An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Bắc Ninh: Tăng cường kết nối cung - cầu lao động
11:18 AM 17/12/2020
Những năm qua, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Bắc Ninh (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) đã không ngừng đổi mới hoạt động, nâng cao hiệu quả tư vấn, giới thiệu việc làm, tăng cường kết nối cung - cầu lao động giữa doanh nghiệp với người lao động (NLĐ).
Thực hiện vai trò "cầu nối"
Bắc Ninh là tỉnh có nhiều khu, cụm công nghiệp hoạt động nên nhu cầu về lao động việc làm tại tỉnh rất lớn. Theo đó, hàng năm, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đã chủ động tham gia điều tra, cập nhật dữ liệu biến động về nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, thực hiện phân tích, dự báo thị trường lao động và nắm bắt thông tin vị trí việc làm cần tuyển dụng. Đồng thời, Trung tâm Dịch vụ việc làm cũng nỗ lực triển khai nhiều biện pháp đồng bộ nhằm thực hiện tốt và hiệu quả chính sách bảo hiểm thất nghiệp, mang lại niềm tin lớn đối với NLĐ và người sử dụng lao động.
Thông qua các phiên giao dịch việc làm, giúp NLĐ dễ tìm kiếm việc làm phù hợp

Ông Đinh Văn Duyệt - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Bắc Ninh - cho biết, trong 5 năm (2015 - 2019), thực hiện tốt vai trò là “cầu nối” giữa doanh nghiệp với NLĐ, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức được trên 230 phiên giao dịch việc làm, thực hiện tư vấn, giới thiệu việc làm cho gần 170.000 lượt người và hơn 3.200 lượt doanh nghiệp tham gia tuyển dụng, hỗ trợ gần 30.000 người tìm được việc làm. Bên cạnh các phiên giao dịch việc làm cố định vào thứ 5 hàng tuần, hằng năm, trung tâm cũng tổ chức được từ 12 - 15 phiên giao dịch việc làm lưu động tại các địa phương, trường học tại địa phương và tổ chức từ 8 - 10 phiên giao dịch việc làm online với các tỉnh khu vực miền Bắc.
Những hoạt động này giúp NLĐ ở các địa phương chủ động hơn, tăng cơ hội được tiếp xúc với thông tin và cơ hội việc làm, tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại. Tại mỗi phiên giao dịch việc làm, NLĐ được tiếp cận thông tin về thị trường việc làm, nhu cầu xuất khẩu lao động, được tư vấn, hướng dẫn về hồ sơ, thủ tục làm việc... Ngoài ra, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Bắc Ninh cũng tiếp nhận gần 50.000 trường hợp lao động đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Tăng cơ hội việc làm cho người lao động
Trong năm 2020, trước ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, trung tâm vẫn duy trì hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm nhưng vẫn đảm bảo thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo sự chỉ đạo của các cấp, các ngành, như vệ sinh thường xuyên khu vực làm việc; tuyên truyền, khuyến cáo đến NLĐ nghiêm túc thực hiện đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, giữ khoảng cách… khi đến giao dịch việc làm. Ngoài ra, trung tâm đã thực hiện tư vấn, giới thiệu việc làm qua website, phỏng vấn online, hệ thống tin nhắn... Từ đó, các doanh nghiệp sẽ chủ động cung cấp thông tin về nhu cầu, số lượng và vị trí tuyển dụng để đăng tải trên website của đơn vị, cử cán bộ thực hiện phỏng vấn ngay tại công ty qua phần mềm hỗ trợ.
Sàn giao dịch việc làm online đang là giải pháp hiệu quả cho các doanh nghiệp và người lao động

