Lao động
Trang chủ / Lao động / Lao động
Trung tâm Dạy ghề huyện Krông Ana: Đào tạo nghề gắn với việc làm cho lao động nông thôn
04:08 PM 13/12/2018
(LĐXH) – Trung tâm Dạy nghề huyện Krông Ana là một trong ba Trung tâm Dạy nghề đầu tiên trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk và cũng là 1 trong 84 Trung tâm Dạy nghề trên toàn quốc được được đầu tư bằng kinh phí Dự án “Tăng cường năng lực đào tạo nghề” thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia.

Trang bị kỹ năng nghề cho ao động nông thôn ở Đắk Lắk là giải pháp giải quyết việc làm có hiệu quả và
giảm nghèo bền vững đối với lao động nông thôn trên địa bàn.

Trong những năm gần đây, Trung tâm day nghề huyện Krông Ana đã tổ chức nhiều lớp đào tạo nghề dựa trên nhu cầu thực tế của người lao động; đồng thời, gắn đào tạo nghề  đi đôi với giải quyết việc làm với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của từng xã, thị trấn, tạo được sự đồng thuận cao của chính quyền và người dân qua đó nâng cao thu nhập cho bản thân và gia đình, góp phần phát triển kinh tế, xã hội địa phương.

Chia sẻ với chúng tôi, ông Nguyễn Viết Đồng – Giám đốc Trung tâm Day nghề huyện Krông Ana cho biết: “ Được sự quan tâm chỉ đạo của UBND huyện Krông Ana, Sở LĐ-TBXH tỉnh, ngay từ khi có Quyết định 1956/QĐ-TTg về Dạy nghề cho lao động nông thôn, được sự chỉ đạo sát sao cũng như định hướng có chọn lọc của UBND huyện. Công tác đào tạo nghề theo Quyết định 1956 của trung tâm luôn được duy trì thường xuyên; tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo có việc làm không ngừng được nâng lên. Thông qua các lớp học nghề tại trung tâm, người lao động được trang bị kiến thức về khoa học kỹ thuật để phát triển sản xuất kinh doanh, vươn lên làm giàu. Đồng thời, góp phần giải quyết nhu cầu tuyển dụng lao động qua đào tạo cho các doanh nghiệp, từng bước đáp ứng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của địa phương.

 Nếu như trong năm 2008, Trung tâm chỉ mở được 8 lớp thuộc 4 ngành nghề đào tạo, thu hút 254 học viên thì đến năm 2010 Trung tâm Dạy nghề huyện Krông Ana đã mở rộng quy mô lên 19 lớp đào tạo các nghề may dân dụng và công nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi thú y, dệt thổ cẩm, sửa chữa xe gắn máy cho 578 học viên và tính đến tháng 9 năm 2018 hiện nay là  có 2.534 học viên – học sinh, trong đó có trên 60% học viên thuộc diện hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số…

Theo ông Đồng, trong năm 2018 Trung tâm đã đào tạo nghề miễn phí cho lao động nông thôn và giải quyết việc làm trong và sau đào tạo cho 350 học viên (chỉ tiêu được giao 300), trong đó có 08 lớp Sơ cấp nghề: 419 học viên (nghề Trồng và khai thác nấm, May Công nghiệp, Xây dựng dân dụng, Điện dân dụng, Kỷ thuật nấu ăn). Đến thời điểm hiện tại đã triển khai các lớp ngắn hạn 8 lớp  ( 419 học viên), đạt 139.66 % kế hoạch so với chỉ tiêu được giao. Các nghề trồng và khai thác nấm, May Công nghiệp, Xây dựng dân dụng, Kỹ thuật nấu ăn, diện dân dụng trên địa bàn huyện; Thực hành xây dựng 15 công trình ( nhà vệ sinh, nhà ở,  tường rào cho trường Mần non trên địa bàn huyện ). Ngoài ra, để thực hiện tốt công tác điều tra, phục vụ xây dựng đề án, Trung còn được Sở LĐ-TB&XH tỉnh tổ chức các hội nghị quán triệt nội dung của Quyết định 1956, tiến hành tập huấn cho cán bộ và triển khai khảo sát nhu cầu học nghề, nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp.

Về công tác tuyển sinh, Trung tâm tăng cường tham mưu UBND huyện, phối hợp với ban ngành đoàn thể, UBND các xã, thị trấn, trung tâm học tập cộng đồng, các cộng tác viên thôn buôn … tuyển sinh đạt kết quả cao. Tiêu biểu xã Dray Sáp, xã Ea Bông, Ea Na.  Nhiều tổ chức cơ sở Đảng, chính quyền địa phương và người lao động đã thực sự quan tâm đến công tác đào tạo nghề. Điển hình như xã Đray Sáp (Đảng ủy, UBND xã đã chỉ đạo tất cả các ban ngành đoàn thể xã phối hợp với Trung tâm GDNN-GDTX thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn).

