An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Thừa Thiên Huế: Hỗ trợ sinh kế cho người khuyết tật
12:31 PM 21/11/2016
(LĐXH) - Với mục tiêu giúp NKT được thụ hưởng đầy đủ các chính sách, dịch vụ chăm sóc, cải thiện sức khỏe, đủ khả năng lao động nuôi sống bản thân và gia đình và đóng góp cho sự phát triển chung của xã hội, thời gian qua, Thừa Thiên Huế đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm chăm sóc sức khỏe cho NKT.
Tính đến cuối năm 2015, Thừa Thiên Huế đã thực hiện xác định mức độ khuyết tật và cấp giấy xác nhận khuyết tật cho trên 20.800 người khuyết tật. 100% NKT đang hưởng trợ cấp hằng tháng trên địa bàn tỉnh đều được cấp thẻ BHYT đầy đủ, kịp thời.
Thời gian qua, mặc dù bị ảnh hưởng do tác động của suy giảm kinh tế, song được sự quan tâm của các cấp, các ngành, tỉnh Thừa Thiên Huế đã huy động, vận động các nguồn lực để đảm bảo thực hiện các mục tiêu của kế hoạch như: huy động ngân sách Nhà nước, vận động các tổ chức kinh tế, xã hội, các tổ chức phi chính phủ, cá nhân trong và ngoài nước; Hỗ trợ, tạo điều kiện thành lập tổ chức "Tự lực" của người tàn tật và những hiệp hội phụ huynh và gia đình NKT; Trợ giúp phụ nữ tàn tật; Phát hiện, can thiệp sớm và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng; lồng ghép hoạt động trợ giúp NKT vào các chương trình kinh tế - xã hội của địa phương; tổ chức 12 lớp tập huấn  về công tác khảo sát và phổ biển một số văn bản, chính sách mới về người khuyết tật cho 899 học viên là cán bộ địa phương, tổ/thôn trưởng, thân nhân người khuyết tật cùng với 50 học viên của các cơ sở bảo trợ xã hội;  Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ chủ chốt của Hội NKT các cấp trên địa bàn tỉnh về kỹ năng lãnh đạo và gây quỹ; giám sát, đánh giá; Tập huấn về quy chuẩn, tiêu chuẩn về nhà ở, công trình công cộng đảm bảo tiếp cận cho người khuyết tật…
Ảnh: Sưu tầm
Nhằm giúp đỡ những hộ nghèo là NKT có điều kiện cải thiện cuộc sống gia đình, từng bước vượt qua khó khăn và hòa nhập cộng đồng, “Quỹ những trái tim Huế” phối hợp với Hội CTĐ thị xã Hương Trà tổ chức trao 750 con gà giống siêu trứng 1 tháng tuổi cho 15 hộ nói có NKT và tâm thần nhẹ, mỗi hộ nhận được 50 con gà giống. Cùng với đó, tổ chức trao 15 con lợn nái giống cho 15 hộ có người khuyết tật, tâm thần nhẹ thuộc diện hộ nghèo ở các huyện, thị xã, thành phố: Hương Thủy, Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà và TP Huế.
 Với mong muốn được làm việc để có nguồn thu nhập ổn định, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ Thừa Thiên - Huế đã tranh thủ các dự án giúp người tàn tật tự tạo việc làm ổn định, tự tin hòa nhập, vươn lên trong cuộc sống.  Qua sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài như Mỹ, Pháp, Canada, Thụy Điển, Hàn Quốc, Hà Lan, Australia… trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực môi trường, văn hóa, y tế, giáo dục, hỗ trợ NKT, trẻ mồ côi và người nghèo, Hội đã vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước xây dựng trung tâm dạy nghề và mỗi năm có khoảng 150 - 170 NKT đến học nghề may dân dụng, may công nghiệp, mộc mỹ nghệ, thêu ren truyền thống, tin học, điện - điện tử, sửa xe gắn máy… và được giúp tiền ăn ở, khám điều trị kịp thời khi đau ốm. Hội còn mở các xưởng sản xuất, gia công gần 147.000 sản phẩm may, mộc mỹ nghệ và thêu ren trị giá hơn 2,5 tỷ đồng để học viên có thêm việc làm với mức thu nhập 800.000 đồng/em/tháng. Trong số hơn 3.300 học viên được đào tạo nghề, có khoảng 2.500 em có việc làm ổn định.
Thông qua dự án mô hình hỗ trợ sinh kế cho NKT, hội đã hỗ trợ trên 1.000 gia đình người tàn tật, nuôi trẻ mồ côi, phụ nữ đơn thân, người nghèo vay 1 - 4 triệu đồng/hộ để sản xuất, chăn nuôi, làm dịch vụ nhỏ. Với phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm, 30 gia đình tham gia dự án nuôi bò sinh sản ở thôn Dổi (xã Thượng Lộ, Nam Đông) và xã Bình Điền (thị xã Hương Trà), mỗi hộ được nhận 4 triệu đồng để mua bò giống. Hay như 50 gia đình nghèo ở phường Hương Vân (thị xã Hương Trà) mỗi hộ nhận 2 triệu đồng để trồng cây thanh trà. Tổ phụ nữ A Lưới dệt Zèng được hỗ trợ 20 triệu đồng làm các mặt hàng thổ cẩm ở huyện A Lưới.
 Theo ông Phạm Bá Vương, Chủ tịch Hội Bảo trợ tỉnh Thừa Thiên - Huế, thông qua hội, các tổ chức và cá nhân hảo tâm, tỉnh đã có những hỗ trợ thiết thực để NKT có điều kiện vay vốn buôn bán, làm ăn để ổn định cuộc sống. Vì vậy, rất nhiều NKT thoát nghèo, có điều kiện cho con ăn học đến nơi, đến chốn.
PV
 
TIN LIÊN QUAN
TAG: NKT Thừa Thiên Huế
Tin khác
Trường ĐH Sư phạm Hà Nội hỗ trợ học sinh, sinh viên nghèo vùng khó
Hội Người mù Việt Nam kỷ niệm 55 năm ngày thành lập
Tiếp bước cho cô học trò có hoàn cảnh đặc biệt  gìn giữ “Nghề dệt thổ cẩm quê em”
Hậu Giang huy động mọi nguồn lực chăm lo đời sống người có công
Gần 500 nghìn hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp được tiếp nhận qua cổng dịch vụ công quốc gia
TP.HCM: Vẫn còn một số đơn vị gặp khó trong việc kê khai hồ sơ thu BHXH, BHYT, BHTN..
Quân khu 7 tổng kết thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quy tập hài cốt liệt sĩ
Bàn giao nhiều di vật, kỷ vật cho các gia đình liệt sĩ ở Quảng Trị và Thừa Thiên Huế
Dự án “Thả lưới ước mơ” – thêm điều kiện biến những ước mơ của trẻ em thành hiện thực