Xã hội
Trang chủ / Xã hội / Xã hội
"Cần nhận diện được lĩnh vực mà cán bộ ngành Lao động – Thương binh và Xã hội muốn được đào tạo, bồi dưỡng..."
09:13 AM 16/01/2018
(LĐXH) - Đây là chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp tại buổi tổng kết công tác năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018 của Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Lao động - Xã hội.

Phó Hiệu trưởng Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Lao động - Xã hội Nguyễn Thị Vân báo cáo kết quả hoạt động năm 2017 của Trường

Theo báo cáo của Trường, TS. Nguyễn Thị Vân, Phó Hiệu trưởng phụ trách cho biết, năm 2017, Trường đã hoàn thành các lớp bồi dưỡng cho 990 lượt học viên, trong đó có 499 công chức và 544 viên chức... Trường còn chủ động phối hợp với các địa phương, đơn vị tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng cho gần 2.500 học viên theo nhu cầu của địa phương, đơn vị. Các khóa học do Trường tổ chức đã góp phần nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các đơn vị thuộc Bộ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Bên cạnh đó, Trường trực tiếp phối hợp với các đơn vị, các chuyên gia trong và ngoài Bộ biên soạn và hoàn thiện, trình Bộ thẩm định, ban hành hoặc ban hành theo thảm quyền các chương trình, đào tạo, bồi dưỡng.

Ngoài hoạt động chuyên môn, các mặt hoạt động khác của trường cũng ghi nhận nhiều kết quả tích cực như công tác nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, đặc biệt là đến thời điểm này, Trường đã hoàn thiện tương đối đầy đủ các vị trí lãnh đạo chủ chốt và cán bộ của các khoa phòng.

Chuyên gia Nguyễn Diệu Hồng: "Nên tiến hành ngay việc thăm dò nhu cầu đào tạo tại các địa phương"

Chúc mừng một năm hoạt động tích cực với nhiều thành quả, đại diện lãnh đạo các đơn vị, các chuyên gia cũng đã có nhiều đóng góp cho phương hướng hoạt động của Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Lao động - Xã hội trong thời gian tới. Theo TS. Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học - Xã hội cho rằng, trong hướng mới, trường cần có lộ trình chuyển hướng sang dịch vụ công để kết nối hiệu quả với các đơn vị trong ngành và mở rộng ra bên ngoài. Muốn làm được điều này, TS. Hương đề nghị bên cạnh nâng cao chất lượng giáo trình, tài liệu thì cần thay đổi cả hình thức, phương pháp đào tạo lấy nhu cầu của người học làm trung tâm trên cơ sở hội nhập công nghệ số 4.0.

Đại diện các đơn vị mở rộng hợp tác với Trường trong các lĩnh vực liên quan

Theo Phó Cục trưởng Cục Trẻ em Nguyễn Thị Nga, trong bối cảnh mới, các đơn vị sự nghiệp gắn với đào tạo đều đang gặp nhiều khó khăn. Riêng 04 nhóm đào tạo của Trường cơ bản đã đáp ứng đủ tôn chỉ, mục đích của Trường nhưng cần chọn được góc tiếp cận mới, cách làm sáng tạo, nhất là đáo ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp. Ý kiến này cũng đồng quan điểm nhìn nhận của chuyên gia Nguyễn Thị Diệu Hồng. Theo bà Hồng, một trong những giải pháp hàng đầu Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cần hướng tới là thăm dò, khảo sát, nắm bắt tình hình, nhu cầu tại địa phương, từ đó mới có thể xây dựng được kế hoạch đào tạo. Ông Hoàng Hà, đại diện tổ chức ILO nhấn mạnh thêm, trong quá trình tổ chức thực hiện, Trường cũng nên có đánh giá tác động của các chương trình đào tạo để có được “sản phẩm chiến lược” và xây dựng được thương hiệu của một đơn vị đào tạo, bồi dưỡng không chỉ cho cán bộ của ngành mà còn đáp ứng nhu cầu từ bên ngoài.

Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp phát biểu chỉ đạo các hoạt động của Trường trong thời gian tới

Đánh giá cao những kết quả mà Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Lao động - Xã hội đã đạt được trong năm năm 2017, tuy nhiên, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cho rằng, những hạn chế của Trường đến thời điểm này chỉ là nguyên nhân dẫn đến hạn chế và cần phải khắc phục trên cơ sở nhìn nhận rõ các vấn đề. Thứ trưởng lưu ý, trong khi các chương trình đào tạo của Trường thiết kế cho doanh nghiệp, địa phương đều đạt được, khả năng đáp ứng cao, song các khóa/lớp do Bộ đặt hàng lại chưa thu hút được người học. Vấn đề ở đây là cần nhận diện được các lĩnh vực cán bộ ngành cần tăng cường. Trên thực tế, đội ngũ cán bộ của Trường đa phần còn trẻ nên tới đây, Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cần kiện toàn đầy đủ đội ngũ cán bộ am hiểu sâu luật pháp trong nước, thông lệ quốc tế, các chính sách thuộc lĩnh vực của một đơn vị quản lý đa ngành, các chính sách thường xuyên phải hoàn thiện, thay đổi như ngành Lao động - Thương binh và Xã hội. Cùng với việc gắn kết đội ngũ chuyên gia, xây dựng được hệ thống cộng tác viên là rất cần thiết nâng cao chất lượng đào tạo của Trường, không chỉ đơn thuần là phổ biến luật pháp, quy định mà cần hướng tới một xã hội học tập suốt đời, đội ngũ cán bộ học tập suốt đời, có khả năng trao đổi, nhìn nhận tận cùng các mảng công việc có tính chất thời sự hiện nay như tiền lương, bảo hiểm xã hội, việc làm, tệ nạn, trẻ em...

Thay mặt cán bộ, công chức, viên  chức, giảng viên, người lao động của Trường, Tiến sĩ Nguyễn Thị Vân tiếp thu ý kiến của lãnh đạo Bộ và đại biểu tham dự, đồng thờibày tỏ lòng cảm ơn  tới sự quan tâm, chỉ đạo của các đồng chí lãnh đạo Bộ, sự phối hợp chặt chẽ của các đơn vị thuộc Bộ, và các cá nhân đã dành cho Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Lao động – xã hội trong những năm qua.

Đăng Doanh

 

TAG: Đào Tạo Bồi dưỡng CBCC ngành Lao động - Thương binh và Xã hội nhu cầu đào tạo
Tin khác
Quảng Trị: Chú trọng chăm lo đời sống cho đối tượng chính sách, bảo trợ xã hội và người lao động
Tỉnh Sơn La và Vĩnh Long trao đổi kinh nghiệm về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ
Đoàn công tác của tỉnh Nghệ An thăm và làm việc với Hội đồng hương Nghệ An tại TPHCM
Công tác xã hội – Tiên phong, chuyên nghiệp và kết nối
Samsung Việt Nam khởi công xây dựng Ngôi trường Hy vọng tại Bình Phước
An Giang quan tâm chăm sóc, bảo vệ trẻ em
Bà Rịa – Vũng Tàu: Ghi nhận một số kết quả công tác lao động, người có công và xã hội trong tháng 2/2024
Một số kết quả trong công tác phòng, chống tệ nạn xã hội ở Bạc Liêu
Thừa Thiên Huế: Tổng kết 10 năm thực hiện công tác tìm kiếm và quy tập mộ liệt sỹ