Thời sự
Trang chủ / Thời sự / Thời sự
Thứ trưởng Lê Tấn Dũng: TP.HCM cần có chính sách giữ chân người lao động
08:12 AM 07/10/2021
(LĐXH) - Tại buổi làm việc với Sở LĐ-TB&XH TP.HCM, Thứ trưởng Lê Tấn Dũng yêu cầu, Sở LĐ-TB&XH TP cần tiếp tục tham mưu UBND TP.HCM có chính sách để giữ chân người lao động và kêu gọi những lao động đã về quê quay trở lại TP để làm việc. Đồng thời, có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và có phương án cùng doanh nghiệp đón người lao động trở lại TP làm an toàn.

Thứ trưởng Lê Tấn Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt của Bộ LĐ-TB&XH tại phía Nam cùng các thành viên của Tổ Công tác đặc biệt đã có buổi làm việc với Sở LĐ-TB&XH TP.HCM về công tác phòng, chống dịch Covid-19; công tác đảm bảo an sinh xã hội 

Chiều 6/10/2021, Thứ trưởng Lê Tấn Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt của Bộ LĐ-TB&XH tại phía Nam (Tổ Công tác đặc biệt) cùng các thành viên của Tổ Công tác đặc biệt đã có buổi làm việc với Sở LĐ-TB&XH TP.HCM về công tác phòng, chống dịch Covid-19; công tác đảm bảo an sinh xã hội và việc triển khai thực hiện Nghị quyết 68 và Quyết định 23 của Chính phủ; Nghị quyết số 09/2021/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân TP; tình hình lao động việc làm trên địa bàn TP,…

Báo cáo với Thứ trưởng Lê Tấn Dũng và đoàn công tác của Bộ LĐ-TB&XH về công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại các đơn vị thuộc Sở, bà Huỳnh Lê Như Trang, Chánh văn phòng Sở LĐ-TB&XH TP.HCM cho biết, tính đến 6/10 đã có 3.535/3.660 cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động của các đơn vị thuộc Sở được tiêm mũi 1 vắc xin (đạt 96,58%), trong đó có 2.971 người đã tiêm đủ 2 mũi vác xin. Còn lại 125 người chưa tiêm vác xin do là F0 hay đang mang thai. Đối với các đối tượng cai nghiện ma túy, bảo trợ xã hội đang được quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng tại các đơn vị, hiện có 10.737/12.83 đối tượng đã được tiêm mũi 1 vác xin phòng ngừa Covid-19, trong đó có 4.669 đối tượng đã tiêm đủ 2 mũi vác xin. Số còn lại chưa tiêm do dưới 18 tuổi, bị bệnh nền và đối tượng mới tiếp nhận.

Thứ trưởng Lê Tấn Dũng: TP.HCM cần có chính sách giữ chân người lao động 

Theo bà Trang, thời gian qua có 12 đơn vị thuộc Sở LĐ-TB&XH đã phát sinh ca nhiễm với 202 nhân viên và 2.734 đối tượng; đã điều trị khỏi cho 186/202 nhân viên và 2.401 đối tượng. Đang điều trị cho 16 nhân viên và 301 đối tượng. UBND TP đã thành lập 04 Trung tâm cách ly tập trung F0 điều trị cho học viên và nhân viên tại các đơn vị thuộc Sở quản lý. “Đặc biệt, Tổ điều phối nguồn nhân lực của Thành phố (Bệnh viện Nhân Ái, Sở Y tế) và Bệnh viện 1A (Bộ LĐ-TB&XH) đã điều động lực lượng y bác sỹ đến các Trung tâm để hỗ trợ chăm sóc và điều trị trực tiếp cho nhân viên và đối tượng bị nhiễm bệnh”: bà Trang chia sẻ.

Thông tin về kết quả gói hỗ trợ an sinh xã hội hỗ trợ người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn trên địa bàn TP.HCM tại buổi làm việc này, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH ông Lê Minh Tấn cho biết, tính đến 10 giờ ngày 6/10/2021, TP đã giải quyết cho 4.350.481 đối tượng với số tiền 7.349.842.524.000 đồng. Trong đó: đã hỗ trợ cho 4.248.829 lao động tự do, với số tiền là 5.893.766.000 đồng và giải quyết cho 101.652 doanh nghiệp, số tiền là 1.456.075.799.000 đồng.

