An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Trung tâm CTXH Long An: Phấn đấu nâng cao tỷ lệ bệnh tâm thần ổn định, tái hòa nhập cộng đồng
10:21 PM 14/07/2020
(LĐXH) - Được sự quan tâm của Tỉnh ủy, HĐND, UBND và sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Long An (Trung tâm CTXH Long An) đã động viên đội ngũ cán bộ, việc chức, nhân viên phục vụ (CBVC) luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công việc. Qua đó, công tác quản lý, chăm sóc đối tượng đều hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Trụ sở chính của Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Long An

Tiếp nhận đối tượng đúng quy định        

Trung tâm CTXH Long An hiện đang nuôi dưỡng 421 đối tượng. Số đối tượng quản lý đông trong khi đó cán bộ viên chức và nhân viên phục vụ của Trung tâm chỉ có 73 người (43 nữ) nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Để khắc phục khó khăn, lãnh đạo Trung tâm đã quán triệt, động viên đội ngũ CBVC luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công việc hoàn thành nhiệm vụ được giao. Cụ thể, theo chỉ đạo của Lãnh đạo Trung tâm, các phòng, ban chuyên môn đã cải tiến lề lối làm việc đi đôi với việc thực hiện quy chế dân chủ ở đơn vị. Việc tiếp nhận đối tượng được Trung tâm thực hiện chặt chẽ, nhanh, gọn và theo đúng quy định. Bộ phận hành chính tổ chức kiểm tra, lập hồ sơ và theo dõi từng đối tượng từ khi tiếp nhận đến hồi gia để chăm sóc, theo đúng quy định; Bộ phận hộ lý, bảo vệ quản lý và chăm sóc đối tượng chu đáo, đảm bảo tốt sinh hoạt cho trại viên. Trong năm 2019 đã tư vấn 55 trường hợp về hồ sơ, thủ tục xin vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại Trung tâm và từ Trung tâm về gia đình chăm sóc.  Trong 6 tháng đầu năm, Trung tâm cũng đã tổ chức tư vấn 14 trường hợp về hồ sơ thủ tục xin vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại Trung tâm và từ Trung tâm về gia đình chăm sóc.

Giám đốc Trung tâm CTXH Long An Huỳnh Ngọc Dũng cho biết, trong 421 đối tượng đang được Trung tâm quản lý, nuôi dưỡng có 348 là người khuyết tật thần kinh tâm thần (có 111 nữ). Bên cạnh đó còn có 49 người cao tuổi (36 nữ); trẻ em mồ côi, khuyết tật 5 (05 nữ); người khuyết tật khác là 13 (05 nữ);  các đối tượng khác (lang thang,…) là 02 người. Trong tổng số đối tượng có 11 đối tượng thuộc diện chính sách (01 bệnh binh, 01 thương binh, 01 người có công, 01 đối tượng nhiễm chất độc hóa học, 01 vợ liệt sĩ và 06 con liệt sĩ); 14 đối tượng đang được nuôi dưỡng tại Khu nuôi dưỡng người cao tuổi huyện Cần Giuộc và 02 trẻ mồ côi mắc bệnh hiểm nghèo đang được gửi nuôi dưỡng tại Trung tâm Phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ khuyết tật TP.HCM.

 Cán bộ ý tế của Trung tâm kiểm tra sức khỏe cho các đối tượng tại Trung tâm

Sức khỏe các đối tượng được đặc biệt quan tâm 

Theo ông Huỳnh Ngọc Dũng, công tác chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng là nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị,  theo đó Lãnh đạo Trung tâm luôn quán triệt đội ngũ CBVC nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác chăm sóc, phục vụ. Tất cả các đối tượng đều được chăm sóc chu đáo từ việc ăn uống, ngủ nghỉ đến việc vệ sinh hằng ngày. Mọi sinh hoạt của các đối tượng đều được quy định và tuân thủ theo giờ giấc và sự hướng dẫn của nhân viên chăm sóc. Với đối tượng người cao tuổi, Trung tâm tổ chức họp các cụ theo định kỳ 02 tháng/01 lần, đánh giá tình hình sinh hoạt của các cụ. Đồng thời, thông báo nội quy, quy chế, quy định bổ sung của Trung tâm. Những cụ già yếu không có khả năng tự phục vụ, Lãnh đạo Trung tâm sẽ phân công nhân viên túc trực chăm sóc tận tình chú đáo. Y sĩ của Trung tâm thường xuyên kiểm tra và phát thuốc điều trị đều đặn cho các đối tượng theo đúng phác đồ điều trị. Năm 2019, có 10,993 lượt người khám bệnh, lãnh thuốc định kỳ; 98 lượt đối tượng phải nhập viện điều trị. Còn riêng 6 tháng đầu năm 2020, Trung tâm cũng đã tổ chức khám bệnh phát thuốc dịnh kỳ cho 4,244 lượt đối tượng và có 16 lượt nhập viện. Những đối tượng phải nằm điều trị tại bệnh viện, Trung tâm phân công nhân viên trực thường chăm sóc chu đáo 24/24 giờ/ngày.


Các đối tượng nghỉ ngơi sau ngơi sau giờ tập thể dục

Về chế độ dinh dưỡng hằng ngày phục vụ các đối tượng được Trung đặc biệt quan tâm. Nguồn thực phẩm được nhập về phục vụ cho nhà bếp của Trung tâm phải đảm bảo có nguồn gốc rõ ràng, đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhà bếp của Trung tâm mỗi ngày đều thay đổi món ăn và cách chế biến, phù hợp với độ tuổi và bệnh lý. Ngoài ra hằng ngày nhà bếp còn cho thay đổi các món ăn, khẩu vị theo chế độ ăn uống riêng đối với các đối tượng đang điều trị và sau điều trị bệnh; nấu ăn riêng cho các cụ già, nhất là những cụ bị bệnh cao huyết áp, tiểu đường… giúp sức khỏe của các cụ già yếu sớm phục hồi.

Các đối tượng tại Trung tâm được dạy nghề đan giỏ 

 Bên cạnh đó, Trung tâm luôn duy trì công tác tập vật lý trị liệu và phục hồi chức năng cho đối tượng người cao tuổi, người khuyết tật và các đối tượng tâm thần. Việc Trung tâm duy trì thường xuyên việc tập thể dục buổi sáng cho nhóm các đối tượng; vận động các đối tượng vệ sinh sạch sẽ nơi ăn chốn ở, làm cỏ toàn khuôn viên Trung tâm, tạo không gian sạch đẹp, thoáng mát giúp họ thư giãn, mau chóng ổn định bệnh lý, phục hồi sức khỏe. Từ việc quản lý theo nhóm đã tạo điều kiện thuận lợi trong công tác chăm sóc, phục vụ cho đối tượng; Giúp giảm thiểu tối đa tình trạng đối tượng tâm thần lên cơn kích động. Theo đó, thời gian gần đây đã giảm thiểu tối đa tình trạng đối tượng tâm thần lên cơn kích động.

Chăm sóc vườn rau nhằm cải thiện bữa ăn thêm rau xanh hàng ngày

Điểm mới, được Trung tâm duy trì và đang nhân rộng, công tác hướng dẫn nghề đan giỏ cho các đối tượng. Cụ thể, trong năm 2019, có 4.331 lượt đối tượng tham gia học nghề; ^ tháng đầu  năm 2020 có 1,626 lượt tham gia. Từ việc tham gia đan giỏ đã tạo thêm thu nhập cho các đối tượng, bình quân 1.200.000 đồng/người/năm. Đặc biệt, qua quá trình dạy nghề giúp cho các đối tượng có điều kiện vận động, lao động trị liệu, góp phần ổn định bệnh lý.

Theo Giám đốc Trung tâm CTXH Long An Huỳnh Ngọc, phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới Trung tâm CTXH Lng An sẽ tiếp tục tăng cường tiếp cận đối tượng yếu thế, thực hiện công tác tư vấn tâm lý khi có thân chủ đến với Trung tâm hay liên lạc qua đường dây nóng của đơn vị. Đồng thời, tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tiếp nhận, quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng đối tượng ngày một tốt hơn. Đặc biệt, quan tâm và chú trọng công tác an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng, phù hợp với từng độ tuổi, bệnh lý của mỗi người; đối với đối tượng đang điều trị bệnh và đối tượng sau điều trị bệnh, sẽ tiếp tục duy trì chế độ ăn uống đặc biệt nhằm giúp đối tượng nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Việc ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí đảm bảo phù hợp với từng đối tượng. Nhằm giảm thiểu tối đa tỷ lệ bệnh nhân nhập viện, tăng cường giám sát, hạn chế xảy ra tình trạng bệnh tâm thần lên cơn kích động đánh nhau gây thương tích. Quan tâm và duy trì tốt phong trào tập thể dục buổi sáng, tăng cường công tác vật lý trị liệu, phục hồi chức năng và đào tạo nghề đan giỏ cho những đối tượng; phấn đấu nâng cao tỷ lệ bệnh tâm thần ổn định, tái hòa nhập gia đình và cộng đồng.

Đăng Hải

 

 

TAG: Trung tâm CTXH Long An tỷ lệ bệnh tâm thần tái hòa nhập cộng đồng
Tin khác
Quảng Bình: Chú trọng thực hiện chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội
Hà Tĩnh: Phát huy truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”
Hà Tĩnh: Tập trung thực hiện chính sách giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới
Hà Nội: Thực hiện hiệu quả công tác uỷ thác cho vay vốn tín dụng chính sách
Quận Bắc Từ Liêm: Quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt chính sách người có công
Trường ĐH Sư phạm Hà Nội hỗ trợ học sinh, sinh viên nghèo vùng khó
Hội Người mù Việt Nam kỷ niệm 55 năm ngày thành lập
Tiếp bước cho cô học trò có hoàn cảnh đặc biệt  gìn giữ “Nghề dệt thổ cẩm quê em”
Hậu Giang huy động mọi nguồn lực chăm lo đời sống người có công