Nghiên cứu - trao đổi
Trang chủ / Nghiên cứu - trao đổi / Nghiên cứu - trao đổi
Xây dựng và phát triển không gian hệ sinh thái truyền thông trong giáo dục nghề nghiệp
09:20 AM 28/03/2023
(LĐXH) - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phải có nhiều giải pháp đồng bộ từ tư duy đến hành động và riêng với lĩnh vực GDNN cần có nhận thức rõ ràng hơn từ việc đăng ký tham gia học, quá trình dạy, đánh giá kết quả, việc làm sau đào tạo đến đầu tư phát triển GDNN thì công tác truyền thông cần phải được đẩy mạnh với nhiều nội dung, hình thức để đưa thông tin đến người dân, xã hội mọi lúc, mọi nơi.
Xây dựng không gian cùng hệ sinh thái truyền thông GDNN nhằm  phát triển hệ thống GDNN theo hướng mở, linh hoạt...
Mục đích trong việc xây dựng không gian cùng hệ sinh thái truyền thông GDNN nhằm  phát triển hệ thống GDNN theo hướng mở, linh hoạt hiện đại, liên thông, thích ứng, hiệu quả và công bằng với mục tiêu gắn với việc làm bền vững và phát triển bao trùm với nhiều mô hình, phương thức và trình độ đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và nâng cao kỹ năng nghề nghiệp suốt đời của người học, người lao động; đẩy mạnh đào tạo nghề tại doanh nghiệp và nơi làm việc. Đa dạng hóa các hình thức truyền thông, thực hiện kết hợp giữa các hình thức truyền thông hỗ trợ và nâng cao hiệu quả truyền thông, đảm bảo công tác truyền thông được thực hiện mọi lúc, mọi nơi. Truyền tải đầy đủ, kịp thời hoạt động, thông tin, hình ảnh của GDNN tới toàn xã hội, thúc đẩy thay đổi nhận thức của xã hội về GDNN từ đó huy động mọi nguồn lực của xã hội tham gia vào các hoạt động của GDNN. Thu hút, vận động các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia vào hoạt động GDNN nói chung và tuyên truyền về GDNN nói riêng. Nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong hệ thống GDNN tham gia thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về GDNN.  Tăng cường liên kết hướng tới thành một khối thống nhất giữa các cơ sở GDNN, các cơ quan chủ quản và cơ quản quản lý nhà nước trong việc thực hiện công tác truyền thông GDNN. Hình thành những bộ công cụ truyền thông hiệu quả về GDNN.
Mục tiêu trong công tác này là xây dựng và hình thành các không gian truyền thông GDNN rộng khắp, qua đó làm lan tỏa giá trị của GDNN tới toàn xã hội. Qua đó, hình thành một hệ sinh thái truyền thông GDNN thống nhất để triển khai thực hiện nhiệm vụ truyền thông góp phần thúc đẩy phát triển GDNN phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Thu hút đông đảo người dân, doanh nghiệp, các tổ chức tham gia vào hoạt động GDNN và truyền thông GDNN. Đặc biệt sẽ tiến tới xây dựng hình thành đội ngũ cộng tác viên truyền thông GDNN rộng khắp và toàn bộ đội ngũ cán bộ, công chức, nhà giáo, người lao động trong các cơ sở GDNN và các cơ quan quản lý, cơ quan chủ quản cơ sở GDNN cùng thực hiện nhiệm vụ truyền thông GDNN.
Để thực hiện tốt những mục tiêu trên cần phải xây dựng và phát triển không gian truyền thông GDNN, trong đó chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng, địa điểm cho truyền thông trên các Website, cổng thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị, các cơ sở GDNN, các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan báo chí… cũng như tại các khu vực thành thị, đông dân cư, công viên, khu du lịch, đường giao thông, trên các phương tiện công cộng và hệ thống mạng xã hội.
