Phòng, chống TNXH
Trang chủ / Xã hội / Phòng, chống TNXH
Vĩnh Phúc: Nỗ lực thực hiện công tác phòng, chống tệ nạn xã hội
04:31 PM 14/04/2023
(LĐXH)- Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành, công tác phòng, chống tệ nạn xã hội tại Vĩnh Phúc đã có nhiều chuyển biến, góp phần đảm bảo an ninh an toàn xã hội trên địa bàn.
Tỉnh Vĩnh Phúc tăng cường công tác kiểm tra liên ngành phòng chống ma túy, mại dâm
Trong năm 2022, Sở Lao động - TBXH đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 85/KH-UBND ngày 06/4/2022 về triển khai thực hiện Nghị định số 116/2021/NĐ-CP ngày 21/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma tuý, Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma tuý và quản lý sau cai nghiện ma tuý; Kế hoạch số 17/KH-BCĐ ngày 27/01/2022 của Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc về thực hiện chương trình phòng, chống tệ nạn mại dâm năm 2022. Sở đã ban hành Kế hoạch số 03/KH-LĐTBXH ngày 11/01/2022 Kế hoạch kiểm tra của Đội kiểm tra liên ngành phòng, chống mại dâm trên địa bàn tỉnh, Kế hoạch số 07/KH-LĐTBXH ngày 18/01/2022 Kế hoạch công tác phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm và mua bán người.

Chỉ đạo triển khai, giám sát, đôn đốc hoạt động 06 “Điểm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện và quản lý sau cai nghiện tại cộng đồng”; các xã hoạt động theo mô hình Đề án 835; các mô hình tư vấn giảm hại cho người bán dâm ngoài cộng đồng; phát hành 4.000 cuốn bản tin, 2.400 cuốn sách mỏng quy định về phòng, chống ma túy, treo 365 băng rôn, cấp phát 18.000 tờ gấp, lắp đặt 30 pano (biển nhỏ) và tuyên truyền lưu động về phòng, chống tệ nạn mại dâm tới 9 huyện, thành phố, các khu công nghiệp và 136 xã, phường, thị trấn nơi đông dân cư, vùng sâu, vùng xa; Tổ chức 01 hội thảo chia sẻ kinh nghiệm tiếp cận người bán dâm ngoài cộng đồng; 04 hội nghị tập huấn, tuyên truyền Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi; 02 hội nghị tuyên truyền Nghị quyết số 39/2019/NQ-HĐND tại thành phố Vĩnh yên và huyện Tam Đảo cho gần 300 đại biểu. Xây dựng Đề án cai nghiện ma túy tập trung trình UBND tỉnh phê duyệt, hướng dẫn các huyện thực hiện cai nghiện tại gia đình, cộng đồng theo quy định.

Thống kê, toàn tỉnh có 1.498 cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng hoạt động mại dâm, (trong đó: 996 khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ, nhà cho thuê, 01 vũ trường, 419 cơ sở kinh doanh karaoke, massage, 82 loại hình khác (quán bia, cà phê, cắt tóc gội đầu thư giãn). Trong năm 2022, có 01 nạn nhân bị mua bán từ Campuchia. Đội kiểm tra liên ngành phòng, chống tệ nạn mại dâm đã kiểm tra 72 cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng hoạt động mại dâm, bao gồm 13 khách sạn; 39 nhà nghỉ; 20 quán Karaoke.
Trên cơ sở kết quả đạt được, trong thời gian tới, Sở Lao động - TBXH tiếp tục chỉ đạo Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh làm tốt công tác quản lý hàng ngày đối với học viên; thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch. Tổng số quản lý là 364 học viên; năm 2021 chuyển sang 192 học viên, vào trong kỳ là 192 học viên (bắt buộc 113; Tự nguyện 22, lưu trú tạm thời 37); ra trong kỳ 128 học viên (bắt buộc 106; tự nguyện 18, lưu trú tạm thời 01; Đi tù 02, tạm đình chỉ 01. Số hiện có mặt là 236 học viên. Trong đó: Bắt buộc 222, Tự nguyện 09, lưu trú tạm thời 05).
Tiếp tục tham mưu triển khai thực hiện Chỉ thị số 36- CT/TW ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy; Nghị định số 116/2021/NĐ-CP ngày 21/12/2021 của Chính Phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy và các văn bản hướng dẫn thực hiện; Nghị quyết số 39/2019/NQ- HĐND ngày 15/7/2019 về “Quy định mức hỗ trợ, đóng góp, chế độ miễn giảm đối với người cai nghiện ma túy; mức trợ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động làm việc tại Cơ sở cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”.
Tăng cường hiệu quả công tác phối hợp kiểm tra, quản lý địa bàn, đấu tranh triệt phá các ổ nhóm, các địa bàn trọng điểm hoạt động ma túy, mại dâm; tăng cường công tác kiểm tra (Đội kiểm tra liên ngành 178), rà soát, kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ, dễ bị lợi dụng hoạt động mại dâm trên địa bàn tỉnh; Chỉ đạo duy trì, tăng cường hiệu quả hoạt động “Điểm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện và quản lý sau cai nghiện ngoài cộng đồng”; mô hình tư vấn giảm hại cho người bán dâm ngoài cộng đồng; xã hoạt động theo mô hình Đề án 835, đội công tác xã hội tình nguyện; Thường xuyên cập nhật, nắm bắt số liệu người bán dâm tại cộng đồng, nạn nhân bị mua bán trở về, người nghiện ma tuý; rà soát gương điển hình sau cai nghiện…/.

Hồng Phượng
 
TAG: tệ Nạn Vĩnh phúc phòng Chống bao
Tin khác
Đảm bảo thực hiện hiệu quả chế độ, chính sách trong quá trình tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ
Nghệ An: Quan tâm chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ
Sóc Trăng: Thực hiện hiệu quả công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ
Ninh Bình: Huy động nguồn lực hỗ trợ giảm nghèo bền vững
 Sở LĐ-TB&XH TP.HCM gặp gỡ đối thoại với cán bộ, đoàn viên, hội viên các tổ chức đoàn thể
Lạng Sơn: Hỗ trợ phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo
Bảo hiểm xã hội TP.HCM chuyển trụ sở làm việc về quận 7
Tín dụng chính sách - Điểm tựa cho thanh niên lập thân, lập nghiệp
 Nữ Bí thư Chi đoàn tận tâm với hoạt động tín dụng chính sách