Tin trong nước
Trang chủ / Thời sự / Tin trong nước
Những khó khăn và định hướng về bảo vệ và chăm sóc trẻ em ở Sơn La
10:51 AM 14/06/2018
(LĐXH) - Sơn La hiện có 130/204 xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí xã, phường phù hợp với trẻ em, chiếm 63,7%, một số địa phương đạt tỷ lệ cao là thành phố Sơn La 12/12 xã, Quỳnh Nhai có 11/11 xã, Sông Mã 18/19 xã, Thuận Châu 29/29 xã, Sốp Cộp 8/8 xã…
Tặng quà cho trẻ em vùng cao tỉnh Sơn La
Trên thực tế, Sơn La vẫn còn những khó khăn do là tỉnh miền núi, giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều giữa các vùng và các dân tộc. Số trẻ em các hộ gia đình nghèo, hộ cận nghèo và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn chiếm tỷ lệ cao. Một số cấp uỷ đảng, chính quyền chưa quan tâm đúng mức tới công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em. Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ, chăm sóc trẻ em trẻ em chưa thường xuyên. Vẫn còn tình trạng trẻ em vi phạm pháp luật, trẻ em bị xâm hại. Trẻ em bị xâm hai, bạo lực tuy giảm nhưng vẫn ở mức cao, tình hình trẻ em bỏ học có giảm những không bền vững. Cơ sở hạ tầng cho vui chơi giải trí của trẻ em còn nhiều thiếu thốn... Ý thức chấp hành luật pháp, kỹ năng về bảo vệ, phòng ngừa bạo lực, xâm hại trẻ em, chăm sóc trẻ em của một bộ phận gia đình chưa tốt. Tình trạng trẻ em bỏ học, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em bạo lực, xâm hại vẫn đang xảy ra. Việc huy động nguồn lực để xây dựng các khu vui chơi cho trẻ em còn gặp nhiều khó khăn.  Đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em ở cơ sở hoạt động kiêm nhiệm, việc theo dõi cập nhật thông tin trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn còn hạn chế, hiệu quả chưa cao...
Các cấp chính quyền cần tiếp tục có những chính sách ưu đãi nhằm bảo vệ và chăm sóc trẻ em
Nhằm tiếp tục tăng cường công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em, Sơn La đã và đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ đồng thời chủ động đề ra phương hướng nhiệm vụ năm 2018, cụ thể là tổ chức các chiến dịch truyền thông về bảo vệ trẻ em theo chủ đề “Phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em” thu hút sự tham gia của xã hội. Xây dựng, sản xuất các tài liệu, sản phẩm truyền thông về bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Đa dạng các hình thức truyền thông, giáo dục về bảo vệ trẻ em phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn dân cư. Tổ chức các hình thức truyền thông trực tiếp tại cộng đồng, trong trường học về kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ em, đặc biệt về phòng ngừa xâm hại tình dục và bạo lực đối với trẻ em cho cha, mẹ, các thành viên gia đình, giáo viên, người chăm sóc trẻ em, người trực tiếp làm việc với trẻ em. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ và cộng tác viên, tham gia công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em: Xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ và cộng tác viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em các cấp về cách phòng ngừa, phát hiện, can thiệp, hỗ trợ trẻ em, có nguy cơ bị xâm hại, bị bạo lực trẻ em.
Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở cơ sở; Kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi xâm hại trẻ em; xử lý nghiêm các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, cá nhân che giấu, không thông báo, không tố cáo vụ việc, hành vi xâm hại trẻ em. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Tiếp tục xây dựng Mô hình phòng ngừa, quản lý, giáo dục trẻ em vi phạm pháp luật tại cộng đồng, điều tra, xét xử thân thiện đối với trẻ em./.
NHB
 
 
TAG: Tre em; Sơn la
Tin khác
Đảng ủy Bộ LĐTB&XH quán triệt bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Điểm tựa truyền thống tiếp bước cho khát vọng Tây Hồ
Đoàn viên công đoàn và thanh niên Bộ LĐTB&XH tham gia hiến máu tình nguyện
Hội Báo chí toàn quốc lần đầu tiên được tổ chức tại TPHCM
Gần 1,6 ngàn chiến sĩ mới nhập ngũ trong công an tham gia huấn luyện năm 2024
Đảng ủy Sở LĐ-TB&XH TP.HCM tổ chức hội nghị đánh giá về công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: “Tập trung cao độ cho vấn đề lao động, việc làm”
Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh dự lễ giao, nhận quân tại H.Định Quán
Tổ chức dâng hương viếng liệt sĩ, các di tích lịch sử trước khi nhập ngũ