Phát triển đội ngũ cộng tác viên truyền thông từ cơ sở GDNN, đến các cấp quản lý ở địa phương, Trung ương, các doanh nghiệp và mở rộng ra các đối tượng ngoài hệ thống GDNN như nhà báo, phóng viên, học sinh, phụ huynh học sinh…
Xây dựng các nội dung truyền thông GDNN về chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, các hoạt động chuyên môn, mô hình của GDNN, cá nhân, tập thể tiêu biểu xuất sắc, các bộ nhận diện, logo, khẩu hiệu, biển quảng bá hình ảnh về GDNN…
Tổ chức các hoạt động, sự kiện, hội nghị, hội thảo, các cuộc thi, vận động tìm hiểu, sáng tác, viết tin, bài ảnh, phóng sự, phim… trong đó chú trọng đến các sự kiện, hoạt động chuyên môn sâu của GDNN như: thi kỹ năng nghề, hội giảng nhà giáo, hội thi thiết bị GDNN, tuyên dương học sinh, sinh viên, cuộc thi khởi nghiệp từ học nghề, ngày hội hướng nghiệp… Đa dạng hóa, đổi mới cách thể hiện về hình thức, nội dung các sản phẩm truyền thông, trong đó chú trọng đẩy mạnh phát triển các sản phẩm số theo các thể loại như: gameshow, phim, truyện, các video, thơ, nhạc, kịch…
Chủ động đăng tải các khẩu hiệu, slogan truyền thông về GDNN: “Nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam - Skilling up Việt Nam”; “Kỹ năng nghề cho tươi lai tươi sáng”; “Giáo dục nghề nghiệp: Thực học - Thực hành - Vững khởi nghiệp, Sáng tương lai”; “Tương lai tươi sáng cùng giáo dục nghề nghiệp”, Chào mừng/Hưởng ứng ngày Kỹ năng lao động Việt Nam 04/10; Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 và trình chiếu các video clip về GDNN.
Các chương trình, sự kiện được tổ chức theo từng cấp như: Các diễn đàn, hội nghị, hội thảo; các Kỳ thi kỹ năng nghề; hội giảng nhà giáo GDNN các cấp; hội thi thiết bị dạy nghề tự làm; hội thao, hội diễn học sinh, sinh viên; lễ tuyên dương học sinh, sinh viên tiêu biểu, xuất sắc; các chương trình, ngày hội tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp;  các chương trình từ thiện, thiện nguyện, tri ân nhà giáo… Với quy mô: Trung ương/Quốc gia; cấp Bộ, ngành; cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương; cấp Sở thuộc tỉnh, thành phố; cấp thành phố, thị xã, quận, huyện thuộc tỉnh/thành phố; cấp xã, phường, thị trấn;
Tổ chức các cuộc thi, vận động viết, sáng tác, sản xuất các sản phẩm, chương trình về GDNN. Các cuộc thi viết, cuộc thi tác phẩm báo chí, cuộc thi xây dựng các video clip về GDNN, mô tả nghề, hướng nghiệp. Trên các phương tiện giao thông công cộng xe buýt, xe taxi, phương tiện vận tải, tàu, thuyền, máy bay…
Chú trọng một số hoạt động xây dựng, phát triển không gian truyền thông GDNN ở các cấp:
- Tại Tổng cục GDNN cần hình thành bộ nhận diện giáo dục nghề nghiệp nói chung và cho các sự kiện của GDNN nói riêng; Xây dựng và thống nhất các khẩu hiệu, slogan tuyên truyền, quảng bá chung cho hệ thống GDNN; Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho công tác truyền thông kết hợp với các hoạt động chuyên môn như tuyển sinh, đào tạo, đánh giá kết quả;  Xây dựng và số hóa nội dung tuyên truyền: Xây dựng, biên tập, phát hành, số hóa các nội dung, ấn phẩm phục vụ công tác tuyên truyền;  Phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí, các tổ chức xã hội nghề nghiệp tuyên truyền về GDNN; Tổ chức các sự kiện về GDNN tại các nơi công cộng, địa điểm vui chơi, giải trí, du lịch… mang tính chất truyền thông, có thông điệp cụ thể, để định hướng phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông đăng ký tham gia GDNN; Xây dựng các pa-nô, màn hình, đề-can, sticker, huy hiệu, biểu tượng… quảng bá hình ảnh, thông điệp về GDNN tại các khu công cộng, công viên, nơi đông người qua lại, các ngã tư giao thông, đường quốc lộ, phương tiện giao thông; Tăng cường sự tham gia của các cơ sở GDNN trong việc tham gia xây dựng chương trình, tài liệu giáo dục hướng nghiệp và cử giáo viên GDNN tham gia giảng dạy giáo dục hướng nghiệp trong trường trung học cơ sở, trung học phổ thông; Tổ chức xây dựng, tập huấn phát triển đội ngũ cộng tác viên truyền thông; Từng bước thành lập Trung tâm truyền thông về GDNN trực thuộc Tổng cục;
