Pháp luật
Trang chủ / Pháp luật / Pháp luật
Quan ngại hoạt động xét xử còn yếu kém
11:01 AM 08/05/2020
Đây là một trong những nội dung quan trọng được đưa ra bàn luận trong buổi tọa đàm “Tăng cường chất lượng giải quyết đơn giám đốc thẩm, tái thẩm” do Báo Báo Đại Biểu Nhân Dân tổ chức vào chiều ngày 07/05.

Theo đánh giá của Ủy ban Tư pháp của Quốc Hội tại Báo cáo số 2188/BC-UBTP14, ngày 19/10/2019, đối với VKSNDTC, kết quả giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm về hình sự tăng không nhiều so với năm 2018; tỷ lệ khánh nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm các vụ ciệc dân sự, kháng nghị phúc thẩm các vụ án hành chính được Toà án chấp nhận đều giảm so với năm 2018; Đối với TANDTC, tỷ lệ giải quyết đơn để nghị giám đốc thẩm, tái thẩm chưa cao (51%), chưa đạt chỉ tiêu 60% theo yêu cầu của Nghị Quyết số 37 của Quốc Hội.

Tọa đàm “Tăng cường chất lượng giải quyết đơn giám đốc thẩm, tái thẩm” 

Phát biểu tại buổi tọa đàm, Luật sư Phạm Công Hùng - nguyên Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao cho rằng, tỷ lệ giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm còn hạn chế.

“Tôi nghĩ, có rất nhiều nguyên nhân. Trong đó, nguyên nhân thứ nhất là do số lượng đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đối với các quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật rất nhiều. Nhưng đội ngũ giúp việc cho Tòa án (TA) có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC), TAND cấp cao thì số lượng ít, chất lượng cũng thực sự có năng lực cao.

Thứ hai, khác với trước đây, hiện các Bộ Luật tố tụng dân sự, hình sự, hành chính… giao thẩm quyền tái thẩm, giám đốc thẩm chỉ TANDTC và TAND cấp cao (Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Hà Nội). Các TA cấp tỉnh không có thẩm quyền (trước đây thì có thẩm quyền), nên số lượng đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm dồn vào TANDTC và các TAND cấp cao.

Thứ ba, cơ cấu tổ chức của TA cấp cao theo Luật hiện tại cũng có những vấn đề thực tiễn chưa ổn. Thể hiện, các đơn vị chuyên môn để giúp cho Chánh án TA cấp cao xem xét đơn là các phòng giám đốc thẩm độc lập không nằm trong các Tòa chuyên trách. Trong khi, để đánh giá tính hợp pháp của một bản án thì các thẩm phán của các Tòa chuyên trách rất chuyên sâu. Cho nên, không tranh thủ được sự chuyên sâu của các thẩm phán toà chuyên trách” – Luật sư Phạm Công Hùng phân tích.

Ngoài ra, ý kiến của các đại biểu, luật sư tại tọa đàm cũng cho rằng một thực tiễn là chất lượng xét xử của TA ở cấp sơ thẩm, phúc thẩm có nhiều vấn đề chưa ổn, chất lượng chưa ổn thì lượng đơn đề nghị giám đốc thẩm sẽ cao.

Luật sư Trương Trọng Nghĩa phân tích: “Giám đốc thẩm, tái thẩm nhiều có nguyên nhân là: Nếu sơ thẩm, phúc thẩm làm tốt thì giám đốc thẩm sẽ giảm xuống. Phúc thẩm sinh ra là để sửa chữa sơ thẩm. Tòa án tỉnh hiện nay phúc thẩm rất nhiều, nếu án phúc thẩm làm tốt sẽ không lên đến giám đốc thẩm”.

Ông Lưu Bình Nhưỡng – Phó trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội

Ông Lưu Bình Nhưỡng, Phó Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội cũng cho rằng: “Án sơ thẩm, án phúc thẩm, thậm chí giám đốc thẩm trước đó chưa thấu tình đạt lý, chất lượng không cao, người ta không phục thì người ta còn tiếp tục kiến nghị. Đây không phải ăn ốc, nói mò mà thực tế nó thế. Khi tôi còn là luật sư đi bào chữa có đọc những bản án viết như vỡ lòng, rất là buồn. Quyền lợi của người dân bị xâm phạm, tội phạm bị bỏ lọt thì đương nhiên người dân tiếp tục phải khiếu nại. Bản thân các Tòa án, Viện Kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị, người dân phát hiện ra những bất cập, sai sót của các Tòa án cấp dưới đã xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, kể cả giám đốc thẩm”.

Trên thực tiễn, có không ít những bản án và quyết định của Tòa án mắc sai lầm trong việc áp dụng pháp luật và vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, khiến dư luận nhiều phen “nổi sóng”.

