phù hợp
Đảng ủy Bộ LĐ-TB&XH chính thức tiếp nhận Đảng bộ và đảng viên Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II
Tư lệnh Binh chủng Tăng thiết giáp kiểm tra huấn luyện tại Đồng Nai