An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk: Quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng song song với phòng dịch bệnh Covid an toàn
02:16 PM 01/06/2020
(LĐXH) - Trung tâm Bảo trợ xã hội (Trung tâm) tỉnh Đắk Lắk hiện đang chăm sóc, nuôi dưỡng 468 đối tượng, trong đó có 133 trẻ mồ côi, lang thang không nơi nương tựa; 66 người già neo đơn, khuyết tật; 221 người mắc bệnh tâm thần (trong đó có 36 người tự nguyện) và 10 đối tượng người cần bảo vệ khẩn cấp. Để hoàn thành tối nhiệm vụ nặng nề này cán bộ, công chức và người lao động của Trung tâm thời gian qua luôn cố gắng, không quản khó khăn, vất vả ngày đêm chăm lo ăn, ngủ, nghỉ cho các đối tượng, giúp họ sớm khỏi bệnh hòa nhập công đồng.
Người già cô đơn tại Trung tâm BTXH tỉnh Đắk Lắk được quan tâm chú đáo về cả tình thần và vật chất

109 bệnh nhân khỏi bệnh

Theo Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk, công tác quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng người cao tuổi, người khuyết tật (NKT) và người cần bảo vệ khẩn cấp được Trung tâm quan tâm và luôn đề cao đặc biệt. Nhân viên của Trung tâm luôn gần gữi chia sẻ, nắm bắt tâm lý, sức khỏe từng đối tượng. Đồng thời hướng dẫn cho các đối tượng tham gia vào một số hoạt động như: đánh cờ, đọc sách báo, tập thể dục dưỡng sinh, xem phim giải trí,… Đối với việc chăm sóc người tâm thần và rối nhiễu tâm  lý được toàn thể cán bộ, viên chức, người lao động để hiểu được đây không chỉ là nhiệm vụ quản lý, chăm sóc, và phục hồi chức năng cho các đối tượng mà còn là nhiệm vụ chính trị hàng đầu nên công tác này trong thời gian qua luôn hoàn thành tốt.

Nói về công tác Y tế và phục hồi chức năng cho các đối tượng ông Nguyễn Xuân Quý – Giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk cho biết, hằng ngày Trung tâm đều tổ chức khám, theo dõi sức khỏe và cấp phát thuốc kịp thời, đầy đủ; Còn đối tượng bệnh nặng được chuyển viện điều trị kịp thời. Những đối tượng tâm thần được duy trì uống thuốc đều 100%; Những bệnh nhân nặng, suy kiệt được tách ra kịp thời điều trị riêng. Bên cạnh điều trị bệnh, Trung tâm duy trì tập phục hồi chức năng cho các đối tượng với những bài tập phù hợp với sức khỏe của từng người. Riêng đối tượng là người tâm thần sẽ được tập vận động đi bộ khoảng 3 km/ngày. Tổng số lượt đối tượng được điều trị đến cuối tháng 5 là 158 lượt (trong đó 109 bệnh nhân khỏi bệnh, 10 bệnh nhân thuyên giảm, 6 bệnh nhân chuyển tuyến, số còn lại do bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính nên phải điều trị duy trì).

Quan tâm từng bữa ăn, giấc ngủ cho đối tượng

Trung tâm thường xuyên cung cấp sách, báo cho các đối tượng cập nhật thông tin và giải trí

Gặp chúc tôi bà Nguyễn Thị Bằng, một trong nhiều người có thâm niên nhiều năm sống ở trung tâm, tâm sự: “Tôi vào ở Trung tâm từ năm 2002. Sống ở đây rất vui, có nhiều bạn già để tâm sự. Ngày lại được ăn 3 bữa cơm no với đủ các món thịt, cá và canh rau. Ở Trung tâm lại được các cô y tá chăm sóc, khám bệnh kiểm tra sức khỏe đều, tuổi cao tôi vẫn rất khỏe, không có bệnh tật gì. 

Còn ông Đặng Xuân Thắng chia sẻ: “Tôi vào Trung tâm theo diện tự nguyện và đã ở đây được 3 năm rồi. Tôi thấy sống ở Trung tâm vui hơn ở nhà. Mọi người ở đây rất vui vẻ, hòa đồng, các y bác sỹ lại rất nhiệt tình. Khi mới vào đây bệnh cao huyết áp của tôi khá năng. Từ khi vào Trung tâm được các y tá chăm sóc nhiệt tình, ngày nào cũng cho uống thuốc 2 lần, sáng - chiều; chế độ ăn uống ngủ nghỉ, tập thể dục đều đặn hàng ngày nên sức khỏe của tôi ngày thêm tốt hơn”.

Các đối tượng thường xuyên được nhân viên Trung tâm hướng dẫn chăm sóc sức khỏe như tập thẻ dục để duy trí sức khỏe và thể lực

Nhân viên Trung tâm hướng dẫn tập thể dục cho các đối tượng

Nói về các chế độ dinh dưỡng cho các đối tượng ở Trung tâm ông Nguyễn Xuân Quý – Giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk cho hay, Trung tâm rất chú trọng công tác dinh dưỡng cho các đối tượng. Khẩu phần ăn và thực đơn của nhà bếp của Trung tâm luôn được thay đổi thường xuyên, đảm bảo dinh dưỡng thiết yếu, đúng đủ khẩu phần, ăn no và ngon miệng. Qua đó, giúp tăng cường sức khỏe cho các đối tượng. Để có bữa ăn ngon và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm Trung tâm cho kiểm tra chặt chẽ các nguồn thực phẩm đầu vào, trong đó có cả nguồn thực phẩm từ thiện. Thực phẩm đảm bảo chất lượng mới cho chế biến và sử dụng. Cụ thể, hằng ngày Trung tâm đều kiểm tra thực phẩm từ khâu tiếp nhận từ nhà cung cấp, nếu thực phẩm không đạt chất lượng sẽ trả lại hoặc yêu cầu nhà cung cấp thay đổi thực phẩm khác tốt hơn. Nhà bếp cùng chuyên môn trích xuất và lưu mẫu thức ăn theo quy trình, quy định hằng ngày. Khu vực chế biến thực phẩm, khu vực bếp nấu ăn luôn sạch sẽ, thông thoáng, sau giờ làm việc các nhân viên phải sắp xếp dụng cụ gọn gàng, ngăn nắp đảm bảo vệ sinh và an toàn, phòng chống cháy nổ.

Trung tâm thường xuyên trang bị các thiết bị nhà bếp đạt chuẩn về an toàn thực phẩm để đưa vào phục vụ cho các đối tượng tại Trung tâm

Song song với công tác chăm lo các đối tượng, trong mùa dịch bệnh Covid – 19 còn làm tốt công tác tiếp nhận và phòng dịch bệnh theo đúng quy định. Cụ thể, thời gian đầu của mùa dịch bệnh Covid – 19, Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk vẫn tiếp nhận và nuôi dưỡng các đối tượng khẩn cấp và bình thường. Sau khi tiếp nhận các đối tượng đều được cách ly 14 ngày theo quy định. Tính từ đầu mùa dịch bệnh Covid-19 đến cuối tháng 5/2020, Trung tâm tiếp nhận 06 đối tượng khẩn cấp từ cộng đồng, trong đó có 02 trường hợp tâm thần từ cộng đồng khi vào có biểu hiện bị sốt Trung tâm đã báo với Ban chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh Covid – 19 của tỉnh để lấy mẫu xét nghiệm. Rất may cả hai trường hợp này đều cho kết quả âm tính. Tuy nhiên, Trung tâm vẫn cho cách ly 02 trường hợp này đủ 14 ngày, theo quy định. Hết thời gian cách ly thì cho các đối tượng tái hòa nhập với các đối tượng khác. Vào giữa thời điểm dịch bệnh Covid – 19 bùng phát mạnh dúng vào dịp thời tiết nắng nóng, phòng ở lại quá tải nên Trung tâm tạm dừng tiếp nhận một số đối tượng bình thường, sau khi đã báo cáo và được Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh đồng ý.

Tăng cường trồng thêm các rau xanh, sach để cải thiện bữa ăn cho các đối tượng tại Trung tâm

“Khi dịch bệnh Covid – 19 đã được khống chế cũng là thời điểm các cháu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được nuôi dưỡng tại Trung tâm đi học trở lại. Theo đó, Trung tâm đã thường xuyên nhắc nhở các cháu phải có ý thức về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid. Hằng ngày sau khi các cháu đị học về Trung tâm đều cử nhân viên thường trực tại cổng tổ chức cho các cháu làm vệ sinh tay qua dung dịch sát khuẩn, đo thân nhiệt và ghi chép nhật ký hằng ngày. Đồng thời, tâm sự, chia sẻ động viên các cháu cố gắng trong học tập và cuộc sống; đảm bảo để các cháu bước vào kỳ thi kết thúc năm học được tốt nhất”: ông Đặng Xuân Thắng nói.

Đăng Hải

 

TAG: Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk Chăm Sóc Nuôi Dưỡng phòng dịch bệnh Covid-19
Tin khác
 Nữ Bí thư Chi đoàn tận tâm với hoạt động tín dụng chính sách
Thanh Hóa: Đẩy mạnh công tác truyền thông về giảm nghèo và giám sát đánh giá
Ninh Bình: Tăng cường công tác trẻ em và phòng, chống tệ nạn xã hội
Tháo gỡ vướng mắc trong số hóa chi trả an sinh xã hội cho người dân
Nâng cao công tác truyền thông về BHXH, BHYT trên địa bàn thành phố Hà Nội
Thành phố Hồ Chí Minh đầu tư xây dựng mới Cơ sở cai nghiện ma túy Bố Lá
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về người khuyết tật
Trà Vinh: Một số kết quả trong công tác lao động, người có công và xã hội tháng 2/2024
Bạc Liêu: Đẩy mạnh công tác tìm kiếm và quy tập hài cốt liệt sỹ còn thiếu thông tin