Xã hội
Trang chủ / Xã hội / Xã hội
AHF kêu gọi WB điều chỉnh mức thu nhập bình quân đầu người để xếp hạng nền kinh tế
07:14 AM 01/07/2016
(LĐXH) Ngày 30/6/2016, Quỹ chăm sóc sức khỏe AIDS Hoa Kỳ - AIDS Healthcare Foundation (AHF) tổ chức buổi gặp mặt các tổ chức xã hội dân sự kêu gọi Ngân hàng Thế giới  xem xét lại phương pháp phân loại thu nhập để có sự liên kết chặt chẽ hơn với thực tiễn hoàn cảnh kinh tế của người dân ở các nước đang phát triển.

Ngân hàng Thế giới (WB) đã phân loại lại 28 quốc gia từ các Quốc Gia Thu Nhập Thấp thành Các Quốc Gia Thu Nhập Trung Bình (MIC) từ năm 2000. Những quốc gia này xứng đáng được tuyên dương vì sự tăng trưởng kinh tế nhưng mức độ phân loại thu nhập của WB cũng gửi đến một thông điệp toàn cầu rằng sự phân loại đó đang bóp méo sự thật và không phản ánh chính xác mức độ thu nhập của đa số người dân ở những nước này.

 Khi bước vào nhóm Các Quốc Gia Thu Nhập Trung Bình (TNTB), những quốc gia có nền kinh tế yếu kém phải đối mặt với việc cắt giảm viện trợ nước ngoài, hạn chế nguồn vay vốn ưu đãi phát triển đất nước, và phải mua các thuốc thiết yếu với giá cao , ví dụ như thuốc ARV dùng cho điều trị HIV.

 

 

Khái niệm “thu nhập trung bình- TNTB” thường được giải thích như sau, những người thuộc nhóm này sẽ có đủ thu nhập để đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống như có nhà ở, có đủ thực phẩm để ăn, có đủ quần áo để mặc và được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Trong thực tế, 75% số người nghèo trên thế giới hiện đang sống tại những quốc gia TNTB. Vì vậy, AHF tin rằng mức độ phân loại trên nên được xem xét và điều chỉnh lại cho phù hợp với thực tế.

Vốn dĩ đã có một sự không liên kết giữa những ý nghĩa hàm ẩn của cái nhãn Các Quốc Gia Thu Nhập Trung Bình là “không nghèo” và sức mua của những người trong nhóm này. Các Quốc Gia Thu Nhập Trung Bình là các quốc gia có mức thu nhập bình quân đầu người (GNI) trong khoảng từ $1,045 đến $12,736, tương đương với thu nhập hàng ngày từ $2.86 đến $34.89. Theo phân loại mới này của WB thì người ở nước có có thu nhập trung bình thấp hay trung bình có thu nhập cao hơn người nghèo chỉ 1.61 đôla/ngày (chuẩn nghèo quốc tế là 1.25 đôla/ngày). Sự xếp hạng các quốc gia thu nhập trung bình của World Bank không phản ánh chính xác mức độ nghèo ở những nước này.

Các nhà tài trợ ngày càng sử dụng nhiều cái nhãn Các Quốc Gia Thu Nhập Trung Bình để biện minh cho việc cắt giảm kinh phí hỗ trợ và giảm số lượng các nước đủ điều kiện để nhận hỗ trợ phát triển. Ví dụ, Quỹ Toàn Cầu Phòng chống AIDS, Lao và Sốt rét đặt định mức hỗ trợ kinh phí cho các nước thấp hơn mức trần dựa trên phân loại thu nhập của họ. Kết quả là, Các Quốc Gia Thu Nhập Trung Bình đang chiếm tỷ lệ lớn nhất trong gánh nặng HIV toàn cầu nhưng lại phải đối mặt với nguy cơ nhận được ít kinh phí hỗ trợ để chiến đấu với dịch bệnh này.

