Sức khỏe - Đời sống
Trang chủ / Sức khỏe - Đời sống / Sức khỏe - Đời sống
Thành lập Hội lọc máu Việt Nam
07:16 AM 26/10/2020
(LĐXH) Ngày 24-10, tại Hà Nội đã diễn ra Đại hội đại biểu Hội lọc máu Việt Nam lần thứ 1 nhiệm kỳ 2020- 2025. Hội lọc máu Việt Nam vừa được thành lập theo Quyết định 551/QĐ-BNV của Bộ Nội vụ là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của những cá nhân, tổ chức làm công tác điều trị, đào tạo và nghiên cứu khoa học, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân lọc máu cũng như phát triển chuyên ngành lọc máu.
Báo cáo tổng kết tại Hội nghị Hiệp hội thận tiết niệu - lọc máu và ghép tạng châu Âu năm 2018 cho thấy Bệnh thận mạn là một gánh nặng toàn cầu và chưa được đánh giá đầy đủ; hầu hết mọi người đã không nhận biết được đang trong tình trạng suy giảm chức năng thận. Bệnh thận mạn là một bệnh lý phổ biến, tỷ lệ ước tính là 10.4% ở nam giới và 11.8% ở nữ giới. Trong đó, có khoảng từ 5,3 đến 10,5 triệu người được điều trị bằng các phương pháp điều trị thay thế thận.
Dù không có số liệu thống kê chính thức. Tuy nhiên, theo một số điều tra cũng như theo các nhà khoa học uy tín hàng đầu trong lĩnh vực lọc máu. Hiện Việt Nam có khoảng 30.000 bệnh nhân lọc máu (chiếm 0.031% dân số). Tỷ lệ này thấp hơn so với mặt bằng chung trên thế giới (0.075% đến 0.15%). Theo thông tin từ Công ty FMC Việt Nam, tính đến tháng 4/2019, số lượng máy thận nhân tạo trên toàn quốc là 5126 máy thận nhân tạo với hơn 400 đơn vị lọc máu và khoảng 2000 người bệnh điều trị bằng phương pháp lọc màng bụng. Ứớc tính chúng ta mới chỉ đáp ứng được chưa đến 30% nhu cầu điều trị lọc máu. Vì vậy, cùng với sự phát triển kinh tế, trình độ khoa học kỹ thuật, tỷ lệ bệnh thận mạn giai đoạn cuối tại Việt Nam sẽ tăng nhanh trong những năm tới.
Lọc máu từ lâu được xem là một phần của chuyên ngành thận tiết niệu. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong lọc máu là sự tham gia của nhiều tổ chức xã hội và các chuyên ngành khác như dinh dưỡng, các nhà tâm lý học, xã hội học… Các mô hình lọc máu cũng không ngừng phát triển như: mô hình lọc máu trung tâm, lọc máu tại đơn vị vệ tinh, lọc máu tại nhà… Tất cả vì mục tiêu giảm nhẹ gánh nặng bệnh tật, kinh tế và xã hội cho người bệnh.
Đại hội đại biểu Hội Lọc máu Việt Nam lần thứ nhất nhiệm kỳ 2020 - 2025 được tổ chức tại Hà Nội
Tại nước ta, lọc máu được  thực hiện lần đầu tiên năm 1972 tại Bệnh viện Bạch Mai và đã từng bước phát triển. Trải qua gần 50 năm phát triển, lọc máu đã đạt được những thành tựu nhất định. Mạng lưới lọc máu được bao phủ rộng khắp cả nước, không chỉ ở các bệnh viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh mà còn ở các tuyến quận, huyện, tuyến xã phường với hơn 430 đơn vị thận nhân tạo, hơn 5000 máy thận và nhiều cơ sở lọc màng bụng với tổng hơn 500 bác sỹ và hơn 5000 điều dưỡng, kỹ thuật viên lọc máu, đóng góp rất nhiều nghiên cứu khoa học có giá trị. Tuy nhiên, bên cạnh các thành tựu đạt được, lọc máu tại Việt Nam vẫn còn nhiều tồn tại. Các cơ sở lọc máu mới đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu lọc máu của người bệnh. Hiện nay, tại Việt Nam có khoảng 30.000 bệnh nhân lọc máu, chiếm 0,031% dân số. Dự kiến, số lượng bệnh nhân có nhu cầu lọc máu sẽ gia tăng trong những năm tới, đòi hỏi cả xã hội phải chung tay, ngành lọc máu phải mở rộng và phát triển hơn nữa.
