An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Tập trung đẩy mạnh công tác quản lý chi khám, chữa bệnh BHYT
02:09 PM 01/06/2018
(LĐXH) - Trong 03 ngày từ 31/5 - 2/6/2018, tại TP. Hồ Chí Minh, BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban công tác thực hiện chính sách BHYT năm 2018 khu vực phía Nam. Bà Nguyễn Thị Minh, Thứ trưởng - Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam dự và chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị còn có ông Phạm Lương Sơn, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, lãnh đạo các Ban của BHXH Việt Nam cùng đại diện lãnh đạo Bảo hiểm xã hội của 17 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam.
Thứ trưởng, TGĐ BHXH Việt Nam Nguyễn Thị Minh phát biểu tại hội nghị

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam Phạm Lương Sơn cho biết:  Thực hiện chính sách BHXH nói chung, chính sách BHYT nói riêng ngày càng nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Chính phủ; sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy, Chính quyền, sự phối hợp thực hiện của các Bộ, ngành liên quan. Năm 2017, công tác thực hiện chính sách BHYT đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, cụ thể chỉ tiêu Chính phủ giao đã đạt và vượt, trong đó nhiều địa phương đã hoàn thành chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHYT đến năm 2020 tiến tới BHYT toàn dân, góp phần đảm bảo lưới an sinh, đáp ứng được yêu cầu KCB, đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHYT.

Tuy nhiên, thực hiện chính sách BHYT,  trong đó có KCB BHYT đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức vô cùng to lớn. Có thể nhận thấy, phạm vi, quyền lợi của người tham gia BHYT ngày càng được mở rộng trong khi đó hiện nay số thu trung bình trung bình khoảng 990.000 đồng/thẻ/năm. Các cơ sở KCB đang dần dần chuyển về tự chủ về kinh tế tạo ra những thách thức mang tính khách quan, mang tính cơ chế.

Cùng với đó, Giám định viên, lãnh đạo phụ trách BHYT đang chịu áp lực lớn về công việc, trách nhiệm, dư luận xã hội. Có những đồng chí chịu áp lực không nổi đã bỏ nghề. Có nhiều tỉnh, thành phố chưa nhận được sự chung tay, góp sức của chính quyền, các Sở, ban, ngành vì sức khoẻ cộng đồng, vì quyền lợi của người bệnh. Đứng trước những thách thức cả về khách quan và chủ quan, hiện nay, cơ chế đã có những điều chỉnh, sửa đổi hướng tới thuận lợi hơn trong thực hiện chính sách BHYT; có những thay đổi trong điều hành dự toán; trong đó giao dự toán cho địa phương, qua đó UBND các cấp có sự vào cuộc, chung tay cùng ngành BHXH sử dụng có hiệu quả nhất Quỹ khám, chữa bệnh BHYT, đảm bảo quyền lợi của người dân tham gia BHYT. Đồng thời, nhằm giảm thiểu áp lực cho cán bộ, từ năm 2016, BHXH đã đẩy mạnh ứng dụng CNTT, cải cách hành chính; triển khai một loạt các phần mềm như TST, dữ liệu BHYT hộ gia đình; đặc biệt hệ thống giám định BHYT điện tử đi vào hoạt động đã góp phần nâng cao hiệu quả giám định, thanh toán KCB BHYT.

Phó TGĐ Bảo hiểm xã hội Việt Nam Phạm Lương Sơn chia sẻ tại Hội nghị

Đánh giá kết quả thực hiện chính sách BHYT năm 2017 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2018, ông Lê Văn Phúc - Phó trưởng ban Phụ trách, Ban Chính sách Y tế, BHXH Việt Nam cho biết, tính đến ngày 31/12/2017, số đối tượng tham gia BHYT là 79,9 triệu người, tăng khoảng 4 triệu người so với năm 2016, đạt tỷ lệ 100,1% so với kế hoạch Chính phủ giao và tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 85,6%. Trong đó, 22 địa phương có tỷ lệ bao phủ BHYT trên 90% dân số; 24 tỉnh, thành phố còn lại đạt tỷ lệ bao phủ BHYT dưới 82,2% dân số. Tất cả các địa phương đề đạt và vượt chỉ tiêu bao phủ BHYT được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 1167/QĐ-TTg.

Tính đến hết tháng 3, số đối tượng tham gia BHYT là 80,6% triệu người, tăng 0,7 triệu người so với năm 2017, tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 86% trong đó có 27 tỉnh, thành phố tỷ lệ bao phủ dưới 85% dân số.

Tổng số tiền thu BHYT là 79.146 tỷ đồng, đạt 97,5% so với kế hoạch Chính phủ giao. Số nợ BHYT là 2.186 tỷ đồng, bằng 2.76% tổng thu BHYT, trong đó 30% là nợ ngoài ngân sách. Tính đến 31/3/2018, tổng số tiền thu BHYT là 18.441 tỷ đồng, đạt 20,6 so với kế hoạch Chính phủ giao.

Năm 2017, số cơ sở y tế mới tham gia KCB BHYT là 189 cơ sở. Trong đó, có 97 cơ sở y tế công lập, 92 cơ sở y tế tư nhân. Trong số 97 cơ sở y tế công lập có 06 bệnh viện chuyên khoa, 12 bệnh việnn đa khoa, 54 bệnh xá, 6 phòng khám chuyên khoa, 11 phòng khám đa khoa, 5 trung tâm y tế, 2 phòng khám y tế cơ quan. Số cơ sở y tế tư nhân gồm 03 bệnh viên chuyên khoa, 10 bệnh viên đa khoa, 79 phòng khám đa khoa. Năm 2017,  có 168 triệu lượt khám, chữa bệnh BHYT, tăng 14% so với năm 2016. Trong đó, số lượt KCB ngoại trú là 152,8 triệu lượt, tăng 15% và số lượt KCB nội trú là 15,3 triệu lượt, tăng 9% so với năm 2016. Số chi KCB BHYT tăng thêm 30% so với năm 2016. Năm 2016 tần suất KCB là 1.9 lượt khám/thẻ/năm; năm 2017 là 2.1 lượt khám/thẻ/năm; trong đó tần suất KCB nội trú năm 2017 tăng 0.01 lượt. Như vậy, số đối tượng tham gia BHYT năm 2017 tăng 4,036 triệu so với năm 2016 nhưng số lượt KCB tăng 21,085 triệu người.

Riêng 04 tháng đầu năm 2018, có 53.065 nghìn lượt KCB (chiếm 31,5% số lượt tham năm 2017) với số chi KCB là 28.783,9 tỷ đồng, chiếm 32% dự toán Chính phủ giao. Dự báo chi KCB BHYT có nhiều diễn biến phức tạp, khả năng bội chi quỹ lớn; BHXH Việt Nam đã chỉ đạo BHXH tỉnh, thành phố thực hiện đồng bộ các giải pháp như đẩy mạnh số người tham gia BHYT trên cơ sở nguồn quỹ được sử dụng; thường xuyên báo cáo với UBND tỉnh về tình hình sử dụng quỹ BHYT và đề xuất các giải pháp kiểm soát chi phí KCB, năng ngừa tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ KCB BHYT... Bên cạnh đó, BHXH Việt Nam đã thành lập 3 đoàn công tác hỗ trợ trực tiếp rà soát chi phí KCB BHYT tại 8 tỉnh có tỷ lệ bội chi cao, chi phí gia tăng bất thường.

Tại hội nghị, BHXH các tỉnh, thành phố cũng đã thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm trong triển khai nhiệm vụ như giao dự toán chi phí KCB, tổ chức giám định gắn với giám định điện tử. Đồng thời, nêu ra những khó khăn, thách thức và giải pháp để triển khai thực hiện nhiệm vụ hiệu quả, hoàn thành nhiệm vụ Chính phủ giao. TPHCM là một trong những địa phương đi đầu trong cả nước và là địa phương có nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả góp phần thực hiện thành công trong thực hiện chính sách BHXH, BHYT trong thời gian qua. Chia sẻ kinh nghiệm tại Hội nghị, bà Lưu Thị Thanh Huyền – Phó Giám đốc BHXH TPHCM cho biết: Trong thời gian qua, BHXH TP đã tham mưu cho UBND TP ban hành các văn bản chỉ đạo và giao chỉ tiêu về thực hiện hính sách BHYT đến các Sở, ban ngành, đoàn thể và các cấp ủy, chính quyền các cấp ở địa phương hàng năm. Ngoài ra, BHXH TP còn phối hợp tốt với Sở Y tế TPHCM trong việc triển khai BHYT trên địa bàn TP. Năm 2017, TP đã thực hiện dự toàn BHXH Việt Nam giao, các đơn vị đã sử dụng đúng, đủ, chính xác các nguồn kinh phí được giao. Các chi phí khám đa tuyến nội và ngoại tỉnh đều đạt kết quả đề ra, mức chi phù hợp với thực tiễn. Năm 2018, thực hiện theo Chỉ tiêu của Thủ tướng giao, BHXH TP đã dự trên số đa tuyến đi và đến TP đứng trình tự, kế hoạch đề ra.

 Đánh giá về tình được giao dự toán kinh phí trong năm 2017, và 4 tháng đấu năm 2018, các địa phương như: Khánh Hòa, Ninh Thuận, Quảng Nam, Đồng Tháp, Gia Lai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu,… đã chi vượt từ 33 -35% cả năm được giao. Nguyên nhân vượt chi, theo đại diện các địa phương là do chi đa tuyến, chi không đúng đối tượng, danh mục khám chữa bệnh. Theo lãnh đạo BHXH Việt Nam, qua kiểm tra các địa phương chi vượt quy định nêu trên cho thấy những vấn đề phát sinh từ năm 2015 đến nay như: Tạm ứng và thanh quyết toán không đúng, thanh quyết toán cơ sở khám chữa bệnh chưa ký biên bản quyết toán; Ký hợp đồng với các đơn vị khám chữa bệnh không đúng chức năng, chưa được cấp giấy phép; một số bệnh viện không có bệnh nhân không đúng, không xây dựng đề án, lắp đặt máy móc không đúng quy định, thanh toán sau phẩu thuật vượt thời gian quy định, nhiều loại bệnh như viêm họng, đau răng các bệnh viện cũng yêu cầu bệnh nhân điều trị nội trú,..

