Người có công
Trang chủ / Xã hội / Người có công
Ninh Bình: Lan tỏa phong trào Đền ơn đáp nghĩa
06:10 PM 12/08/2019
(LĐXH) Thực hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, những năm qua, tỉnh Ninh Bình đã triển khai nhiều hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, huy động được nhiều nguồn lực để hỗ trợ người có công (NCC) phát triển kinh tế, xây dựng, sửa chữa nhà, chăm sóc sức khỏe... giúp họ ổn định cuộc sống.

Trong các cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, tỉnh Ninh Bình có 235.000 cán bộ, chiến sỹ tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu trên các mặt trận; trên 16.000 người con của Ninh Bình đã anh dũng hy sinh được công nhận là liệt sỹ; 1.220 bà mẹ được phong tặng, truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”; 14 người đã được Nhà nước phong tặng Anh hùng lực lượng vũ trang, 8.002 thương binh, 7.006 bệnh binh, 5.843 người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hoá học; 863 người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày; 1.079 người được công nhận là cán bộ Lão thành cách mạng và Cán bộ tiền khởi nghĩa; 17 gia đình có công giúp đỡ cách mạng; trên 102.000 người được tặng thưởng huân, huy chương kháng chiến và hàng chục ngàn người được tặng Bằng khen vì có thành tích tham gia kháng chiến. Tỉnh Ninh Bình và nhiều địa phương, đơn vị trong tỉnh được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. 

Triển khai thi hành Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, các cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở thường xuyên tổ chức quán triệt, thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác thương binh, liệt sỹ, người có công. Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành các chương trình, kế hoạch, văn bản chỉ đạo hướng dẫn chuyên đề về công tác người có công hoặc lồng ghép với các chương trình, kế hoạch kinh tế- xã hội khác. Đồng thời chỉ đạo ngành Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp, địa phương tập trung giải quyết dứt điểm các tồn đọng về xác nhận đối tượng và triển khai tổ chức thực hiện các chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng đến các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là người có công và thân nhân, góp phần giải quyết kịp thời những vướng mắc về thủ tục chế độ, chính sách từ cơ sở. Đến nay, tỉnh Ninh Bình không còn hồ sơ tồn đọng đề nghị xác nhận người có công theo Quyết định 408/QĐ-LĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. 

Tặng quà cho người có công trên địa bàn huyện Yên Khánh

Năm 2017, tỉnh đã thành lập Ban vận động “Qũy đền ơn đáp nghĩa và an sinh xã hội” cấp tỉnh do đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ làm Trưởng ban. Đến nay, toàn tỉnh Ninh Bình đã vận động được trên 48 tỷ đồng (trong đó cấp tỉnh là 29 tỷ đồng). Để tôn vinh các Mẹ Việt Nam Anh hùng, tỉnh Ninh Bình đã hoàn thành cuốn “Lưu danh Bà mẹ Việt nam anh hùng tỉnh Ninh Bình”, đồng thời chỉ đạo Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh tuyên truyền “Những tấm gương người có công tiêu biểu tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2012-2017 được đăng tải trên tạp chí của Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Ninh Bình. Xây dựng kế hoạch triển khai công tác chăm sóc người có công và tổ chức các hoạt động kỷ niệm ngày Thương binh - Liệt sĩ, phổ biến rộng rãi đến các cấp, các ngành, các đơn vị và nhân dân trong tỉnh. Vào các dịp kỷ niêm ngày 27/7, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Tỉnh đoàn các cấp tổ chức thắp nến tri ân liệt sĩ tại các nghĩa trang liệt sỹ trên địa bàn, tri ân các liệt sĩ và giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” đối với thế hệ trẻ, chương trình được đông đảo đoàn viên thanh niên và nhân dân tham gia. 