Mô hình trồng nấm bào ngư của gia đình ông Nguyễn Ngọc Chinh ở huyện K rông Ana vươn lên thoát nghèo

Về công tác giải quyết việc làm trong và sau đào tạo, Trung tâm tiếp tục duy trì hiệu quả trên 171 mô hình sau đào tạo (nghề Trồng Nấm, Xây dựng, Sữa chữa xe máy, Chăn nuôi…) Điển hình là các xã Quảng Điền, Thị trấn Buôn Trấp, Ea Bông, Dray Sáp. Triển khai việc hỗ trợ nhân rộng một số mô hình sau học nghề (mô hình vườn cây ăn quả, mô hình sửa chữa xe gắn máy, mô hình xây dựng, mô hình may); Tư vấn cho xã Quảng Điền, xã Đrây Sáp thành lập tổ hợp tác may mặc, trồng  và khai thác nấm. Mặt khác, phối hợp với các cơ sở May mặc nhận nguyên liệu về cho học viên gia công sản phẩm và tiếp tục phối hợp với Công ty May MTV của Tỉnh uỷ Bình Dương tuyển học viên lớp May đi làm công nhân…

Cùng với đó, Trung tâm cũng đã tổ chức các lớp tập huấn cho 134 người nhân dân về quy trình chăm sóc cây ăn quả, xử lý phân vi sinh, kỹ thuật trồng nấm có hiệu quả. Đồng thời,  phối hợp với Ban dân vận Huyện ủy tổ chức giới thiệu các mô hình sản xuất cho các hộ gia đình tiêu biểu 26 buôn đồng bào dân tộc thiểu số; Phối hợp với HTX nấm Linh chi và dịch vụ nông nghiệp tổ chức tập huấn quy trình trồng và khai thác nấm cho cán bộ kỷ thuật và nhân dân hành nghề nấm (25 người tham gia). Triển khai dự án trồng và khai thác 6 loại nấm (Thuộc chương trình nông thôn miền núi) trong đó, xây dựng mô hình tập trung ( đã triển khai thành công 04 loại nấm), và đã triển khai được 03 mô hình phân tán, đào tạo chuyên gia và kỷ thuật viên cùng với tập huấn cho nhân dân.

Công tác nâng cao năng lực chuyên môn, hỗ trợ sau đào tạo, từ tháng  7/2018 Trung tâm đã phối hợp với Đại học Nông nghiệp Hà Nội chuyển giao “Công nghệ phân lập giống và nâng cao năng lực sản xuất giống nấm” nhằm chủ động giống nấm cho việc sản xuất phôi bịch phát triển các mô hình và cung cấp giống các hộ dân trên địa bàn huyện và ngoài huyện. Tiếp tục triển khai “Xây dựng mô hình trồng nấm Sò và nấm Linh chi tại huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk” giai đoạn năm 2018 và đã hoàn thành hồ sơ nghiệm thu Đề tài mô hình trồng nấm Mộc nhĩ tại huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk; Phối hợp với trường Cao đẳng Cơ điện – Xây dựng và Nông lâm Trung bộ tiếp tục tổ chức các lớp Trung cấp nghề. Bên cạnh đó, Trung tâm còn phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp Tây Nguyên tuyển sinh thi cấp bằng lái xe hạng A1 và Khai giảng lớp Trung cấp Lâm sinh ( kết hợp văn hóa và Trung cấp nghề )

Bên cạnh một số kết quả đáng ghi nhận trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong thời gian qua, Trung tâm dạy nghề Krông Ana vẫn còn một số khó khăn, hạn chế như: Các lớp đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu của lao động nông thôn. Tỉ lệ có việc làm sau đào tạo một số nghề chưa cao, hiệu quả chưa rõ rệt. Các mô hình nghề sau đào tạo tiềm ẩn nguy cơ không bền vững. Đặc biệt là các mô hình đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ.

Để tiếp tục nâng cao chất lượng các loại hình hoạt động của Trung tâm trong thời gian tới, Trung tâm tiếp tục triển khai thực hiện Dự án nông thôn, miền núi “ Sản xuất nấm hàng hóa theo chuỗi giá trị tại tỉnh Đăk Lăk” chương trình “ Hỗ trợ ứng dụng chuyển giao KH&CN thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 -2020” đã được UBND tỉnh Đăk Lăk, Sở Khoa học - Công nghệ thẩm định, và bảo vệ Dự án tại Bộ Khoa học - Công nghệ  vào ngày 29/ 8/2017. Phối hợp tổ chức Hội nghị các Trung tâm học tập cộng đồng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Tập trung đẩy mạnh công tác tư vấn, tuyển sinh đào tạo nghề,  xuất khẩu lao động, học nghề lập nghiệp gắn với giải quyết việc làm hiệu quả. /.

Lê Việt

 

 

 

 

 

 

TAG: Trung tâm Dạy ghề huyện Krông Ana “Đào tạo nghề gắn với việc làm cho lao đ bao
Tin khác
Quảng Nam: Đẩy mạnh công tác lao động, việc làm và giáo dục nghề nghiệp
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Honda Việt Nam thực hiện nghiêm công tác an toàn lao động tại nơi làm việc
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Thường xuyên diễn tập kỹ năng xử lý sự cố an toàn lao động
Kiểm tra công tác ứng dụng công nghệ và kiểm soát rủi ro về an toàn lao động
Xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi) đủ mạnh để bào vệ được người lao động và cán bộ Công đoàn
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Diễn tập thường xuyên để tránh xảy ra sự cố về an toàn lao động
Vĩnh Phúc: Nhiều giải pháp tạo việc làm cho người lao động
Ninh Bình: Triển khai các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024
Hà Nội: Đào tạo nghề miễn phí cho lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp