An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Phấn đấu hết năm 2020, số dịch vụ công trực tuyến ngành BHXH đạt tối thiểu 70%
09:51 AM 13/02/2020
Ngày 31/12/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 1939 phê duyệt Đề án đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 ngành BHXH và các dịch vụ công trên cơ sở kết nối chia sẻ dữ liệu giữa BHXH Việt Nam với các ngành liên quan.
Theo đó, Đề án hướng tới mục tiêu xây dựng và triển khai các giải pháp đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. Hoàn thiện, mở rộng CSDL quốc gia về bảo hiểm, bảo đảm dữ liệu được thu thập, xác minh và quản trị một cách đầy đủ và chính xác để kết nối, chia sẻ với các CSDL chuyên ngành, CSDL quốc gia có liên quan.
Về mục tiêu cụ thể, Đề án nhằm đẩy mạnh thanh toán điện tử (đặc biệt là các phương thức thanh toán mà số đông người dân có thể tiếp cận sử dụng) và các điều kiện đảm bảo thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. Phấn đấu đến hết năm 2020, số dịch vụ công trực tuyến của ngành BHXH đạt tối thiểu 70%; năm 2021 số dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đạt tối thiểu 85% và 50% số người nhận lương hưu, trợ cấp BHXH, mai tang phí, tử tuất… sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực đô thị; triển khai giao dịch điện tử đối với cá nhân, tổ chức trên các lĩnh vực BHXH, BHYT, BH thất nghiệp.

Nhờ đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến ngành BHXH tạo thuận lợi cho người dân trong việc làm thủ tục
 Thực hiện có kết quả các chỉ số, chỉ tiêu thuộc phạm vi quản lý của BHXH Việt Nam được nêu tại Nghị quyết 02 năm 2019 của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Rà soát, cắt giảm, loại bỏ những TTHC rườm rà, chồng chéo gây khó khăn cho quá trình thực hiện; đơn giản hóa các TTHC theo hướng dễ hiểu, dễ tiếp cận, đảm bảo tính khả thi, tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức. Phấn đấu đến cuối năm 2020 đạt mục tiêu cắt giảm 25% số TTHC lĩnh vực chính sách BHYT; 25% số TTHC lĩnh vực chi trả BHXH; tối thiểu 20% số tiêu thức, thành phần hồ sơ, biểu mẫu so với năm 2018.
Cùng với đó, Đề án cũng nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý về xây dựng, cập nhật, duy trì, khai thác và sử dụng CSDL quốc gia về bảo hiểm, phục vụ công tác của ngành BHXH, ngành Y tế, ngành LĐ-TB&XH và các ngành liên quan bảo đảm sự đồng bộ với các CSDL chuyên ngành, CSDL quốc gia có liên quan, góp phần tạo cơ sở nền tảng phát triển Chính phủ điện tử. Đồng thời, thiết lập các quy chuẩn kỹ thuật về cấu trúc thông điệp dữ liệu tổ chức, công dân trao đổi với Hệ thống thông tin quản lý CSDL quốc gia về bảo hiểm và các hệ thống thông tin có kết nối tới CSDL quốc gia về bảo hiểm.
Một mục tiêu cụ thể nữa của Đề án, đó là đến năm 2020, cơ bản hoàn thành việc xây dựng và vận hành CSDL điện tử về quản lý BHXH trong phạm vi cả nước và tạo lập CSDL quốc gia về bảo hiểm, bao gồm các dữ liệu về BHYT và y tế; đảm bảo các quy định kỹ thuật và quy định của pháp luật. Trên cơ sở đó, cung cấp các dịch vụ dữ liệu để kết nối, chia sẻ một cách rộng rãi và chuẩn hóa với hệ thống thông tin của các bộ, ngành, địa phương và các đơn vị liên quan, đảm bảo yêu cầu khai thác dữ liệu phục vụ cải cách, đơn giản hóa TTHC theo quy định.
Để đạt được các mục tiêu trên, Đề án cũng xác định rõ 2 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sẽ được tập trung triển khai thời gian tới, đó là: Đẩy mạnh ứng dụng CNTT và kết nối, hai thác các CSDL của các bộ, ngành; đẩy mạnh thanh toán điện tử và bảo đảm các điều kiện để thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; đẩy mạnh xây dựng CSDL quốc gia về bảo hiểm.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, BHXH Việt Nam chịu trách nhiệm chủ trì triển khai thực hiện các hoạt động của Đề án; thực hiện các nhiệm vụ được giao theo các giải pháp và phân công trong Đề án đối với CSDL quốc gia về bảo hiểm; kết nối, chia sẻ và hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương kết nối với CSDL quốc gia về bảo hiểm; tiếp nhận và xử lý các yêu cầu kết nối, chia sẻ khai thác dữ liệu của các cơ quan, đơn vị có nhu cầu.
Các bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm nâng cấp, hoàn thiện hệ thống CSDL chuyên ngành, CSDL quốc gia do đơn vị quản lý, đảm bảo tiếp nhận các kết nối khai thác dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương theo quy định, hướng dẫn kết nối các hệ thống thông tin, CSDL với CSDL quốc gia về bảo hiểm. Đồng thời, phối hợp với BHXH Việt Nam thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu do các bộ, ngành, địa phương quản lý với CSDL quốc gia về bảo hiểm.
Cũng trong quyết định ban hành mới đây, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ TT-TT chủ trì, phối hợp về kỹ thuật với BHXH Việt Nam và các cơ quan liên quan thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa CSDL quốc gia về bảo hiểm với hệ thống thông tin của các bộ, ngành, địa phương.

PV
 
TAG: bảo Hiểm dịch vụ dữ Liệu bao
Tin khác
Quảng Ngãi: Nhiều kết quả tích cực về lao động, người có công và xã hội trong quý I/2024
Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày Công tác xã hội Việt Nam năm 2024
Thừa Thiên Huế: Kiểm tra, giám sát Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững huyện A Lưới
Nghệ An: Nỗ lực chăm sóc toàn diện cho trẻ em
Trợ giúp pháp lý góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người khuyết tật
Yên Bái phấn đấu về đích sớm Đề án hỗ trợ làm nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo
Quảng Ninh: Chung tay chăm lo cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Bắc Kạn: Tăng cường công tác phòng, chống tệ nạn xã hội
Nghệ An trách nhiệm nghĩa tình với người có công