Đối với NLĐ, chỉ cần có thiết bị kết nối mạng Internet có thể tìm hiểu một cách đầy đủ nhất thông tin về doanh nghiệp và thực hiện trả lời phỏng vấn trực tuyến. Thông qua hình thức trực tuyến, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện tư vấn, giới thiệu việc làm online cho hàng trăm lao động người Bắc Ninh từ nước ngoài trở về nước. Việc đẩy mạnh khảo sát, đánh giá nhu cầu thị trường lao động, thường xuyên cập nhật biến động lao động tại các doanh nghiệp đưa lên website là một trong những hoạt động trọng tâm để công tác giới thiệu việc làm online đạt hiệu quả thiết thực. Song song với đó, trung tâm thường xuyên trang bị máy móc, nâng cấp phần mềm nhằm đảm bảo sự vận hành trơn tru việc đẩy mạnh khảo sát, đánh giá nhu cầu thị trường lao động, thường xuyên cập nhật biến động lao động tại các doanh nghiệp đưa lên website là một trong những hoạt động trọng tâm để công tác giới thiệu việc làm online đạt hiệu quả thiết thực. Song song với đó, trung tâm thường xuyên trang bị máy móc, nâng cấp phần mềm nhằm đảm bảo sự vận hành trơn tru.
Thời điểm tháng 5/2020, ngay sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện hàng loạt các hoạt động kết nối giúp NLĐ đăng ký tìm việc; đẩy mạnh các hoạt động thông tin thị trường lao động, tăng cường cập nhật và cung cấp thông tin doanh nghiệp tuyển dụng, NLĐ tìm việc; phối hợp với đơn vị tổ chức lại các phiên giao dịch việc làm định kỳ vào thứ 5 hàng tuần… Theo đó, từ tháng 5 đến nay, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đã tổ chức được hơn 10 phiên giao dịch việc làm, thu hút trên 100 lượt doanh nghiệp, khoảng 15.000 lượt NLĐ tham gia phỏng vấn tuyển dụng và tìm kiếm việc làm…
Để triển khai hiệu quả hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm cho NLĐ, trong thời gian tới, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Bắc Ninh sẽ tiếp tục triển khai các hình thức giới thiệu việc làm phù hợp với tình hình thực tế; chú trọng công tác dự báo, phân tích thị trường lao động từ đó xây dựng chiến lược hoạt động cụ thể. Trong đó có tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về chính sách lao động, việc làm, chính sách bảo hiểm thất nghiệp; ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động kết nối, giúp NLĐ, doanh nghiệp tiếp cận thông tin nhanh chóng, chính xác. Đồng thời, nâng cao chất lượng tư vấn tại các phiên giao dịch việc làm, hướng tới tổ chức các phiên giao dịch việc làm lưu động và online phù hợp với tình hình các địa phương nhằm thu hút thêm nguồn lao động.
Ngoài ra, trung tâm tăng cường sự phối hợp với các doanh nghiệp để tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng, điều kiện làm việc, chính sách tiền lương, tiền thưởng… giúp NLĐ tiếp cận các ngành nghề, việc làm phù hợp, qua đó, duy trì việc làm ổn định, tăng thu nhập cho NLĐ, góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

PV
 
TAG: lao động THị trường Cung Cầu
Tin khác
Vĩnh Phúc triển khai tổ chức chu đáo việc chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi
Lạng Sơn: Đảm bảo kế hoạch thực hiện các lĩnh vực lao động, người có công và xã hội trong những tháng đầu năm 2024
Thừa Thiên Huế: Xác định rõ nguồn lực, mục tiêu, đề ra các giải pháp để giảm nghèo bền vững
Hội thảo về Chiến thắng Trảng Bom (27-4-1975) thành công tốt đẹp
Vai trò trụ cột của Mặt trận Tổ quốc trong thúc đẩy giảm nghèo bền vững ở Ninh Thuận
Trợ giúp người khuyết tật và trẻ mồ côi ở Tuyên Quang
Lào Cai: Quan tâm thực hiện chính sách người có công với cách mạng
Viếng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Trảng Bom
Ban chỉ đạo Hội thảo khoa học “Chiến thắng Trảng Bom (27-4-1975) trong chiến dịch Hồ Chí Minh - Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm' thăm, tặng quà 5 gia đình chính sách