 

 

Ví dụ như ở Swaziland, gần như 3 người lại có 1 người nhiễm HIV. Tuy nhiên, Quỹ Dân số Liên Hợp quốc (UNFPA) tuyên bố rằng sẽ ngừng cung cấp bao cao su cho Swaziland bởi vì nước này  đã trở thành quốc gia thu nhập trung bình và vì vậy, sẽ không còn là nước nghèo nữa. Các quốc gia thu nhập trung bình như Mexico, Việt Nam và Ukraine phải trả nhiều hơn gấp 10 lần cho thuốc HIV kê đơn thông thường so với các nước có thu nhập thấp.

Vì vậy, AHF tổ chức buổi gặp mặt các tổ chức xã hội dân sự kêu gọi Ngân hàng Thế giới  xem xét lại phương pháp phân loại thu nhập để có sự liên kết chặt chẽ hơn với thực tiễn hoàn cảnh kinh tế của người dân ở các nước đang phát triển. Ý nghĩa nhận thức của cái nhãn Các Quốc Gia Thu Nhập Trung Bình phải tương ứng với mức thu nhập sao cho đáp ứng các nhu cầu cơ bản của một người và giúp cuộc sống của họ vượt trên ngưỡng nghèo. Cụ thể, AHF đưa ra đề xuất thiết lập giới hạn thấp hơn cho nhóm các nước Thu Nhập Trung Bình, có GNI bình quân đầu người bằng hoặc cao hơn $3,650 - tương đương với $10 - $15/ngày.

Sứ mệnh của Ngân hàng Thế giới là chấm dứt nghèo đói cùng cực cho một thế hệ và thúc đẩy sự thịnh vượng chung. Mục tiêu này không thể thực hiện bằng cách đổi tên các nước đang phát triển thành Các Quốc Gia Thu Nhập Trung Bình; các vấn đề cơ bản liên quan đến đói nghèo toàn cầu sẽ vẫn được giữ nguyên cho đến khi chúng ta đối diện với thực tế và gọi tên chính xác từng vấn đề.

Sự xếp hạng các quốc gia cần xem xét thực trạng đang tồn tại, ví dụ như gánh nặng bệnh tật, giá thuốc không đồng đều và chất lượng cuộc sống.

Được biết, Quỹ chăm sóc sức khỏe AIDS Hoa Kỳ (AHF) là một tổ chức phi chính phủ chuyên về AIDS đứng đầu toàn cầu. Hiện nay AHF cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho 595 nghìn bệnh nhân tại 35 quốc gia trên thế giới. Sứ mệnh của AHF là "Điều trị mang lại sự sống mà không quan tâm đến khả năng chi trả của người bệnh".

Trong suốt những năm qua, AHF đã tham gia vào nhiều sáng kiến vận động liên quan gián tiếp hay trực tiếp đến Quỹ Toàn cầu, trong đó bao gồm cải cách quản lý, tối ưu hóa và tái  chương trình tài trợ và vận động bổ sung tài trợ./.

Thảo Lan

TAG: Quỹ chăm sóc sức khỏe AIDS Hoa Kỳ AHF Ngân hàng thế giới Các Quốc Gia Thu Nhập Trung Bình điều chỉnh lại dịch bệnh AIDS lao sốt rét.
Tin khác
Vĩnh Phúc triển khai tổ chức chu đáo việc chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi
Lạng Sơn: Đảm bảo kế hoạch thực hiện các lĩnh vực lao động, người có công và xã hội trong những tháng đầu năm 2024
Thừa Thiên Huế: Xác định rõ nguồn lực, mục tiêu, đề ra các giải pháp để giảm nghèo bền vững
Hội thảo về Chiến thắng Trảng Bom (27-4-1975) thành công tốt đẹp
Vai trò trụ cột của Mặt trận Tổ quốc trong thúc đẩy giảm nghèo bền vững ở Ninh Thuận
Trợ giúp người khuyết tật và trẻ mồ côi ở Tuyên Quang
Lào Cai: Quan tâm thực hiện chính sách người có công với cách mạng
Viếng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Trảng Bom
Ban chỉ đạo Hội thảo khoa học “Chiến thắng Trảng Bom (27-4-1975) trong chiến dịch Hồ Chí Minh - Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm' thăm, tặng quà 5 gia đình chính sách