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thứ trưởng Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thị Minh đã chia sẻ chia những khó khăn, thách thức trong triển khai thực hiện công tác BHYT. Bà Minh cũng cho rằng ngành Bảo hiểm xã hội công việc rất nhiều, áp lực công việc cao, thu nhập thấp nên phân tâm nhiều liên quan đến cuộc sống. Bà Minh cũng cho biết, mỗi người mỗi ngành, mỗi nghề khác nhau, có thể chọn nghề dễ dàng hơn, song nghề nào có cái khổ, cái vinh nhưng điều quan trọng là chúng ta đạt được cái mong muốn của mình, Vì vậy, qua đó để xác định lại và cống hiến cho ngành ngành càng nhiều hơn và hiệu quả hơn.

Toàn cảnh hội nghị

Bà Nguyễn Thị Minh cũng tâm sự: Có thể nói lĩnh vực BHYT là vấn đề rất khó, đối tượng rất đặc biệt. Vì vậy, muốn quản lý tốt thì đòi hỏi phải có nhiều yếu tố và giải pháp hiệu quả. Bà Minh cũng nhấn mạnh đến những vấn đề còn tồn tại trong công tác giám định BHYT, quản lý, sử dụng Quỹ KCB BHYT hiệu quả; thực hiện giao dự toán KCB BHYT theo chỉ đạo của Chính phủ...

Qua số liệu cho thấy, số lượng khám bệnh tăng 10%, điều này là rất không bình thường, thể hiện qua các mặt như: Trục lợi BHYT,  một số bệnh viện chưa thực hiện đúng quy định, số lượng bệnh nhân khám, chữa bệnh chưa chính xác, cần phải thanh tra, kiểm tra rà soát lại các khâu này. Bà Minh cũng chỉ ra một số hạn chế tồn tại của các địa phương để xảy ra tình trang nêu trên là do công tác tham mưu còn hời hợt, công tác thanh kiểm tra chưa chặt chẽ, buông lỏng quản lý, chưa minh bạch trong việc đấu thầu…

Vì vậy, bà Nguyễn Thị Minh yêu cầu, để triển khai thực hiện tốt chính sách BHYT năm 2018, đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHYT, đồng thời đảm bảo quản lý, sử dụng Quỹ BHYT đạt hiệu quả cần tiếp tục phát triển đối tượng tham gia BHYT bền vững. Các địa phương cần tập trung nhân lực, thời gian để hoàn thành thẩm định quyết toán đúng tiến độ; Phối hợp với Sở Y tế, các cơ sở KCB điều hành và thực hiện hiệu quả dự toán chi KCB BHYT năm 2018 được Thủ tướng Chính phủ giao. Đổi mới phương pháp giám định theo hướng chuyên nghiệp, nâng cao hiệu quả quản lý chi KCB BHYT và phòng chống lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT; rà soát để loại bỏ các nội dung trái quy định, bổ sung các nội dung còn thiếu; xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện công tác giám định tại cơ quan BHXH, tại cơ sở KCB theo đúng quy trình giám định; bố trí cán bộ giám định thường trực tại các cơ sở KCB; kiểm soát chặt chẽ danh sách đăng ký hành nghề khám chữa bệnh; đẩy mạnh và hiệu quả hơn nữa việc ứng dụng CNTT trong công tác giám định; phối hợp với cơ sở KCB rà soát và thực hiện cải cách hành chính trong khám, chữa bệnh BHYT, giảm phiền hà cho người bệnh.  

Vương Linh

TAG: Tập trung đẩy mạnh công tác quản lý chi phí khám chữa bệnh BHYT bao
Tin khác
Quảng Bình: Chú trọng thực hiện chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội
Hà Tĩnh: Phát huy truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”
Hà Tĩnh: Tập trung thực hiện chính sách giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới
Hà Nội: Thực hiện hiệu quả công tác uỷ thác cho vay vốn tín dụng chính sách
Quận Bắc Từ Liêm: Quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt chính sách người có công
Trường ĐH Sư phạm Hà Nội hỗ trợ học sinh, sinh viên nghèo vùng khó
Hội Người mù Việt Nam kỷ niệm 55 năm ngày thành lập
Tiếp bước cho cô học trò có hoàn cảnh đặc biệt  gìn giữ “Nghề dệt thổ cẩm quê em”
Hậu Giang huy động mọi nguồn lực chăm lo đời sống người có công