Trong tác phối hợp quản lý nhà nước về ưu đãi người có công, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các tỉnh, các cơ quan liên quan tra cứu, bổ sung thông tin cho trên 2.000 hồ sơ liệt sĩ. Rà soát trên 18.000 người tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước được hưởng chế độ theo Quyết định số 142/QĐ-TTg, trên 16.600 người tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế ở Cămpuchia và giúp Lào sau ngày 30/4/1975 được hưởng chế độ theo Quyết định số 62/QĐ-TTg, gần 700 Cựu Thanh niên xung phong hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến được hưởng chế độ theo Quyết định số 40/QĐ-TTg, trên 6.000 người tham gia dân công hỏa tuyến trong các cuộc kháng chiến được hưởng chế độ theo Quyết định số 49/2015/QĐ TTg. Đã đề nghị Chủ tịch nước phong tặng, truy tặng 882 Bà mẹ Việt Nam anh hùng (gồm phong tặng 96 mẹ, truy tặng 786 mẹ, nâng tổng số bà mẹ được phong tặng, truy tng trong toàn tỉnh lên 1.227 Bà mẹ VNAH), tặng Huân chương độc lập cho 197 gia đình có nhiều con là liệt sỹ và có một con duy nhất là liệt sỹ. Công nhận và giải quyết chính sách cho 349 cán bộ hoạt động cách mạng trước cách mạng tháng 8 năm 1945 (cán bộ lão thành cách mạng và cán bộ tiền khởi nghĩa)... Đề nghị Thủ tướng Chính phủ công nhận và cấp mới Bằng Tổ Quốc Ghi công cho 45 liệt sỹ, cấp lại 7.244 Bằng Tổ quốc Ghi công bị mất hoặc rách, hỏng.

Thực hiện Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, trong thời gian qua, tỉnh Ninh Bình đã từng bước hoàn thiện, xác định công tác người có công là trách nhiệm của các cấp, các ngành và của toàn xã hội. Ngoài trợ cấp ưu đãi còn có chế độ chăm sóc sức khỏe, cải thiện về nhà ở, ưu đãi trong giáo dục, đào tạo, dạy nghề và tạo việc làm..., đối tượng chính sách được mở rộng, đảm bảo công bằng, tạo sự đồng thuận trong xã hội. 

Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, toàn dân tham gia chăm sóc người có công được phát triển sâu rộng, đã trở thành trách nhiệm xã hội, tình cảm và nét đẹp văn hóa dân tộc, đạt hiệu quả kinh tế xã hội thiết thực; đời sống người có công được ổn định và từng bước được cải thiện, góp phần ổn định chính trị xã hội ở từng địa phương, củng cố lòng tin của nhân dân đối với đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước. Cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các ban ngành, đoàn thể của tỉnh tích cực tham gia thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công đã thực sự trở thành một hoạt động xã hội rộng khắp và sâu sắc, đạt được những kết quả hết sức quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực. Những kết quả trên không chỉ góp phần bù đắp sự cống hiến, hy sinh của các thế hệ cha anh Ninh Bình trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, làm vơi đi những mất mát đau thương, góp phần giải quyết khó khăn cho các gia đình người có công mà còn kịp thời động viên các gia đình người có công tiếp tục có những đóng góp công sức cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc./.

Hồng Phượng

TAG: ninh Bình Chính Sách Người có công
Tin khác
Trợ giúp người khuyết tật và trẻ mồ côi ở Tuyên Quang
Lào Cai: Quan tâm thực hiện chính sách người có công với cách mạng
Viếng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Trảng Bom
Ban chỉ đạo Hội thảo khoa học “Chiến thắng Trảng Bom (27-4-1975) trong chiến dịch Hồ Chí Minh - Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm' thăm, tặng quà 5 gia đình chính sách
Ninh Bình: Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực việc làm, người có công và xã hội
Quảng Ngãi: Nhiều kết quả tích cực về lao động, người có công và xã hội trong quý I/2024
Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày Công tác xã hội Việt Nam năm 2024
Thừa Thiên Huế: Kiểm tra, giám sát Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững huyện A Lưới
Nghệ An: Nỗ lực chăm sóc toàn diện cho trẻ em