Lao động
Trang chủ / Lao động / Lao động
Ninh Thuận: Hàng trăm nghìn lượt hộ nghèo được vay vốn tín dụng chính sách
09:38 AM 21/10/2019
(LĐXH) - Tại Ninh Thuận, cùng với chương trình phát triển kinh tế-xã hội, nhờ nguồn vốn vay tín dụng chính sách đã góp phần tích cực trong công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới, góp phần hạn chế tình trạng học sinh, sinh viên bỏ học do gia đình gặp khó khăn. Riêng giai đoạn 2016 - 2020, đã có trên 101.000 lượt hộ nghèo được vay từ nguồn vốn ưu đãi chính sách.

UBND tỉnh Ninh Thuận vừa có báo cáo đánh giá kết quả triển khai thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện Chương trình quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020.

Điểm cầu Ninh Thuận tham gia hội nghị trực tuyến “Vai trò và hiệu quả của tín dụng chính sách trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững” 

Theo đó, đến 30/6/2019, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách trên địa bàn đạt 2.131 tỷ đồng, tăng 748 tỷ đồng so với đầu năm 2016, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 13,5%/năm. Trong đó, nguồn vốn NHCSXH trung ương chuyển về là 1.889 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 88,6% tổng nguồn vốn; nguồn vốn NHCSXH tỉnh huy động được trung ương cấp bù lãi suất là 197 tỷ đồng; nguồn vốn huy động từ các tổ chức cá nhân là 107 tỷ đồng; nguồn vốn huy động từ thành viên tổ tiết kiệm và vay vốn là 90 tỷ đồng; nguồn vốn ngân sách địa phương là 45 tỷ đồng. Thống kê từ năm 2016 đến 30/6/2019, NHCSXH tỉnh đã giải ngân cho hơn 101.000 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách với số tiền hơn 2.400 tỷ đồng. Tín dụng chính sách đã góp phần giúp cho hơn 10.600 hộ vượt qua ngưỡng nghèo; giải quyết cho 15.716 học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đi học; 3.893 lao động được tạo việc làm từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm.

Cùng với đó, vốn tín dụng đã giúp xây dựng trên 15.800 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn; hơn 64.000 hộ thuộc vùng dân tộc thiểu số và vùng miền núi vay vốn phát triển kinh tế - xã hội, theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg, với số tiền hơn 1.400 tỷ đồng; hỗ trợ 945 căn nhà ở cho hộ nghèo an cư lạc nghiệp và phòng, tránh bão, lũ. Tỷ lệ hộ nghèo hàng năm của tỉnh giảm bình quân trên 2% và giảm 6,59% so với đầu giai đoạn (năm 2016).

Đánh giá cao hiệu quả chương trình tín dụng chính sách đối với phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Ninh Thuận đề xuất cho phép tiếp tục thực hiện chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo khi hết thời hạn quy định là 31/12/2020. Bên cạnh đó, cho phép kéo dài thời gian hộ gia đình được thụ hưởng chính sách tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo kể từ khi ra khỏi danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo lên tối đa là 05 năm và nâng thời hạn cho vay tối đa bằng thời gian cho vay hộ nghèo.

Nguồn vốn ưu đãi hỗ trợ người dân thêm điều kiện cải thiện sinh kế

Thời gian tới, Ngân hàng CSXH tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm và nâng cao năng lực trong thực hiện nhiệm vụ; thực hiện tốt việc huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn các chương trình tín dụng chính sách xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng chính sách khác được tiếp cận nguồn vốn vay…; huy động tín dụng CSXH phát triển theo hướng ổn định, đảm bảo tốt nguồn vốn hỗ trợ người dân, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới; phối hợp với các cấp, ngành, đoàn thể, địa phương thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng CSXH; quản lý tốt nguồn vốn tín dụng; dư nợ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt khoảng 10%; tỷ lệ nợ quá hạn dưới 2% tổng dư nợ… Cùng với đó, các ngành và phường xã sẽ tiếp tục phổ biến, quán triệt sâu sắc các chính sách tín dụng ưu đãi trên địa bàn thành phố, đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm trong việc chỉ đạo, quản lý, củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng chính sách; rà soát bổ sung đối tượng đủ điều kiện vay vốn theo quy định.

Trần Huyền
TAG: Ninh THuận tín dụng chính sách
Tin khác
Quảng Nam: Đẩy mạnh công tác lao động, việc làm và giáo dục nghề nghiệp
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Honda Việt Nam thực hiện nghiêm công tác an toàn lao động tại nơi làm việc
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Thường xuyên diễn tập kỹ năng xử lý sự cố an toàn lao động
Kiểm tra công tác ứng dụng công nghệ và kiểm soát rủi ro về an toàn lao động
Xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi) đủ mạnh để bào vệ được người lao động và cán bộ Công đoàn
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Diễn tập thường xuyên để tránh xảy ra sự cố về an toàn lao động
Vĩnh Phúc: Nhiều giải pháp tạo việc làm cho người lao động
Ninh Bình: Triển khai các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024
Hà Nội: Đào tạo nghề miễn phí cho lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp