An toàn lao động
Trang chủ / Lao động / An toàn lao động
Thực hiện tốt văn hóa an toàn góp phần đảm bảo an toàn cho người lao động
09:01 AM 12/05/2022
(LĐXH) - Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng văn hóa an toàn lao động, tăng cường chuyển đổi số trong quản lý an toàn vệ sinh lao động, ngăn chặn tai nạn lao động - nói không với tai nạn lao động là chủ đề của Lễ phát động văn hóa an toàn lao động, hưởng ứng Tháng Hành động về ATVSLĐ năm 2022 của Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Phòng.

Thông qua các hoạt động của Tháng An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) nhằm thúc đẩy công tác phối hợp giữa công đoàn với các cơ quan chức năng, chính quyền đồng cấp, giữa công đoàn cơ sở với người sử dụng lao động (NSDLĐ) triển khai các chương trình hành động cụ thể, đẩy mạnh phong trào quần chúng làm công tác ATVSLĐ để phòng ngừa tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp (BNN), xây dựng văn hóa an toàn tại nơi làm việc, góp phần hạn chế TNLĐ, BNN…

Xây dựng văn hoá an toàn nơi làm việc để tiến tới một môi trường làm việc an toàn

Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng văn hóa an toàn lao động, tăng cường chuyển đổi số trong quản lý an toàn vệ sinh lao động, ngăn chặn tai nạn lao động - nói không với tai nạn lao động là chủ đề của Lễ phát động văn hóa an toàn lao động, hưởng ứng Tháng Hành động về ATVSLĐ năm 2022 của Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Phòng.

Là một ngành có môi trường lao động tồn tại nhiều yếu tố nguy hiểm có khả năng gây chấn thương cao cho người lao động, Ban giám đốc cũng như mỗi cá nhân cán bộ, người lao động ở Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Phòng đều xác định rõ tính nặng nhọc, mức độ nguy hiểm của nghề, nếu không chấp hành đúng và đủ các quy trình, quy phạm về an toàn, thì tai nạn có thể đến bất cứ lúc nào cho bản thân và cho đồng nghiệp trong quá trình thực hiện công việc. Chính vì vậy, trong thời gian qua, lãnh đạo đơn vị luôn tập trung chỉ đạo công tác an toàn trong sản xuất lao động, thực hiện một cách thường xuyên từ công tác tuyên truyền cho đến giáo dục và huấn luyện đối với toàn thể người lao động của công ty. Kết quả trong giai đoạn từ 2015- 2020, toàn Công ty không có tai nạn lao động, không có vụ cháy nổ nào do chủ quan, không còn tồn tại vi phạm hành lang lưới điện cao áp.

Để duy trì và tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác ATLĐ, lãnh đạo các đơn vị đã tập trung cao độ để chỉ đạo quyết liệt công tác kiểm tra, kiểm soát an toàn lao động và tuyên truyền giáo dục người lao động trong đơn vị với phương châm hành động “3 xây, 3 chống”:  Xây dựng ý thức tự giác chấp hành các quy tắc an toàn lao động; Xây dựng tinh thần làm việc có kỷ luật, đúng kỹ thuật; Xây dựng kỹ năng lao động cẩn trọng. Chống bệnh hình thức; Chống bệnh thành tích; Chống làm bừa, làm ẩu. Rõ ràng, việc xây dựng văn hóa ATLĐ chính là xây dựng các nội dung để đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, phòng chống cháy nổ; Xây dựng ý thức, tác phong thói quen làm việc an toàn; Xây dựng các quy tắc, các chuẩn mực ứng xử của các thành viên liên quan và tham gia quá trình lao động sản xuất đối với các vấn đề quy định nhằm đảm bảo ATVSLĐ.

Với mục tiêu tiến tới một môi trường lao động theo tiêu chí văn hóa an toàn, Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Phòng sẽ tiếp tục tăng cường sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, của cán bộ quản lý trong công tác xây dựng hệ thống quản lý an toàn. Tập trung hơn nữa trong việc giáo dục, nâng cáo ý thức trách nhiệm của CBCNV về công tác AT-VSLĐ. Trên cơ sở các quy trình làm việc, các nội dung cần phải thực hiện để đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, phòng chống cháy nổ hiện có, công ty sẽ  hoàn thiện lại nhằm bổ khuyết một cách có hệ thống nhằm mục đích các quy định, quy trình dễ áp dụng, vận dụng linh hoạt khi cần thay đổi dây chuyền sản xuất hoặc công nghệ. Áp dụng công nghệ thông tin trong việc tổ chức giám sát, kiểm soát an toàn lao động từ xa đối với mọi loại hình công việc. Để nhằm mục đích người lao động luôn ý thức được rằng luôn có người giám sát an toàn cho họ.

Người lao động Công ty Điện lực Kinh Dương thực hiện lời thề văn hoá an toàn lao động 
(Nguồn: Điện lực Kinh Dương)

Cụ thể, ban lãnh đạo đơn vi yêu cầu toàn thể CBCNV không ngừng nâng cao năng lực trình độ tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ, tăng cường công tác quản trị nội bộ, thực hiện tốt khâu chuyển đổi số trong quản lý ATLĐ, đổi mới hoạt động quản lý gắn liền với thực thi văn hóa doanh nghiệp, văn hóa an toàn, đồng thời đảm bảo cung cấp đủ điện, an toàn, liên tục, ổn định, tin cậy cho các phụ tải, góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Cán bộ quản lý phải tăng cường xuống hiện trường kiểm tra, kiểm soát an toàn lao động tại hiện trường. Người lao động phải nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công tác an toàn, tuyệt đối tuân thủ các quy trình, quy định của Tổng công ty và Công ty, không sử dụng rượu bia trong giờ làm việc và khi tham gia giao thông.

Việc triển khai các giải pháp xây dựng văn hóa an toàn là góp phần giảm thiểu tai nạn thương tích bởi ý thức tự đảm bảo ATLĐ của người lao động được hoàn thiện và nâng cao, góp phần tạo nên việc hoàn thành các chỉ tiêu trong kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp, tạo ra thương hiệu và niềm tin của ngành điện trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Điều này cũng phụ thuộc sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, các cán bộ quản lý và sự góp phần của từng người lao động.

 Trần Huyền

TAG: Hải PHòng văn hoá an toàn an toàn lao động
Tin khác
Thủ tướng Chính phủ đồng ý phương án nghỉ 5 ngày liên tục dịp lễ 30/4 và 1/5
TP.HCM: Hơn 2.600 lượt công nhân được vay vốn lãi suất ưu đãi từ CEP
Nghệ An: Chú trọng công tác an toàn, vệ sinh lao động
TP.HCM: Các doanh nghiệp Hàn Quốc cần tuyển hơn 1.500 vị trí việc làm
Hà Nội: Nhiều giải pháp đảm bảo công tác an toàn, vệ sinh lao động
Hà Nội xây dựng cơ sở dữ liệu về người lao động
Sở LĐ-TB&XH tỉnh Sơn La thăm và làm việc với Sở LĐ-TB&XH TP.HCM
Lạng Sơn tích cực chuẩn bị triển khai Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Không để người lao động phải đóng bảo hiểm 2 lần