Khi PV đặt câu hỏi về thời hạn đương sự đề nghị giám đốc thẩm và thời hạn kháng nghị tái thẩm trong dân sự là 1 năm liệu có quá ngắn hay không, ông Lưu Bình Nhưỡng khẳng định, câu chuyện này hiện đang có nhiều tranh cãi. Thông thường 1 năm là 12 tháng là thời gian khá dài, thế nhưng, người ta chưa lường trước được còn nhiều chuyến tàu khác. Tính mặt thực tế 1 năm không đủ, thông thường câu chuyện sẽ trượt và kéo dài. Vì vậy, tôi nghĩ 1 năm không phù hợp với điều kiện hiện nay.

Luật sư Phạm Công Hùng lấy ví dụ như vụ án Hồ Duy Hải bị xét xử về tội giết người nhưng các chứng cứ chứng minh có rất nhiều vấn đề. Đặc biệt vụ này đã qua khâu kiểm soát ở giai đoạn giám đốc thẩm của Viện trưởng VKSNDTC, Chánh án TANDTC. May mắn là nó đã dừng lại ở khâu kiểm soát đơn xin ân giảm của Chủ tịch nước.

Hay vụ án ở Tập đoàn cà phê Trung Nguyên đã có những sai lầm hết sức “sơ đẳng” trong bản án phúc thẩm của TAND Cấp cao. Cụ thể, đó là việc sử dụng các thẩm định giá về tài sản đã hết hiệu lực rồi làm cơ sở để phân chia tài sản cho vợ chồng Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên. Đó là điều không thể chấp nhận được. TA sơ thẩm cũng sử dụng kết quả đó, TA phúc thẩm cũng giữ nguyên, bác kháng cáo.

“Ở đây là sở hữu cổ phần, chị Thảo là cổ đông, đây là doanh nghiệp với doanh nghiệp, Toà án không lấy cơ sở pháp lý nào để nói chị Thảo nhận tiền rồi ra khỏi công ty, Toà không dựa vào pháp luật nào để làm điều đó” - Đại biểu Quốc Hội nhấn mạnh.

Ngoài ra, Luật sư Phạm Công Hùng cũng phân tích thêm về vụ việc: “Luật Hôn nhân gia đình quy định tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật mới chia bằng giá trị.Trong trường hợp này, các bên đương sự là thành viên công ty, chỉ cần tòa án áp dụng đúng quy định pháp luật, chia hiện vật (là cổ phần) cho các bên đương sự, thì vụ việc sẽ rất đơn giản. Mặt khác, vợ chồng họ đều là những doanh nhân thành đạt và có kinh nghiệm quản trị công ty lâu năm nên họ sẽ có điều kiện để quản trị công ty sau ly hôn. Nhưng tòa án lại chọn cách chia bằng giá trị với những phương pháp định giá không khoa học, không đúng pháp luật, đã tước đi quyền được bảo vệ của thành viên công ty đối với một bên đương sự trước pháp luật”.

Cuối cùng, sau khi Viện Kiểm sát kháng nghị chỉ ra thì ai cũng đặt câu hỏi tại sao Tòa án lại xử án bất công và khó hiểu.

Theo số liệu được cung cấp tại buổi tọa đàm, số đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm mà ngành tòa án nhận được năm 2017 là hơn 18.000 vụ, năm 2018 hơn 15.000 vụ, năm 2019 hơn 19.000 vụ.

Bản chất của kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm là mở ra môi trường tố tụng đủ để khắc phục những sai lầm nghiêm trọng của các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Đây cũng là hy vọng, cơ hội cuối cùng của nhân dân, bởi vậy việc giải quyết công tác giám đốc thẩm, tái thẩm cần phải được đẩy nhanh, đẩy mạnh, thực hiện minh bạch, đảm bảo công lý và lẽ phải cho nhân dân.

Trần Giang

TAG: giám đốc thẩm Tái thẩm hoạt động tố tụng Xét xử Kháng cáo
Tin khác
Phát hiện nhiều thủ đoạn cất giấu ma túy tinh vi
Hải quan Hải Phòng bắt giữ số ngà voi nhập lậu lớn nhất từ trước đến nay
Kịp thời khen thưởng động viên đảng viên nhập ngũ tham gia bắt cướp
Cục Hải quan Hà Nội chủ trì triệt phá thành công chuyên án vận chuyển ma túy qua đường hàng không, thu giữ hơn 58 kg ma túy
  Cục Hải quan Quảng Trị chủ trì bắt 8 đối tượng nhập cảnh mang gần 6 kg ma túy
Góp ý về Luật Dầu khí (sửa đổi):  Đề xuất thêm quyền cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
TP.HCM: Cảnh báo thủ đoạn mới về mạo danh cơ quan BHXH  trên mạng xã hội để chiếm đoạt tài sản của người dân
Bắt giữ 8 bánh heroin ngụy trang trong thùng hàng quạt gió
Truy bắt đối tượng mua bán trái phép chất ma túy