Trẻ em
Trang chủ / Xã hội / Trẻ em
Thanh Hóa: Chuyển biến mạnh mẽ trong thực thi chính sách, pháp luật về trẻ em
09:14 AM 14/06/2022
(LĐXH)- Trong những năm qua, các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị trong tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong thực thi chính sách, pháp luật về trẻ em và triển khai thực hiện đồng bộ các chương trình, đề án, kế hoạch hành động vì trẻ em.
Bà Vũ Thị Hương - Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa cho biết, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 934.926 trẻ em (chiếm 25,6% dân số toàn tỉnh), trong đó có gần 150.000 trẻ em đồng bào dân tộc thiểu số; còn 12.438 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt chiếm tỷ lệ 1,34% và 104.256 trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, chiếm tỷ lệ 11,1% trên tổng số trẻ em.
Tại Thanh Hóa, các mục tiêu, chỉ tiêu về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục và thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em đã có chuyển biến mạnh mẽ. Đa số trẻ em có điều kiện phát triển toàn diện, được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh và thân thiện.
Tháng hành động Vì trẻ em năm nay, tỉnh Thanh Hóa tập trung triển khai thực hiện các hoạt động trọng tâm như: Tổ chức các chiến dịch truyền thông, vận động xã hội để huy động, vận động các cơ quan, tổ chức, gia đình và người dân tại cộng đồng tích cực hưởng ứng, tham gia thực hiện các hoạt động bảo vệ, chăm sóc trẻ em và giải quyết các vấn đề về trẻ em đang được dư luận xã hội quan tâm như: xâm hại, bạo lực, tai nạn, thương tích, đuối nước trẻ em.
Lãnh đạo tỉnh và Sở LĐTB̃XH tặng quà cho các em nhỏ tại Lễ Phát động
Đẩy mạnh việc huy động, vận động nguồn lực để hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ nghèo, trẻ em bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
Tăng cường việc quản lý, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại gia đình và cộng đồng dân cư để bảo đảm kỳ nghỉ hè an toàn, lành mạnh cho trẻ em, giảm thiểu tình trạng trẻ em bị bạo lực, xâm hại, tai nạn, thương tích, đuối nước.
Phổ biến, hướng dẫn, giáo dục cho trẻ em về kỹ năng sống, kỹ năng phòng tránh các nguy cơ bị xâm hại, bạo lực, tai nạn, thương tích, đuối nước phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành và sự phát triển của trẻ em.
Tổ chức đa dạng, phong phú các hoạt động thúc đẩy sự tham gia của trẻ em như: tổ chức Diễn đàn trẻ em để trẻ em bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình, để các cơ quan, tổ chức đối thoại, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của trẻ em đối với các vấn đề về trẻ em hoặc liên quan đến trẻ em; tổ chức câu lạc bộ, đội, nhóm của trẻ em; các chương trình, hoạt động do trẻ em khởi xướng và thực hiện tại địa phương...
Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, văn hóa, thể thao, du lịch và tham quan di tích, thắng cảnh bảo đảm an toàn, lành mạnh cho trẻ em.
Tổ chức rà soát, phát hiện và thực hiện các biện pháp khắc phục kịp thời những nơi không an toàn, có nguy cơ gây tai nạn, thương tích đối với trẻ em; ưu tiên tổ chức các lớp dạy bơi cho trẻ em, các lớp trang bị các kỹ năng an toàn trong môi trường nước, an toàn khi tham gia giao thông cho trẻ em.
Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa nhấn mạnh, thời gian tới, tỉnh tiếp tục tăng cường vai trò, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội đối với công tác trẻ em; thực hiện nghiêm, đầy đủ 25 quyền trẻ em theo quy định của pháp luật; triển khai đồng bộ, hiệu quả các chính sách, các chương trình, kế hoạch, đề án về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Đổi mới mạnh mẽ, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, chính sách về trẻ em; tổ chức các chiến dịch truyền thông, nâng cao nhận thức cho gia đình, nhà trường và trẻ em về phòng, chống bạo lực, xâm hại tình dục, tai nạn, thương tích trẻ em, đặc biệt là đuối nước trẻ em.
Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình, nhà trường; hướng dẫn các thành viên trong gia đình, giáo viên, học sinh kiến thức, kỹ năng về bảo vệ trẻ em, phòng, chống bạo lực, xâm hại tình dục, phòng, chống tai nạn, thương tích, đuối nước trẻ em; tổ chức các hoạt động câu lạc bộ, đội, nhóm của trẻ em; các chương trình, hoạt động để trẻ em được học các kỹ năng tự bảo vệ an toàn cho bản thân trước các nguy cơ bị bạo lực, xâm hại, tai nạn, thương tích, đuối nước.
Tăng cường các biện pháp nhằm hạn chế, kiểm soát đến mức tối đa tình trạng bạo lực, xâm hại, tai nạn, thương tích; đẩy mạnh việc tổ chức dạy bơi cho trẻ em nhằm giảm thiểu trẻ em bị đuối nước; tổ chức tốt việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và chính quyền, tổ chức đoàn thể cấp cơ sở trong quản lý, giám sát, hướng dẫn trẻ em vui chơi an toàn, lành mạnh, bổ ích.
Bố trí, vận động nguồn lực để quan tâm, chăm sóc, trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em nghèo, trẻ em bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em sống tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn; quan tâm đầu tư, xây dựng, bố trí thêm các không gian vui chơi dành cho trẻ em (công viên, bể bơi, sân chơi và các thiết chế văn hóa phù hợp) để trẻ em được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh, thân thiện, đảm bảo thực hiện tốt các quyền của trẻ em.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp về bảo vệ, chăm sóc trẻ em; xử lý nghiêm, kịp thời các cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ, chăm sóc trẻ em, vi phạm quyền trẻ em./.
PV
TAG: chăm sóc trẻ em quyền trẻ em
Tin khác
Quảng Bình: Chú trọng thực hiện chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội
Hà Tĩnh: Phát huy truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”
Hà Tĩnh: Tập trung thực hiện chính sách giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới
Hà Nội: Thực hiện hiệu quả công tác uỷ thác cho vay vốn tín dụng chính sách
Quận Bắc Từ Liêm: Quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt chính sách người có công
Trường ĐH Sư phạm Hà Nội hỗ trợ học sinh, sinh viên nghèo vùng khó
Hội Người mù Việt Nam kỷ niệm 55 năm ngày thành lập
Tiếp bước cho cô học trò có hoàn cảnh đặc biệt  gìn giữ “Nghề dệt thổ cẩm quê em”
Hậu Giang huy động mọi nguồn lực chăm lo đời sống người có công