Về thực hiện các chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 68 của Chính phủ, Nghị quyết số 09/2021/NQ-HĐND của hội đồng nhân dân TP, ông Lê Minh Tấn cho biết, hiện UBND TP đã chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị và chính quyền các cấp đang triển khai quyết liệt. Theo đó, đã giải quyết cho 101.356 doanh nghiệp, đơn vị với số lao động là 2.322.562 người được giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với số tiền là 1.060.493.000.000 đồng. Hỗ trợ cho 255 đơn vị, doanh nghiệp (người sử dụng lao động) với tổng số lao động là 45.832 người, được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất với số tiền là 396.333.644.000 đồng; Giải quyết hỗ trợ cho 01 doanh nghiệp để đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ thuật để duy trì việc làm cho người lao động.

Đến nay TP đã giải quyết cho 104.435 người lao động (tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương của 5.233 doanh nghiệp với số tiền 242.827.895.000đồng. Đồng thời, giải quyết cho 196 người lao động chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp với số tiền 400.800.000đồng; Hỗ trợ cho 139 viên chức hoạt động nghệ thuật với số tiền 515.690.000 đồng. Giải quyết hỗ trợ cho 783 hướng dẫn viên du lịch bị mất việc không có thu nhập do ảnh hưởng dịch Covid-19 với số tiền là 2.904.930.000 đồng. Bên cạnh đó, TP cũng đã giải quyết hỗ trợ cho 22.422 hộ kinh doanh phải dừng hoạt động do giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 với số tiền 57.351.000.000 đồng; Giải quyết cho 41 doanh nghiệp (có 5.710 người) được vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất kinh doanh…

Ông Tấn thông tin thêm về kết quả hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ lao động khó khăn do dịch Covid-19 theo công văn số 2627/UBND-VX ngày 6/8/2021, Công văn số 2799/UBND-VX ngày 21/8/2021 của UBND TP (đợt 2), đến nay trên địa bàn TP đã giải quyết chi trả cho 1.286.097 hộ với số tiền là 1.930.359.600.000 đồng (đạt trên 99,75%). “Về gói hỗ trợ (đợt 3), sau ngày 15/9/2021, theo Nghị quyết 97/NQ-HĐND của Thường trực HĐND TP, tính đến 10 giờ ngày 6/10/2021 trên địa bàn TP đã giải quyết chi trả hỗ trợ cho 1.792.437/5.625.411 người, đạt 31,86%, số tiền hỗ trợ là 1.792.437.000.000 đồng. Đang tiếp tục thực hiện, phấn đấu đến 15/10/2021 hoàn tất việc hỗ trợ”: ông Lê Minh Tấn chia sẻ.

Về tình hình cấp phát, hỗ trợ gạo từ nguồn gạo dự trữ Quốc gia cho người dân TP gặp khó khăn do dịch Covid-19, ông Tấn cho biết, tính đến ngày 6/10/2021, TP đã tiếp nhận được 41.985,575 tấn gạo/56.555.600 tấn gạo. Sau khi tiếp nhận đợt 1và đợt 2 từ Cục Dụ trữ Nhà nước khu vực Thành phố và Cục Dực trữ Nhà nước Đông Nam bộ, TP đã thực hiện cấp phát gạo cho người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid-19 là 1.537.857 người/3.770.377 người (đạt tỷ lện hơn 40%).

Đồng chí Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở LĐ - TBXH TPHCM báo cáo với Thứ trưởng Lê Tân Dũng và đoàn công tác về công tác phòng, chống dịch và công tác an sinh xã hội trên địa bàn TP

Bên cạnh đó, tại buổi làm việc này ông Lê Minh Tấn còn thông tin về kết quả thực hiện công tác tiếp nhân người ăn xin, người lang thang không có nơi cư trú ổn địn trên địa bàn TP; về tình hình người cao tuổi neo đơn và trẻ em mồ côi do ảnh hưởng Covid-19, và công tác chăm lo, hỗ trợ,.. “Chính quyền đoàn thể các cấp, các tổ chức xã hội, mạnh thường quân, nhà hảo tâm đã vận động, chăm lo cho các trường hợp trẻ mồ côi cha, mẹ do ảnh hưởng Covid-19, mỗi trẻ từ 2 đến 5 triệu đồng; ngoài ra còn hỗ trợ gạo, sữa, thực phẩm, nhu yếu phẩm; tổ chức trao đồ dùng học tập, sách giáo khó, hàng trăm máy tính bảng đảm bảo cho các em học trực tuyến,… với kinh phí gần 20 tỷ đồng”: ông Tấn chia sẻ.

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Phạm Anh Thắng, Trưởng Đại diện Văn phòng Bộ LĐ-TB&XH tại TP.HCM, Tổ phó thường trực Tổ Công tác đặc biệt của Bộ đề nghị, Sở LĐ-TB&XH TP cần tập trung triển khai việc đảm bảo an sinh cho người lao động bị ngưng việc, tạm hoãn hợp đồng lao động, để họ an tâm ở lại Thành phố, sẵn sàng đi làm trở lại khi hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động trở lại. Quan tâm thực hiện những chính sách của Nghị quyết 68, trong đó đẩy mạnh chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động bị mất việc làm,….

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Thứ trưởng Lê Tấn Dũng ghi nhận, trong giai đoạn khó khăn Sở LĐ-TB&XH TP đã có nhiều tham mưu kịp thời để UBND TP triển khai các gói hỗ trợ an sinh xã hội cho người dân gặp khó khăn do tác động bởi dịch Covid-19. Sở cũng luôn chăm lo tốt chính sách cho người có công, trẻ em và những đối tượng trong các cơ sở bảo trợ xã hội. Đặc biệt, Sở đã kịp thời tham mưu TP triển khai hỗ trợ kịp thời cho những trẻ em mồ côi cha, mẹ hoặc cả cha và mẹ tử vong do dịch Covid-19.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Lê Tấn Dũng lưu ý, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM cần tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19, đồng thời đẩy nhanh chi trả gói hỗ trợ đợt 3 cho người dân, người lao động. Triển khai nhanh gói hỗ trợ đợt 3 theo đúng tiến độ, phấn đấu đến hết ngày 15/10/2021 hoàn tất việc hỗ trợ.

 “Sở nên tiếp tục tham mưu UBND TP.HCM những chính sách để giữ chân người lao động và kêu gọi những lao động đã về quê quay trở lại TP để làm việc. Đồng thời, có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và có phương án cùng doanh nghiệp đón người lao động trở lại TP làm an toàn”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Với những đề xuất, kiến nghị của Sở LĐ-TB&XH TP, Thứ trưởng Lê Tấn Dũng cho hay cùng với Tổ công tác ghi nhận và sẽ đưa vào báo cáo để trình Bộ và Chính phủ cùng các cơ quan chức năng có giải pháp phù hợp nhằm hỗ trợ cho TP.HCM trong thời gian tới. 

Trương Đăng

TAG: Thứ trưởng Lê Tấn Dũng TPHCM công tác phòng chống dịch an sinh xã hội
Tin khác
Chiến thắng Điện Biên Phủ với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định nghỉ 5 ngày Lễ 30/4 và 1/5
Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương tổ chức Hội nghị Thông tin chuyên đề quý I/2024
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Đẩy mạnh hợp tác nhân lực về đào tạo nghề giữa Việt Nam và Ả-rập Xê-út
Phiên giao dịch và tư vấn việc làm quận Hà Đông năm 2024: Cơ hội tốt để người lao động lựa chọn những vị trí việc làm phù hợp
Đảng ủy Bộ LĐ-TB&XH chính thức tiếp nhận Đảng bộ và đảng viên Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II
Tư lệnh Binh chủng Tăng thiết giáp kiểm tra huấn luyện tại Đồng Nai
Tăng cường mối quan hệ hữu nghị, thúc đẩy thực thi pháp luật trên biển
Tin buồn: Đồng chí Trần Thị Thanh Thanh từ trần