- Tại các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, khuyến khích tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động phù hợp; tập trung triển khai một số nội dung: Xây dựng, phát triển các địa điểm triển khai các hoạt động về GDNN tại các khu vui chơi công cộng, công viên, các tuyến phố đi bộ, nơi tập trung đông người. Duy trì thường xuyên, định kỳ hằng tuần, hằng tháng các địa điểm, gian hàng giới thiệu về GDNN, về nghề, trải nghiệm về nghề tại khu vui chơi công cộng, công viên hoặc trên các tuyến phố đi bộ; Xây dựng và hình thành hệ thống các biển quảng bá hình ảnh, khẩu hiệu về GDNN tại các khu công cộng, các tuyến đường, tuyến phố;  Phối hợp với cơ quan thông tin đại chúng mở các chuyên trang, chuyên mục về GDNN…
- Tại các cơ sở GDNN và các cơ sở có hoạt động GDNN cần tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động phù hợp theo các nội dung phù hợp đồng thời triển khai một số nội dung trong đó chú trọng và phát triển không gian truyền thông trong khuôn viên của nhà trường, của cơ sở GDNN; Triển khai các hoạt động và tham gia xây dựng các địa điểm, không gian truyền thông GDNN cùng Sở LĐ-TBXH, các cơ sở GDNN khác trên địa bàn. Mỗi cơ sở GDNN có ít nhất 01 biển quảng bá hình ảnh, khẩu hiệu về GDNN tại nơi công cộng, khu vui chơi, giải trí hoặc tại nơi đông dân cư, tuyến đường giao thông đông người qua lại. Hằng năm, căn cứ thực tế, thực địa tại địa bàn tiếp tục xây dựng và bổ sung thêm các biển quảng cáo, các màn hình led tại các khu vực, địa điểm phù hợp; Khuyến khích các cơ sở GDNN cùng liên kết, chung tay xây dựng triển khai các hoạt động, sự kiện để phát triển không gian truyền thông GDNN;
Xây dựng hệ sinh thái truyền thông GDNN cần chú trọng và quan tâm tới chủ thể tham gia của các hoạt động GDNN. Tăng cường đẩy mạnh các mối quan hệ thu hút được nhiều chủ thể tham gia và duy trì tính ổn định, thường xuyên, lâu dài. Đẩy mạnh công tác truyền thông về GDNN, để thu hút sự đồng thuận, tạo sự hiểu biết đầy đủ cho các tổ chức, cá nhân, của toàn xã hội tham gia vào hoạt động GDNN nói chung và truyền thông GDNN nói riêng; Phát triển không gian truyền thông GDNN, tăng cường các hoạt động về GDNN như tổ chức các hội nghị, hội thảo, các kỳ thi, hội diễn…
Tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ trong hệ thống GDNN với mỗi cấp quản lý GDNN là một đầu mối chỉ đạo triển khai xây dựng hệ sinh thái truyền thống GDNN; Xây dựng, củng cố đội ngũ cộng tác viên truyền thông GDNN ở các cấp. Phấn đấu mỗi một cán bộ quản lý, nhà giáo, người lao động, học sinh, sinh viên GDNN là một cộng tác viên, một hạt nhân cơ sở thực hiện công tác truyền thông và cấu thành nên hệ sinh thái truyền thông GDNN./.
T.S Lê Hương Giang
Trường Đại học Lao động - Xã hội
 
TAG: Xây dựng và phát triển không gian hệ sinh thái truyền thông trong giáo dục nghiệp bao
Tin khác
Khuynh hướng nghiên cứu về sức khỏe thể chất, tinh thần và khả năng phục hồi của nhân viên trong tương lai
Một số vấn đề giáo dục hướng nghiệp người lớn
Xác định tư cách pháp lý chủ thể doanh nghiệp trong thực tiễn hành nghề công chứng
Quản lý nhà nước về lao động tại khu công nghiệp, khu kinh tế
Hội thảo 'Kinh nghiệm của các nước về phát triển kinh tế vùng biên giới đất liền và bài học cho Việt Nam'
Đẩy mạnh thực hiện mục tiêu phát triển bền vững tại các cấp địa phương
Trách nhiệm của thanh niên khi tham gia không gian mạng
Kinh tế xanh ở Việt Nam: Cơ hội và thách thức
Môi trường làm việc an toàn và lành mạnh là quyền cơ bản của người lao động