Xuất phát từ tình hình phát triển lọc máu trên thế giới và thực trạng tại Việt Nam, Hội lọc máu Việt Nam được thành lập với tôn chỉ và mục đích là thành lập một tổ chức xã hội - nghề nghiệp của những cá nhân, tổ chức Việt Nam làm công tác điều trị, đào tạo và nghiên cứu khoa học, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân lọc máu cũng như phát triển chuyên ngành lọc máu.
Xuất phát từ tình hình phát triển lọc máu trên thế giới và thực trạng tại Việt Nam, mong muốn thành lập một tổ chức nghề nghiệp của những người làm việc trong chuyên ngành lọc máu, Hội lọc máu Việt Nam được thành lập với tôn chỉ và mục đích là thành lập một tổ chức xã hội - nghề nghiệp của những cá nhân, tổ chức Việt Nam làm công tác nghiên cứu, khoa học kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ thuộc chuyên khoa Lọc máu cho Người bệnh mắc bệnh thận giai đoạn cuối điều trị thay thế thận bằng phương pháp lọc máu. Tự nguyện thành lập nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên; động viên, khuyến khích cá nhân, tổ chức, hội viên học tập, công tác và tham gia xây dựng và phát triển khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực lọc máu, giúp đỡ nhau không ngừng nâng cao năng lực, chuyên môn, thực hành nghề nghiệp đúng theo chuẩn mực về nghĩa vụ và đạo đức, góp phần tích cực vào sự nghiệp bảo vệ và tăng cường sức khỏe nhân dân. Xây dựng một nền y học tiên tiến, góp phần vào việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Tại Đại hội đại biểu lần thứ nhất Hội Lọc máu Việt Nam đã bầu Ban chấp hành gồm 99 thành viên là các bác sĩ chuyên ngành về lọc máu tại các đơn vị y tế trên cả nước. TS, BS Nguyễn Hữu Dũng, Phó giám đốc Trung tâm Thận tiết niệu và Lọc máu (Bệnh viện Bạch Mai) được bầu là Chủ tịch Hội.
Hội Lọc máu Việt Nam sẽ tham gia các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, tập huấn, hội thảo khoa học, hợp tác quốc tế; Tham gia xây dựng mô hình lọc máu mới; hỗ trợ chuyên môn cho các đơn vị lọc máu tại địa phương ... góp phần nâng cao chất lượng điều trị cho bệnh nhân thận nhân tạo.

Thảo Lan

TAG: Thành lập Hội lọc máu Việt Nam bao
Tin khác
Viện Dinh dưỡng Quốc gia và Nestlé Việt Nam phối hợp nâng cao nhận thức về vai trò của dinh dưỡng hợp lý với sự phát triển của học sinh tiểu học
Bệnh viện đa khoa Vân Đình: Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh
Chuyển đổi số vì sức khỏe phổi
Novartis bảo vệ thành công bằng sáng chế hoạt chất Vildagliptin tại Việt Nam
GE HealthCare và Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc - Phúc Trường Minh hợp tác ra mắt Trung tâm trưng bày giải pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại
Khám, điều trị cùng Bác sĩ chuyên gia - Bệnh viện 199
Herbalife Việt Nam đồng hành cùng Cuộc thi “Tôi khỏe đẹp hơn”
Vietnam Medipharm Expo 2023: Quy tụ 150 doanh nghiệp ngành y dược trong nước và quốc tế
Vinamilk hợp tác chiến lược với CLB Điều dưỡng trưởng Việt Nam để chăm sóc sức khỏe cho hàng triệu người bệnh