Lao động
Trang chủ / Lao động / Lao động
Tông kết, đánh giá việc thực thi 5 năm Luật An toàn, vệ sinh lao động
04:58 PM 27/06/2022
(LĐXH) - Ngày 27/6/2022, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đã tổ chức Hội nghị tổng kết, đánh giá việc thực thi 5 năm (2016-2021) Luật An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ); xem xét đề xuất xây dựng Luật ATTVSLĐ (sửa đổi).
TS. Hà Tất Thắng phát biểu tại  hội nghị

Hội nghị được tổ chức trong 2 ngày, 27 và 28/6/2022. Tham dự hội nghị có TS. Hà Tất Thắng, Cục trưởng Cục An toàn lao động và gần 100 đại biểu là lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam cùng  đại diện các doanh nghiệp.

Hội nghị nhằm tổng kết, đánh giá thực thi Luật ATVSLĐ trên 4 nội dung chính: Công tác triển khai thi hành Luật ATVSLĐ, bao gồm cả việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật; Tình hình thực hiện các quy định của Luật ATVSLĐ và các văn bản hướng dẫn thi hành, bao gồm: các tác động tích cực, sự thống nhất, chồng chéo, mâu thuẫn với hệ thống văn bản pháp luật, các điều ước quốc tế và xác định các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cần được điều chỉnh, giải quyết; công tác quản lý nhà nước về ATVSLĐ; Đề xuất sửa đổi, bổ sung đối với Luật ATVSLĐ.

Toàn cảnh Hội nghị

Phát biểu khai mạc Hội nghị, TS. Hà Tất Thắng, Cục trưởng Cục An toàn lao động (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, ngay sau khi Luật ATVSLĐ năm 2015 được ban hành, từ năm 2015 đến năm 2021, các cơ quan có thẩm quyền đã xây dựng và trình ban hành, ban hành 106 văn bản điều chỉnh trực tiếp và 23 văn bản có liên quan đến nội dung ATVSLĐ; ban hành các quyết định công bố các văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực một phần, hết hiệu lực toàn bộ.

Nhằm tháo gỡ kịp thời khó khăn cho doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh Covid-19, trên cơ sở kết dư cân bằng quỹ, Bộ LĐ-TB&XH cũng đã trình Chính phủ ban hành Nghị định mức đóng bảo hiểm hiểm tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp (BNN) về 0.5 % và 0,3% năm 2020 và mức 0% từ 1/7/2021- 1/7/2022 cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.

Theo TS. Hà Tất Thắng, hội nghị nhằm làm rõ tác động tích cực của Luật ATVSLĐ tới mục tiêu xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung, việc làm bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, ngăn ngừa TNLĐ, BNN; Những thành công và hạn chế trong quy định và tổ chức thực hiện Luật ATVSLĐ; làm rõ tính phù hợp, khả thi của các quy định hiện hành; xác định những vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn ATVSLĐ cần được điều chỉnh. Đồng thời, đưa ra các kiến nghị, giải pháp cụ thể trong sửa đổi, bổ sung Luật ATVSLĐ, đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, phù hợp với hội nhập quốc tế.

Theo đó, Cục trưởng Cục An toàn lao động, đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận, đóng góp ý kiến, đồng thời nêu lên những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế trong triển khai thi hành Luật ATVSLĐ năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành; xác định những vấn đề mới nảy sinh trong thực tiến triển khai công tác ATVSLĐ cần được điều chỉnh. Đặc biệt chú ý đánh giá các điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính, các loại khai báo, báo cáo; Sự thống nhất giữa các quy định của Luật ATVSLĐ với các luật, pháp lệnh khác và điều ước quốc tế có liên quan. Từ đó, đưa ra các giải pháp, kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung các nội dụng Luật ATVSLĐg năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Bà Ingrid Christensen, Giám đốc Văn phòng ILO tại Việt Nam phát biểu tại hội nghị

Phát biểu tại Hội nghị, bà Ingrid Christensen, Giám đốc Văn phòng ILO tại Việt Nam cho rằng, Việt Nam là một trong những quốc gia đã có bước tiến lớn trong việc xây dựng Luật ATVSLĐ năm 2015. Tuy nhiên, bà Ingrid Christensen cũng cho rằng, việc báo cáo liên quan đến số liệu các vụ tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp (BNN) của Việt Nam còn hạn chế. Số liệu báo cáo về TNLĐ, BNN cần rõ ràng chính xác hơn để có điều chỉnh, phòng chống kịp thời trước mắt cũng như tương lai. Bên cạnh đó, bà Ingrid Christensen cũng đặt ra các vấn đề liên quan đến thanh tra các cơ sở lao động, các vụ TNLĐ, BNN; chất lượng của đội ngũ thanh tra lao động từ trung ương đến địa phương và mối quan tâm từ phía doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động đến vấn đề ATVSLĐ.

Các đại biểu tham gia ý kiến

Tại hội nghị, ông Nguyễn Khánh Long, Trưởng phòng Chính sách – Pháp luật, Cục An toàn lao động cho biết, về phân loại điều kiện lao động, danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và các chế độ liên quan; chế độ bồi dưỡng hiện vật và trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân; ATVSLĐ trong doanh nghiệp, cơ sở SXKD và những kiến nghị, đề xuất; Chế độ bồi thường, trợ cấp về TNLĐ, BNN từ người sử dụng lao động và những kiến nghị, đề xuất; Chế độ Bảo hiểm TNLĐ, BNN,…

Tham gia ý kiến tại hội nghị, nhiều đại biểu nêu ra vấn đề liên quan đến việc xác định tai nạn lao động khi người lao động tới nơi làm việc và trở về nhà khi hết giờ làm việc; vấn đề trợ cấp trong những vấn đề đặc thù; mức hỗ trợ cho người bị tai nạn lao động; thời gian điều trị của người bị tai nạn lao động; xác định người bị tai nạn lao động liên quan đến bệnh lý,...

Trương Đăng

TAG: Bộ LĐ - TBXH Tông kết đánh giá việc thực thi 5 năm Luật An toàn vệ sinh lao động bao
Tin khác
Hơn 6.000 việc làm tại Ngày hội việc làm Trường Đại học Công Thương
Đắk Lắk: Nhiều hoạt động trong Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024
Quảng Ninh: Quan tâm tạo việc làm cho người lao động
Lạng Sơn: 3.500 lao động được giải quyết việc làm trong quý I/2024
Hà Nội tổ chức 2 phiên giao dịch việc làm trước kỳ nghỉ lễ 30/4
Điện Biên chủ động ngăn ngừa sự cố và tai nạn lao động trong các doanh nghiệp
Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024: Giải pháp hữu hiệu hỗ trợ các doanh nghiệp và người lao động
Doanh nghiệp Bà Rịa – Vũng Tàu ngày càng chấp hành tốt pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động
An Giang: Thực hiện đồng bộ chính sách lao động, việc làm