Người có công
Trang chủ / Xã hội / Người có công
Tăng mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công với cách mạng
10:11 AM 04/07/2019
(LĐXH)- Chính phủ vừa ban hành Nghị định 58/2019/NĐ-CP quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng.
Theo đó, mức chuẩn để xác định các mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng theo quy định tại Nghị định 58/2019/NĐ-CP là 1.624.000 đồng (quy định cũ tại Nghị định 99/2018/NĐ-CP là 1.515.000 đồng).
Nghị định 58/2019/NĐ-CP cũng quy định rõ về mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng như sau: Mức trợ cấp đối với người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945: Diện thoát ly là 1.815.000 đồng; diện không thoát ly 3.081.000 đồng.
Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung tặng quà cho người có công
Trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của 1 liệt sĩ 1.624.000 đồng; trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của 2 liệt sĩ 3.248.000 đồng; trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của 3 liệt sĩ trở lên 4.872.000 đồng.
Bà mẹ Việt Nam anh hùng (hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng theo mức trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân liệt sĩ) hưởng mức phụ cấp 1.361.000 đồng.
Người phục vụ Bà mẹ Việt Nam anh hùng sống ở gia đình hưởng mức trợ cấp 1.624.000 đồng.
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến hưởng mức trợ cấp 1.361.000 đồng.
Trường hợp Bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 41% - 100%, mức trợ cấp từ 1.695.000 đồng - 4.137.000 đồng. Bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên có bệnh tật đặc biệt nặng hưởng phụ cấp 1.624.000 đồng.
Trợ cấp ưu đãi hàng năm và trợ cấp ưu đãi một lần
Trợ cấp ưu đãi hàng năm được quy định như sau: Liệt sĩ không còn người hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng thì người thờ cúng liệt sĩ được hưởng trợ cấp thờ cúng là 500.000 đồng.
Trợ cấp ưu đãi đối với con của người có công với cách mạng theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng không hưởng lương hoặc sinh hoạt phí khi đi học tại: Cơ sở giáo dục mầm non 200.000 đồng; cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, trường dự bị đại học, trường năng khiếu, trường lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật 250.000 đồng; cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học, phổ thông dân tộc nội trú 300.000 đồng.
Trợ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng không hưởng lương hoặc sinh hoạt phí khi đi học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học là 300.000 đồng.
Về trợ cấp ưu đãi một lần, Nghị định quy định: Trợ cấp một lần khi báo tử liệt sĩ, mức trợ cấp 20 lần mức chuẩn; hỗ trợ chi phí báo tử 1.000.000 đồng.
Đối với Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến chết trước ngày 01 tháng 01 năm 1995; Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến được truy tặng, mức trợ cấp 20 lần mức chuẩn…
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/8/2019.
Nghị định số 99/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2019.
Các mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi quy định tại Nghị định này được thực hiện kể từ ngày 01/7/2019./.
PV
TAG: trợ cấp người có công
Tin khác
Quảng Ngãi: Nhiều kết quả tích cực về lao động, người có công và xã hội trong quý I/2024
Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày Công tác xã hội Việt Nam năm 2024
Thừa Thiên Huế: Kiểm tra, giám sát Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững huyện A Lưới
Nghệ An: Nỗ lực chăm sóc toàn diện cho trẻ em
Trợ giúp pháp lý góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người khuyết tật
Yên Bái phấn đấu về đích sớm Đề án hỗ trợ làm nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo
Quảng Ninh: Chung tay chăm lo cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Bắc Kạn: Tăng cường công tác phòng, chống tệ nạn xã hội
Nghệ An trách nhiệm nghĩa tình với người có công