Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Trang chủ / Lao động / Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
"...Tìm các giải pháp phát triển giáo dục nghề nghiệp, chú trọng việc làm và xuất khẩu lao động..."
08:47 AM 23/08/2018
Đó là nội dung chính tại “Hội nghị đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo thường xuyên, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, các đối tượng chính sách khác và diễn đàn kết nối giáo dục nghề nghiệp, việc làm và xuất khẩu lao động”... được tổ chức vào các ngày 18, 20 và 22/8/2018 tại Quảng Bình, Đà Nẵng, Bà Rịa Vũng Tàu do Tổng cục Giáo dục nghiệp chủ trì...
Đại diện lãnh đạo một số cơ quan hữu quan điều hành Hội nghị
Tham dự và chỉ đạo Hội nghị có ông Trương Anh Dũng, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, đại diện các Vụ, đơn vị thuộc Tổng cục; đại diện Cục Việc làm, Cục Quản lý lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; đại diện các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Nội vụ, Công an, Quốc phòng, Ngân hàng chính sách xã hội; Lãnh đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và các Phòng Giáo dục nghề nghiệp, Phòng Việc làm, Phòng Kế hoạch – Tài chính của 63 tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương; các trung tâm dịch vụ việc làm, một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp.
Hội nghị đã thu hút gần 100 đại biểu tham dự, trong đó có nhiều ý kiến trao đổi, thảo luận tập trung vào việc thực hiện đào tạo nghề sơ cấp, đào tạo thường xuyên, chính sách hỗ trợ đào tạo cho lao động nông thôn; nguồn kinh phí và hồ sơ thủ tục thanh toán chính sách hỗ trợ đào tạo cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, dân tộc thiểu số, người khuyết tật, hỗ trợ đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng cho học sinh tốt nghiệp phổ thông cơ sở, hỗ trợ đào tạo sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng và việc vay vốn từ ngân hàng chính sách xã hội, tạo việc làm cho lao động sau học nghề, việc làm, gắn kết với doanh nghiệp và xuất khẩu lao động…
Đại diện lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chia sẻ về những kết quả cũng như khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện
Phát biểu ý kiến tại Hội nghị, các doanh nghiệp khẳng định cam kết đầu ra cho học sinh tốt nghiệp sau khi học nghề, cam kết sẽ đưa các học sinh đã qua đào tạo đi làm việc ở nước ngoài và khi về nước sẽ giới thiệu vào làm việc trong các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam (nhất là thị trường Nhật Bản). Đồng thời, các doanh nghiệp cũng có những đề xuất: Với xuất khẩu lao động, công tác truyền thông ở địa phương phải định hướng người dân ngay từ chương trình đào tạo đi xuất khẩu lao động “khi đi sang nước ngoài làm việc cần mang kiến thức về kỹ năng, quy trình, công nghệ của nước bạn về Việt Nam để triển khai áp dụng”; Ngân sách chính sách xã hội cần sửa đổi quy định về thời gian lao động được vay vốn đi xuất khẩu lao động phù hợp với thời gian đào tạo, và từng thị trường lao động; Cần bổ sung cơ sở pháp lý quy định trong đào tạo nghề nghiệp đi làm việc tại nước ngoài, cho phép các doanh nghiệp xuất khẩu lao động phối hợp với các các trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập đào tạo nghề nghiệp cho lao động đi làm việc ở nước ngoài (Các doanh nghiệp được phép mang thiết bị vào lắp đặt và tổ chức đào tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập).
Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Tổng Cục trưởng Trương Anh Dũng đánh giá cao sự tham gia đông đủ các các đơn vị liên quan, các doanh nghiệp và sự quan tâm chỉ đạo của địa phương về công tác giáo dục nghề nghiệp; việc nhận thức của người dân về giáo dục nghề nghiệp đã được chuyển biến, có những cơ sở đào tạo đến nay đã tuyển sinh đủ chỉ tiêu đào tạo theo kế hoạch năm.
Ông Trương Anh Dũng nhấn mạnh: "Việc gắn kết Giáo dục nghề nghiệp, việc làm và xuất khẩu lao động là một trong những giải pháp cơ bản của đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Sự tham gia của doanh nghiệp vào trong quá trình đào tạo từ khâu tuyển sinh, đào tạo và sau đào tạo cần được tăng cường. Đối với việc thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ chương trình, dự án phát triển xã hội từ nguồn ngân sách nhà nước phải đảm bảo thủ tục thanh toán theo quy định; Đẩy mạnh triển khai thực hiện công tác phân luồng học sinh sau Trung học cơ sở, thông qua các mô hình đào tạo của giáo dục nghề nghiệp..."./.
PV
TAG: GDNN; Khó khăn
Tin khác
Quảng Nam: Đẩy mạnh công tác lao động, việc làm và giáo dục nghề nghiệp
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Honda Việt Nam thực hiện nghiêm công tác an toàn lao động tại nơi làm việc
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Thường xuyên diễn tập kỹ năng xử lý sự cố an toàn lao động
Kiểm tra công tác ứng dụng công nghệ và kiểm soát rủi ro về an toàn lao động
Xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi) đủ mạnh để bào vệ được người lao động và cán bộ Công đoàn
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Diễn tập thường xuyên để tránh xảy ra sự cố về an toàn lao động
Vĩnh Phúc: Nhiều giải pháp tạo việc làm cho người lao động
Ninh Bình: Triển khai các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024
Hà Nội: Đào tạo nghề miễn phí cho lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp