Dân tộc-Tôn giáo
Trang chủ / Xã hội / Dân tộc-Tôn giáo
Yên Bái tăng cường cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho người khuyết tật
11:01 AM 09/09/2020
(LĐXH)- Trên địa bàn tỉnh Yên Bái hiện có trên 11.580 người khuyết tật, trong đó có nhiều người khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng, có hoàn cảnh khó khăn và chịu nhiều thiệt thòi. Thời gian qua, ngành LĐTB&XH tỉnh đã chú trọng phát triển nghề công tác xã hội (theo Đề án 32), cung cấp các dịch vụ cơ bản, thiết yếu cho đối tượng người khuyết tật, được lồng ghép hiệu quả vào các hoạt động của ngành.
Để thực hiện có hiệu quả Luật Người khuyết tật năm 2010, Sở LĐTB&XH Yên Bái đã chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản, đồng thời trực tiếp ban hành hơn 10 văn bản chỉ đạo thực hiện các chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn tỉnh.
Yên Bái coi trọng giáo dục cho trẻ tự kỷ
Sở LĐTB&XH tỉnh cũng chú trọng đẩy mạnh công tác truyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương và địa phương về phát triển nghề CTXH, công tác bảo trợ xã hội. Trong các chương trình đó, Sở đã tiến hành lồng ghép các nội dung tuyên truyền về người khuyết tật như: CTXH với người khuyết tật, các chính sách trợ giúp xã hội với người khuyết tật, các tấm gương điển hình người khuyết tật nỗ lực vươn lên trong cuộc sống; trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, cá nhân trong hoạt động trợ giúp người khuyết tật; đồng thời động viên cộng đồng người khuyết tật trên địa bàn tích cực tham gia học tập, lao động sản xuất để ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng.
Đội ngũ cán bộ làm CTXH, trợ giúp người khuyết tật cũng không ngừng được bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Từ năm 2013, Sở LĐTB&XH đã tổ chức các hội nghị tập huấn chuyên đề về người khuyết tật nhằm phổ biến và hướng dẫn triển khai các quy định của Luật Người khuyết tật. Hàng năm, Sở đều tổ chức nhiều lớp tập huấn về nghiệp vụ CTXH, chính sách giảm nghèo và bảo trợ xã hội, trong đó có lồng ghép các nội dung liên quan đến người khuyết tật. Trong các chương trình tập huấn, các học viên đã nắm rõ nhiều nội dung quan trọng như: phương pháp xác định mức độ khuyết tật, hệ thống chính sách hỗ trợ người khuyết tật, kỹ năng chăm sóc người khuyết tật…
Đến nay, 100% người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng trên địa bàn tỉnh đều được cấp thẻ BHYT. Các đối tượng khuyết tật nhẹ là trẻ em, người dân tộc thiểu số, người sinh sống tại địa bàn đặc biệt khó khăn, học sinh, sinh viên, người thuộc hộ cận nghèo đều được hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần kinh phí tham gia BHYT. Với tỷ lệ bao phủ BHYT nói chung của tỉnh hiện nay đạt 93%, số người khuyết tật có thẻ BHYT chiếm tỷ lệ 98% tổng số người khuyết tật trên địa bàn.
Tại các cơ sở y tế trên địa bàn đều có quy định về ưu tiên và hỗ trợ người khuyết tật trong khám chữa bệnh. Bên cạnh đó nhiều tổ chức từ thiện cũng tham gia hỗ trợ các suất ăn miễn phí, quần áo… Những hoạt động này phần nào giúp người khuyết tật giảm bớt khó khăn trong quá trình điều trị dài ngày. Đối với các hoạt động phục hồi chức năng, hàng năm Sở LĐTB&XH và các cơ quan có liên quan đều phối hợp với một số tổ chức phi chính phủ, các bệnh viện, trung tâm phục hồi chức năng trong và ngoài tỉnh tổ chức khám sàng lọc cho trẻ khuyết tật trên địa bàn.
Yên Bái luôn khuyến khích các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí phù hợp với đặc điểm của người khuyết tật. Người khuyết tật khi sử dụng các phương tiện giao thông do các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh cung cấp được giảm giá vé theo quy định, được ưu tiên bố trí chỗ ngồi thuận tiện. Các công trình công cộng được xây dựng trong những năm gần đây, nhất lá các trụ sở cơ quan nhà nước, các cơ sở y tế, giáo dục, khu vui chơi giải trí… về cơ bản đã bảo đảm tiếp cận cho người khuyết tật.
CTXH đối với người khuyết tật ở Yên Bái cũng được lồng ghép trong lĩnh vực hỗ trợ sinh kế với nhiều giải pháp hữu hiệu. Tỉnh đã lồng ghép các nguồn lực từ các chương trình, dự án, đề án khác nhau để đầu tư hỗ trợ sinh kế cho người khuyết tật; đẩy mạnh công tác phục hồi chức năng, ưu tiên đối tượng người khuyết tật trong độ tuổi đi học; ưu tiên người khuyết tật tham gia các dự án ưu đãi phát triển sản xuất.
Kết quả cho thấy trong 6 năm qua, tỉnh đã hỗ trợ làm mới 123 ngôi nhà cho các hộ gia đình có người khuyết tật gặp khó khăn về nhà ở từ nguồn kinh phí ủng hộ của các doanh nghiệp; cấp phát 271 xe lăn cho người khuyết tật vận động; tổ chức 6 lớp dạy nghề cho trên 100 học viên là người khuyết tật. Cùng với đó, hỗ trợ, tạo điều kiện cho trên 500 lượt người khuyết tật hoặc hộ gia đình có người khuyết tật được tham gia các dự án phát triển sản xuất, hỗ trợ công cụ lao động và mở rộng sinh kế cho các hộ nghèo.
Khám sàng lọc trẻ khuyết tật tại TP Yên Bái
Trong năm 2017, Hội Phụ nữ huyện Mù Cang Chải phối hợp xây dựng dự án “Hỗ trợ mô hình nuôi ngan Pháp cho các hộ gia đình nghèo người dân tộ Mông có người khuyết tật” tại xã Nậm Khắt. Dự án bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cho 30 hộ gia đình nghèo có người khuyết tật trên địa bàn.
Đặc biệt, đầu năm 2019, UBND tỉnh Yên Bái đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính trên địa bàn tỉnh năm 2019. Kế hoạch nhằm mục đích nâng cao nhận thức của cộng đồng về quyền của người khuyết tật có khó khăn về tài chính và những điều kiện để tiếp cận với dịch vụ này; tăng cường năng lực thực hiện trợ giúp pháp lý cho người thực hiện trợ giúp pháp lý; chú trọng thực hiện vụ việc tham gia tố tụng cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính trên địa bàn.   
Có thể thấy, công tác xã hội trợ giúp người khuyết tật đã được ngành LĐTB&XH Yên Bái lồng ghép linh hoạt và hiệu quả, đã giúp mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương cũng như các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh có nhận thức đầy đủ hơn về quyền của người khuyết tật cũng như vai trò, trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức và toàn xã hội trong công tác trợ giúp người khuyết tật. Người khuyết tật sau khi được truyên truyền, phổ biến cũng đã có sự cố gắng vươn lên, khắc phục khó khăn, không ngừng phấn đấu để hòa nhập cộng đồng.
Tại Yên Bái, nhiệm vụ triển khai các quy định của nhà nước có liên quan đến người khuyết tật đã được thực hiện đồng bộ từ tỉnh đến cấp cơ sở. Các chính sách về bảo trợ xã hội với người khuyết tật đã được thực hiện đầy đủ, kịp thời, góp phần quan trọng tạo sự ổn định cuộc sống của nhóm đối tượng yếu thế này./.
Hồng Minh
TAG: công tác xã hội đề án 32 người khuyết tật yên Bái bao
Tin khác
Ninh Bình: Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực việc làm, người có công và xã hội
Quảng Ngãi: Nhiều kết quả tích cực về lao động, người có công và xã hội trong quý I/2024
Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày Công tác xã hội Việt Nam năm 2024
Thừa Thiên Huế: Kiểm tra, giám sát Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững huyện A Lưới
Nghệ An: Nỗ lực chăm sóc toàn diện cho trẻ em
Trợ giúp pháp lý góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người khuyết tật
Yên Bái phấn đấu về đích sớm Đề án hỗ trợ làm nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo
Quảng Ninh: Chung tay chăm lo cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Bắc Kạn: Tăng cường công tác phòng, chống tệ nạn xã hội