An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Ủy ban quốc gia về Người khuyết tật Việt Nam tổ chức sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2019
06:41 PM 28/06/2019
(LĐXH) - Sáng ngày 28/6, tại Hà Nội, Ủy ban quốc gia về Người khuyết tật (NKT) Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2019 và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.
Tham dự, có ông Lê Tấn Dũng, Thứ trưởng Bộ Lao động - TBXH, Phó Chủ tịch Ủy ban quốc gia về NKT Việt Nam; ông Nguyễn Văn Hồi, Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội, Chánh Văn phòng Ủy ban cùng đại diện các bộ, ngành, hội, đoàn thể là thành viên Ủy ban, đại diện một số tổ chức quốc tế.
Ông Lê Tấn Dũng, Thứ trưởng Bộ Lao động - TBXH, Phó Chủ tịch Ủy ban quốc gia về NKT Việt Nam phát biểu tại Hội nghị
Báo cáo tại Hội nghị, ông Nguyễn Văn Hồi, Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội, Chánh Văn phòng Ủy ban quốc gia về NKT Việt Nam cho biết: Trong 6 tháng đầu năm 2019, công tác trợ giúp NKT được triển khai toàn diện, đồng bộ, chủ động với sự quan tâm và phát huy trách nhiệm của các thành viên Ủy ban, các Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức hữu quan. Quá trình triển khai nhiệm vụ luôn bám sát Kế hoạch công tác được Chủ tịch Ủy ban phê duyệt từ đầu năm, lựa chọn trọng tâm, trọng điểm, tăng cường lồng ghép và phát huy vai trò điều phối của Ủy ban trên mọi mặt hoạt động để bảo đảm hiệu quả thực chất. Nhìn chung, hoạt động của Ủy ban ngày càng thu hút sự quan tâm, ủng hộ và tham gia tích cực của các Bộ, ngành, tổ chức.

Ông Nguyễn Văn Hồi, Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội báo cáo tại Hội nghị
Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội, năm 2019, ngân sách Nhà nước đã bố trí cho địa phương 17.388 tỷ đồng để thực hiện Nghị định số 136/2013/NĐ-CP (bao gồm trợ cấp hàng tháng và mua thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng ) và 299 tỷ đồng thực hiện chính sách hỗ trợ về giáo dục đối với NKT theo Thông tư số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC. Đến nay, cả nước có trên 1 triệu NKT nặng và đặc biệt nặng, khoảng 100.000 gia đình, cá nhân nhận chăm sóc đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng và hàng triệu NKT, trẻ em khuyết tật được nuôi dưỡng, chăm sóc trong các cơ sở bảo trợ xã hội. Bên cạnh nguồn lực từ ngân sách nhà nước, các tổ chức của/vì NKT đã tích cực huy động nguồn lực xã hội để cải thiện đời sống và điều kiện sinh hoạt mọi mặt của NKT.
Cả nước hiện có 50 tỉnh, thành phố triển khai Chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, trong đó có 18 tỉnh triển khai toàn bộ các huyện, các xã. Hệ thống bệnh viện, trung tâm, các cơ sở chuyên khoa và các khoa PHCN tiếp tục được củng cố và phát triển từ Trung ương đến địa phương với 63 Bệnh viện/Trung tâm PHCN, 100% bệnh viện đa khoa tuyến trung ương và tuyến tỉnh có khoa PHCN và cung cấp dịch vụ PHCN ngay tại bệnh viện cho người bệnh, đặc biệt người bệnh mạn tính, người bệnh bị các chấn thương cấp tính, sau phẫu thuật.

Bà Lesley Miller, Phó trưởng Đại diện UNICEF phát biểu khai mạc Hội nghị

Trong công tác dạy nghề và giải quyết việc làm, theo báo cáo chưa đầy đủ của Bộ, ngành, địa phương, 6 tháng đầu năm 2019, cả nước có khoảng 7.000 NKT được hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng. Triển khai Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2017 của Chính phủ về Chương trình tín dụng cho vay giải quyết việc làm, Ngân hàng Chính sách xã hội đã và đang triển khai thực hiện Chương trình tín dụng cho vay giải quyết việc làm, trong đó có cho vay ưu đãi đối với NKT và các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh sử dụng nhiều lao động là NKT. Tính đến ngày 31/3/2019, cho vay 221 dự án của NKT, tạo việc làm cho 537 lao động là NKT. Riêng Hội Người mù Việt Nam được giao gần 51 tỷ triển khai tại 51 tỉnh, thành phố cho gần 10.000 hộ người mù và 55 cơ sở sản xuất tập trung của Hội người mù các cấp, tạo việc làm ổn định cho trên 13.000 lao động là NKT. Đến nay, Bộ Lao động- TBXH đã phê duyệt kế hoạch, dự toán kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp – Việc làm và An toàn lao động giai đoạn 2016-2020, Dự án “Phát triển thị trường lao động và việc làm năm 2019”, trong đó có hoạt động hỗ trợ tạo việc làm cho NKT với mục tiêu tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho 50 lao động là NKT.

Em Đoàn Ngọc Bảo, đại diện thanh niên khuyết tật chia sẻ tại hội nghị
Cùng với đó, các lĩnh vực giáo dục đào tạo, giao thông tiếp cận được quan tâm chú trọng. Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát quy hoạch mạng lưới cơ sở hỗ trợ giáo dục NKT như: Chuẩn bị các điều kiện thành lập và đưa vào hoạt động Trung tâm Giáo dục đặc biệt Quốc gia; thúc đẩy thành lập và hoạt động hiệu quả các trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, phòng hỗ trợ giáo dục hòa nhập trong các cơ sở giáo dục tại các địa phương. Chỉ đạo nghiên cứu để quy hoạch hệ thống cơ sở giáo giáo dục chuyên biệt giai đoạn 2021-2030.
Các địa phương tiếp tục thực hiện chính sách miễn, giảm giá vé với mức miễn giảm từ 25% đến 100% cho NKT khi tham gia giao thông công cộng. Tại các bến xe có cửa bán vé ưu tiên cho NKT, bố trí chỗ ngồi thuận tiện cho đối tượng, lái xe và nhân viên phục vụ trên xe trợ giúp NKT khi tham gia giao thông. Trong 6 tháng đầu năm đã thực hiện giảm giá vé cho 39.236 hành khách là NKT.

Các đại biểu tham dự hội nghị
Phát biểu kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Lê Tấn Dũng đánh giá cao những kết quả đạt được trong công tác trợ giúp NKT của Ủy ban quốc gia về NKT Việt Nam và các Bộ, ngành, tổ chức quốc tế và tổ chức của NKT trên các lĩnh vực như: trợ giúp xã hội, y tế, giáo dục, dạy nghề việc làm, sinh kế, văn hóa thể thao, tiếp cận các công trình xây dựng, giao thông, trợ giúp pháp lý. Thứ trưởng đề nghị, trong 6 tháng cuối năm 2019, các đồng chí Ủy viên Ủy ban, các bộ, ngành và tổ chức của NKT cần tập trung rà soát so sánh hệ thống chính sách hiện có với Công ước của Liên hợp quốc về quyền của NKT, chuẩn bị sơ kết 10 năm thực hiện Luật NKT. Đồng thời khẩn trương nghiên cứu đề xuất đưa vào Bộ luật Lao động sửa đổi những nội dung không còn phù hợp nữa về lao động là  NKT; Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi các nội dung về PHCN và PHCN dựa vào cộng đồng... Chú trọng những chính sách đột phá để tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục, giáo dục nghề nghiệp, giải quyết việc làm, tạo sinh kế ổn định, tự chủ cho NKT.
Cùng với đó là tăng cường chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ, ngành và các địa phương tổ chức thực hiện tốt các chính sách, pháp luật liên quan, đặc biệt là các chương trình, đề án, dự án như Kế hoạch thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về quyền của NKT, Đề án Trợ giúp NKT... và bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ được phân công. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến nội dung Công ước và pháp luật về NKT, xây dựng chương trình đào tạo và tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ nhân viên trợ giúp NKT. Đối với Bộ Tài chính, xem xét bố trí kinh phí đảm bảo thực hiện hiệu quả các chính sách, pháp luật, đặc biệt là Đề án trợ giúp NKT tại các bộ, ngành, địa phương./.

Hồng Phượng
 
TAG: Khuyết Tật ỦY ban Hoạt động bao
Tin khác
Ban chỉ đạo Hội thảo khoa học “Chiến thắng Trảng Bom (27-4-1975) trong chiến dịch Hồ Chí Minh - Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm' thăm, tặng quà 5 gia đình chính sách
Ninh Bình: Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực việc làm, người có công và xã hội
Quảng Ngãi: Nhiều kết quả tích cực về lao động, người có công và xã hội trong quý I/2024
Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày Công tác xã hội Việt Nam năm 2024
Thừa Thiên Huế: Kiểm tra, giám sát Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững huyện A Lưới
Nghệ An: Nỗ lực chăm sóc toàn diện cho trẻ em
Trợ giúp pháp lý góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người khuyết tật
Yên Bái phấn đấu về đích sớm Đề án hỗ trợ làm nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo
Quảng Ninh: Chung tay chăm lo cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt