An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Trung tâm Bảo trợ xã hội và công tác xã hội Hưng Yên: Ngôi nhà chung của lòng nhân ái.
03:36 PM 25/11/2019
Có trụ sở đóng tại thôn Nam Trì, xã Đặng Lễ, huyện Ân Thi, Trung tâm Bảo trợ xã hội và Công tác xã hội Hưng Yên có nhiệm vụ chuyên tiếp nhận, quản lý, nuôi dưỡng, tổ chức học văn hóa, học nghề, phục hồi chức năng cho các đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện đặc biệt khó khăn không tự lo được cuộc sống và không có người nhận chăm sóc. Thời gian qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, song bằng tình yêu thương, trách nhiệm, nơi đây được ví như là ngôi nhà chung của những tấm lòng nhân ái.
Trung tâm hiện có 29 cán bộ viên chức và người lao động, đang nuôi dưỡng, quản lý 105 đối tượng là: Người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa; Người khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Tận mắt chứng kiến những công việc hằng ngày của các anh chị, nhân viên chăm sóc tại Trung tâm Bảo trợ chúng tôi mới thấu hiểu nỗi khó nhọc, vất vả của cán bộ, nhân viên nơi đây. Ngoài nhiệm vụ, với mỗi cán bộ nơi đây, còn toát lên tấm lòng và trách nhiệm cao cả, đó là, tình người với những người không may thiệt thòi, yếu thế trong xã hội. 
Cán bộ Trung tâm hỏi thăm tình hình sức khỏe của bệnh nhân
 Chị Trần Thị Đào Trang, Phó trưởng Phòng Công tác xã hội của Trung tâm chia sẻ: Làm công việc ở đây, chỉ những người biết cảm thông, yêu thương, xem đối tượng như người thân trong gia đình thì mới “bám trụ” được với nghề. Một ngày chúng tôi phải làm rất nhiều công việc, từ dọn phòng, cho đối tượng ăn, thay quần áo, tắm rửa đến chăm sóc, điều trị bệnh, phục hồi chức năng... Có đối tượng bị liệt, trẻ em bị nhiễm HIV cần tới 2 - 3 người chăm sóc, có trẻ nhỏ vài tháng tuổi bị bệnh nặng, khát sữa mẹ quấy khóc đêm ngày, nhưng những người làm việc tại trung tâm vẫn hết lòng chăm sóc. Nhiều bệnh nhân rất khó tính, nhất là lúc mới vào trung tâm, nhưng dần dần họ đã hiểu được và chia sẻ với công việc của cán bộ nhân viên nơi đây. 
Cụ  Phạm Thị Khoản (99 tuổi), vào Trung tâm từ năm 2012, xúc động tâm sự “Ở đây vui lắm, chúng tôi được cán bộ Trung tâm chăm lo như người thân trong nhà, cuộc sống đủ cả về vật chất lẫn tinh thần”. Còn cụ Nguyễn Thị Tầm, năm nay 87 tuổi, đến từ xã Hồng Quang, huyện Ân Thi cho biết: Cụ vào trung tâm đã được 5 năm, ngoài nương tựa vào đội ngũ cán bộ, nhân viên của trung tâm, được chia sẻ với những người già cô đơn cùng cảnh ngộ, thì điều cụ an tâm nhất là khi qua đời, sẽ được trung tâm tổ chức mai táng. 
Thăm hỏi và điều trị cho bệnh nhân ở trung tâm
Tháng 7 năm 2018, có trường hợp thương tâm là bé Thủy Tiên mới sinh được 4 tháng,  bị bỏ rơi ở cổng chùa Đào Viên thuộc xã Dân Tiến, huyện Khoái Châu được phát hiện trong tình trạng sốt cao, khò khè. Khi đưa xuống Bệnh viện Sản Nhi Hưng Yên, các bác sĩ khám và chẩn đoán bị viêm phổi, não úng thủy, tim bẩm sinh, chân dị tật, rốn lồi, đầu to bất thường, thoát lỗ hậu môn...Sau đó, bé được Trung tâm Bảo trợ xã hội và công tác xã hội  tỉnh chăm sóc và kêu gọi sự giúp đỡ của cộng đồng xã hội, các nhà hảo tâm hỗ trợ để duy trì sự sống và chữa bệnh cho bé.
Ông Đoàn Văn Hưng, Giám đốc Trung tâm chia sẻ: Không chỉ là “ngôi nhà chung” bảo trợ xã hội, mà nơi đây còn là điểm tựa cho người già cô đơn, trẻ mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ bị bỏ rơi, trẻ khuyết tật và nạn nhân chất độc da cam trên địa bàn tỉnh. Do nuôi dưỡng nhiều đối tượng khác nhau, lại chênh lệch về độ tuổi, mắc nhiều bệnh tật, số đối tượng phải chăm sóc, phục vụ tại chỗ ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, trung tâm còn tổ chức hỗ trợ an táng cho các đối tượng qua đời. 
Để chăm sóc sức khỏe và tinh thần cho các đối tượng, Trung tâm thường xuyên cải thiện món ăn, ăn đúng giờ, đúng tiêu chuẩn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đầy đủ chất dinh dưỡng. Hàng ngày, cán bộ y tế đều đến kiểm tra, theo dõi, chăm sóc sức khỏe để kịp thời phát hiện các chứng bệnh và có hướng điều trị phù hợp.
Ngoài quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng xã hội, xây dựng các mô hình trị liệu và triển khai dịch vụ tự nguyện tại trung tâm, thời gian tới, Trung tâm Bảo trợ xã hội và công tác xã hội tỉnh sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động cụ thể trong việcđồng thời, tiếp nhận những đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp gồm: người rối nhiễu tâm trí và người tâm thần; trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục; nạn nhạn bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động…Tiếp tục đưa nơi đây là điểm tựa, là mái nhà chung cho người già, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội./.
Bá Phước
TAG: Bảo Trợ Chăm Sóc Nhân ái
Tin khác
Ban chỉ đạo Hội thảo khoa học “Chiến thắng Trảng Bom (27-4-1975) trong chiến dịch Hồ Chí Minh - Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm' thăm, tặng quà 5 gia đình chính sách
Ninh Bình: Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực việc làm, người có công và xã hội
Quảng Ngãi: Nhiều kết quả tích cực về lao động, người có công và xã hội trong quý I/2024
Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày Công tác xã hội Việt Nam năm 2024
Thừa Thiên Huế: Kiểm tra, giám sát Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững huyện A Lưới
Nghệ An: Nỗ lực chăm sóc toàn diện cho trẻ em
Trợ giúp pháp lý góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người khuyết tật
Yên Bái phấn đấu về đích sớm Đề án hỗ trợ làm nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo
Quảng Ninh: Chung tay chăm lo cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt