An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Thái Nguyên triển khai hoạt động phát triển cộng đồng
09:53 AM 08/01/2018
(LĐXH)Trong những năm qua, cùng với những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế-xã hội, Thái Nguyên cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó vấn đề nghèo đói luôn được quan tâm hàng đầu. Sự phân hóa ngay trong quá trình phát triển làm xuất hiện những cộng đồng dân cư nghèo, các nhóm yếu thế tại vùng sâu, vùng xa, nơi có điều kiện tự nhiên không thuận lợi cùng một bộ phận dân cư ngay trong lòng các đô thị phát triển. Chính vì vậy, Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Thái Nguyên coi việc giúp đỡ, phát triển các cộng đồng nghèo là hết sức cần thiết và là nhiệm vụ trọng tâm.
Hiệu quả từ mô hình điểm tại xóm Cao Khản (xã Bản Ngoại, huyện Đại Từ)
Cao Khản là một xóm nghèo của xã Bản Ngoại, huyện Đại Từ, với tỷ lệ hộ nghèo chiếm gần 30%, giao thông đi lại còn nhiều khó khăn. Toàn xóm có 12,7 ha đất chuyên cấy lúa, rau màu và 13 ha trồng chè, đường giao thông đi lại khó khăn, phải qua cầu treo nhỏ hẹp nên mọi hoạt động giao thương gần như bị hạn chế. Hệ thống mương dẫn nước lội đồng cũng cần phải tu bổ và cải tạo để đáp ứng cho việc cung cấp nước tưới cho khu vực. Mặt khác, nhiều người dân trong xóm chưa thực sự có tính có kết và ý thức bảo vệ môi trường.
Nhận thấy đây là một cộng đồng yếu kém cần sự hỗ trợ, trong năm 2016, Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Thái Nguyên đã phối hợp với Câu lạc bộ tình nguyện viên công tác xã hội tỉnh Thái Nguyên tiến hành xây dựng mô hình điểm về hoạt động phát triển cộng đồng tại xóm Cao Khản. Khoảng thời gian không dài nhưng với các hoạt động thiết thực và bài bản nhất trong tiến trình phát triển cộng đồng đã đem lại hiệu quả vô cùng lớn. Hoạt động phát triển cộng đồng được triển khải chủ yếu là đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em; cải tạo, gia cố tuyến đường liên xóm với chiều dài 1km. Thông qua hoạt động phát triển cộng đồng đã làm thay đổi diện mạo và tăng cường tính liên kết của cộng đồng, góp phần nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường.
Nhân rộng các mô hình

Hoạt động phát triển cộng đồng vì môi trường trong sạch của Câu lạc bộ tình nguyện viên CTXH tại xóm Cao Khản, xã Bản Ngoại
Theo bà Phùng Thị Thơm, Giám đốc Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Thái Nguyên: Phát triển cộng đồng là một phương pháp của công tác xã hội được xây dựng trên những nguyên lý, nguyên tắc và giả định của nhiều ngành khoa học xã hội khác như: Tâm lý xã hội, xã hội học, chính trị học, nhân chủng học…, được áp dụng ở nhiều nước và đã phát huy vai trò trong việc giải quyết các vấn đề của các nhóm cộng đồng nghèo, các nhóm yếu thế trong thời gian qua. Đó là phương pháp giải quyết một số vấn đề khó khăn, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng, hướng tới sự phát triển không ngừng về đời sống vật chất và tinh thần của người dân thông qua việc nâng cao năng lực, tăng cường sự tham gia, đoàn kết, phối hợp chặt chẽ giữa người dân với nhau, giữa người dân với các tổ chức và giữa các tổ chức với nhau trong phạm vi một cộng đồng. Có thể nói, đây là một hoạt động mới, đang trong quá trình mày mò tìm đường đi cũng như thời gian triển khai còn ngắn nhưng trong thời gian qua hoạt động này đã phần nào chứng minh hiệu quả cũng như lợi ích thiết thực của mình tại tỉnh Thái Nguyên.
Với những thành công ban đầu tại Xóm Cao Khản (xã Bản Ngoại, huyện Đại Từ),  năm 2017, hoạt động phát triển cộng đồng của Trung tâm đã đồng loại triển khai tại 3 xã trọng điểm là xã Bộc Nhiêu (huyện Định Hóa), xã Bản Ngoại, Mỹ Yên (huyện Đại Từ). Trên cơ sở kết quả đạt được, Trung tâm đã xây dựng những kế hoạch, mục tiêu bài bản hơn và người dân với vai trò chủ đạo được tham gia vào các quá trình ra quyết định. Mục tiêu chính của hoạt động này là xác định vấn đề khó khăn và nhu cầu của người dân tại cộng đồng, cùng người dân xây dựng kế hoạch để giải quyết các vấn đề khó khăn, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng, hướng tới sự phát triển không ngừng về đời sống vật chất và tinh thần của người dân thông qua việc nâng cao năng lực, tăng cường sự tham gia, đoàn kết, phối hợp chặt chẽ giữa người dân với nhau, giữa người dân với các tổ chức và giữa các tổ chức với nhau trong phạm vi một cộng đồng.
Những nội dung chính trong các hoạt động phát triển cộng đồng gồm: Khảo sát, cùng người dân xác định vấn đề khó khăn và nhu cầu của cộng đồng cần hỗ trợ. Tổ chức họp dân tại 3 xóm cùng người dân lựa chọn vấn đề ưu tiên giải quyết và lập kế hoạch để giải quyết các vấn đề. Kết nối với các cơ quan, ban ngành đoàn thể có liên quan xây dựng chiến lược phát triển cộng đồng phù hợp với từng địa phương và nhu cầu của người dân. Triển khai các mô hình hỗ trợ nhóm đối tượng tại cộng đồng. Kiểm tra, giám sát các hoạt động phát triển cộng đồng và tư vấn, hỗ trợ cho người dân.
Hiện nay, Trung tâm Công tác xã hội Thái Nguyên đã tiến hành Cuộc khảo sát xác định vấn đề và nhu cầu của người dân tại địa bàn 03 xóm thuộc 02 huyện triển khai thí điểm hoạt động phát triển cộng đồng năm 2017 là xóm Minh Tiến (xã Bộc Nhiêu, huyện Định Hòa) và 2 xóm Đồng Phiêng (xã Mỹ Yên), xóm Cao Khản (xã Bản Ngoại) đều của huyện Định Hóa. Cuộc khảo sát thực hiện được thực hiện với 150 phiếu là đại diện các hộ gia đình sinh sống trên địa bàn các xóm chủ yếu liên quan đến các vấn đề về trình độ dân trí, tình hình phát triển kinh tế- văn hóa - xã hội, những vấn đề khó khăn của địa phương, lựa chọn những vấn đề ưu tiên và giải pháp thực hiện. Qua cuộc khảo sát đã xác định được những vấn đề khó khăn mà cộng đồng dân cư tại các xóm triển khai mô hình gặp phải. Qua đó, phần nào phản ánh được đúng nhu cầu và nguyện vọng của người dân cũng như cộng đồng. Điển hình như cộng đồng dân cư tại xóm Đồng Phiêng (xã Mỹ Yên, huyện Đại Từ), xóm có tổng diện tích 50 ha, dân số 302 người, với 72 hộ gia đình, trong đó có 6 hộ nghèo, 7 hộ cận nghèo và 9 hộ được hưởng chế độ bảo trợ xã hội. Nguồn thu nhập chính của người dân là trồng chè và làm ruộng. Kết quả khảo sát cho thấy, nhận thức của người dân về hoạt động triển cộng đồng còn hạn chế, chỉ có 16% số người biết một ít đến hoạt động này. Khó khăn nhất của địa phương hiện nay là môi trường bị ô nhiễm, thiếu kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật về chăn nuôi trồng trọt, giao thông đi lại khó khăn. Từ những vấn đề trên sẽ ảnh hưởng đến dời sống của người dân như kinh tế phát triển chậm, tỷ lệ hộ nghèo tăng cao. Để giải quyết những vấn đề này, rất cần sự tham gia tích cực của người dân trong việc nâng cao kiến thức, kỹ năng cũng như sự hỗ trợ của nhân viên công tác xã hội, sự vào cuộc của chính quyền địa phương.
Đánh giá về kết quả bước đầu trong hoạt động phát triển cộng đồng, bà Phùng Thị Thơm Giám đốc Trung tâm CTXH tỉnh Thái Nguyên cho biết: Khảo sát là hoạt động đầu tiên trong chuỗi các hoạt động phát triển cộng đồng nhằm đánh giá tổng quan tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa tại cộng đồng dân cư được khảo sát để có phương pháp tiếp cận phù hợp, trên cơ sở đó sẽ xác định vấn đề của người dân để ưu tiên để giải quyết, những khó khăn trong việc giải quyết vấn đề và các nguồn lực hỗ trợ người dân trong việc giải quyết các vấn đề. Địa bàn được lựa chọn là những nơi có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn, nhu cầu của người dân về các vấn đề sinh hoạt thiết yếu thực sự cần thiết. Trong quá trình triển khai hoạt động khảo sát, trung tâm đã gặp một số thuận lợi như: Chính quyền địa phương đã dành sự quan tâm đến đời sống của người dân. Do xuất phát từ nhu cầu của người dân nên đối tượng rất tích cực tham gia. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng gặp những khó khăn như đa số người dân của 3 xóm thuộc diện hộ nghèo nên huy động vật lực còn hạn chế. Trình độ dân trí còn thấp nên việc trả lời phỏng vấn mất nhiều thời gian. Thêm nữa, là địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn dẫn đến việc khảo sát gặp nhiều khó khăn. Trên cơ sở kết quả khảo sát, Trung tâm đã nắm được tình hình kinh tế, xã hội của địa phương, xác định nhu cầu của người dân và vấn đề nào cần ưu tiên giải quyết trước tại cộng đồng. Cùng với đó, Trung tâm phối hợp với UBND xã, Ban mặt trận xóm cùng người dân xây dựng kế hoạch chi tiết về mục tiêu, phương án giải quyết cũng như trách nhiệm của mỗi bên trong tiến trình xây dựng Mô hình phát triển cộng đồng.
Hy vọng rằng, với sự vào cuộc của Trung tâm Công tác xã hội, các ban, ngành chức năng và sự tham gia của bà con nhân dân trong cùng những nguồn lực vận động được sẽ giúp cho những người dân nơi đây sớm giải quyết được những vấn đề khó khăn, tổn tại để xây dựng một cộng đồng phát triển, đoàn kết và vững mạnh.
 
Nguyễn Thu Hương
 
TAG: Thái NGuyên công tác xã hội Cộng đồng
Tin khác
Ban chỉ đạo Hội thảo khoa học “Chiến thắng Trảng Bom (27-4-1975) trong chiến dịch Hồ Chí Minh - Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm' thăm, tặng quà 5 gia đình chính sách
Ninh Bình: Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực việc làm, người có công và xã hội
Quảng Ngãi: Nhiều kết quả tích cực về lao động, người có công và xã hội trong quý I/2024
Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày Công tác xã hội Việt Nam năm 2024
Thừa Thiên Huế: Kiểm tra, giám sát Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững huyện A Lưới
Nghệ An: Nỗ lực chăm sóc toàn diện cho trẻ em
Trợ giúp pháp lý góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người khuyết tật
Yên Bái phấn đấu về đích sớm Đề án hỗ trợ làm nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo
Quảng Ninh: Chung tay chăm lo cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt